người Việt tử tế:

Mất hai chân, còn một tấm lòng

sở hạ |

Vào bộ đội năm 1978, 5 năm sau, ông Bùi Trường Sơn trở về quê nhà ở khu vực Bình Hòa (phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) với thân thể không lành lặn: Hai chân của ông đã để lại chiến trường Campuchia.

Trở thành thương binh hạng nặng (suy giảm khả năng lao động đến 95%), mọi hoạt động đều dựa vào chiếc xe lăn, nhưng vừa về đến nhà, ông Sơn đã lăn xe đi khắp xóm để thăm hỏi sau bao năm xa cách. Từ những buổi thăm hỏi, thấy gia cảnh của nhiều người xung quanh còn khổ, lòng ông cứ đau đáu, không ngủ được.

Ông mang nỗi lòng của mình tâm sự, nhiều người ngần ngại với tình trạng sức khoẻ của ông. Nhưng ông vẫn cương quyết: Không được như người thường phải cố gắng gấp 5, gấp 10 lần…

Quyết tâm là làm, ông tìm đến UBND xã xin danh sách hộ nghèo, rồi hằng ngày lăn xe đến từng nhà tìm hiểu cuộc sống của mỗi hộ gia đình. Được tận mắt chứng kiến có những hộ bữa đói bữa no, lòng ông vô cùng ray rứt. Tính toán mãi, cuối cùng ông bật dậy, gom góp hết số tiền dành dụm từ đồng lương thương binh lâu nay mang đi mua gạo. Trước mắt là giải quyết những hộ nghèo hàng xóm thuộc khu vực ông đang cư ngụ. Hộ nào khó khăn nhiều giúp trước.

Không chỉ tặng gạo hỗ trợ vượt qua khó khăn ban đầu, ông còn thường xuyên thăm hỏi, động viên tinh thần và góp ý để bà con vươn lên thoát nghèo. Những lúc gặp hoàn cảnh khó khăn mà trong túi không đủ tiền, ông đi năn nỉ xin mua chịu gạo, đợi có lương trả lại… Tôi ái ngại: “Đồng lương thương binh vốn ít ỏi, lại đi gánh vác chuyện người, còn đâu để lo cho ông và gia đình?”. Ông Sơn cười ngất: “Biết đủ là đủ. Mình còn sức, giúp được những người khó hơn mình thì cứ giúp. Miễn sao thấy lòng mình thanh thản, nhẹ nhàng là được…”.

Không chỉ xoay trở giúp đỡ những người nghèo khu vực đang ở, ông Sơn còn muốn giúp khu vực kế cận. Nhưng tiền lương thương binh hạng nặng của ông chỉ chừng mức, thế là ông lại lăn xe đi vận động thêm. Việc đi đứng vẫn là cản ngại lớn nhất với ông. Ông kể: Đến nơi, ông phóng xuống đất, lấy tay thay chân, cứ thế nhích dần vào từng nhà - nơi mà ông từng có mối quan hệ quen biết như đồng đội cũ, bạn bè, bà con thân thiết… để vận động. Lâu dần, việc làm của ông được lan xa. Cảm kích trước tấm lòng và ý chí cương quyết của ông, nhiều nhà hảo tâm đã tự động mang gạo và quà đến đóng góp chung tay cùng ông lo cho người nghèo…

Cứ thế, mô hình từ thiện của ông ngày được nhân rộng. Đến nay, quy mô trên 3 khu vực trong thị xã Long Mỹ. Mỗi năm, ông làm từ thiện 5 đợt vào tháng Giêng, tháng Tư, tháng Bảy, tháng Mười và vào dịp Tết Nguyên đán, mỗi đợt giúp cho hơn 150 hộ nghèo…

Hôm chúng tôi đến thăm là lúc ông đang lúi húi chuẩn bị quà cho ngày Rằm tháng Giêng. Khi biết chúng tôi tìm hiểu về công việc từ thiện của mình, ông không trả lời vào thẳng vấn đề. Ông không nhớ chính xác mình đã làm việc này từ năm nào, chỉ nhớ là vài năm sau khi trở về và cho rằng làm từ thiện là nên làm từ tâm chứ không phải để được khen.

“Bác Hồ dạy: “Tàn nhưng không phế”, tôi mất hai chân nhưng vẫn còn tấm lòng” - ông Sơn tâm sự.

sở hạ
TIN LIÊN QUAN

Hành trình 10 năm lấp ổ gà, ổ voi của cụ ông tật nguyền, bán vé số mưu sinh

Sở Hạ - B.T |

Dù đôi chân đã tật nguyền nhưng ông Dân vẫn lạc quan sống và tiếp tục niềm vui vá đường để đem lại sự an toàn cho người dân.

Nhóm "SOS Tân An" vá xe miễn phí hàng đêm giúp người đi đường bị nạn

Kỳ Quan |

Họ là những công nhân, người lao động nghèo, đều còn trẻ, hàng ngày phải làm lụng vất vả để mưu sinh. Đến chiều về, thay vì nghỉ ngơi để lại sức cho ngày làm việc tiếp theo, họ dành buổi tối quý giá của mình để đem lại cuộc sống bình yên cho bao người.

Ông lão 75 tuổi khuyết tật “gác” tàu ở ngã ba tử thần bằng cả tấm lòng

Mai Dung |

Ở tuổi 75, điều ông Nguyễn Văn Xá (thôn Dụ Nghĩa, xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng) mong cầu nhất là sức khỏe, để vợ chồng ông sống vui vầy cùng con cháu, và để tiếp tục gác chắn tàu ở ngã ba tử thần - công việc gắn bó với ông 11 năm qua.

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Hành trình 10 năm lấp ổ gà, ổ voi của cụ ông tật nguyền, bán vé số mưu sinh

Sở Hạ - B.T |

Dù đôi chân đã tật nguyền nhưng ông Dân vẫn lạc quan sống và tiếp tục niềm vui vá đường để đem lại sự an toàn cho người dân.

Nhóm "SOS Tân An" vá xe miễn phí hàng đêm giúp người đi đường bị nạn

Kỳ Quan |

Họ là những công nhân, người lao động nghèo, đều còn trẻ, hàng ngày phải làm lụng vất vả để mưu sinh. Đến chiều về, thay vì nghỉ ngơi để lại sức cho ngày làm việc tiếp theo, họ dành buổi tối quý giá của mình để đem lại cuộc sống bình yên cho bao người.

Ông lão 75 tuổi khuyết tật “gác” tàu ở ngã ba tử thần bằng cả tấm lòng

Mai Dung |

Ở tuổi 75, điều ông Nguyễn Văn Xá (thôn Dụ Nghĩa, xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng) mong cầu nhất là sức khỏe, để vợ chồng ông sống vui vầy cùng con cháu, và để tiếp tục gác chắn tàu ở ngã ba tử thần - công việc gắn bó với ông 11 năm qua.