Mang tiếng hát, đổi nụ cười

Thuỳ Trang |

6 năm với 130 chương trình, “Hát cho bệnh nhân tôi nghe” đã thu hút hàng nghìn lượt sinh viên, thanh niên tham các hoạt động tình nguyện để đổi lấy nụ cười của các bệnh nhân - những người đang chống chọi với bệnh tật tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

Hát cho nhau nghe

Chiều chủ nhật cuối tháng 5, khoảng sân lớn của Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng lại rộn ràng tiếng hát. Từ bệnh nhân nhí đến những cụ ông, cụ bà lớn tuổi đều kiên nhẫn ngồi suốt buổi chiều để nghe hết các tiết mục văn nghệ. Thi thoảng, các bệnh nhi vừa khoẻ lại sau đợt hoá trị lại rủ nhau ùa lên nhảy múa cùng các tình nguyện viên. Có em mệt quá nhưng cũng ham vui thì chạy đến, đưa tay với với. Một bạn trẻ thấy vậy liền nhấc bổng em lên rồi cả hai cùng lắc lư theo nhạc, tay và tay đan vào nhau xoay vòng vòng trong tiếng cười nắc nẻ của đứa trẻ.

Đó là những hình ảnh tại chương trình “Hát cho bệnh nhân tôi nghe” lần thứ 130 của dự án tình nguyện “Một bức tranh một hy vọng” với sự tham gia hỗ trợ của gần 200 tình nguyện viên là các bạn trẻ, sinh viên đang học tập tại Đà Nẵng.

6 năm gắn bó với khoảng sân bệnh viện, các bạn trẻ vẫn luôn thay nhau khuấy động sân khấu, đi đến từng hàng ghế, nắm tay những bệnh nhân để mời gọi họ lắc lư theo nhạc. Nhiều bệnh nhân phải ngồi xe lăn nhưng nếu muốn lên sân khấu cũng sẽ được các tình nguyện viên hỗ trợ. Bất ngờ thay, một cụ ông tay vẫn còn kim truyền, cẩn thận cầm hoa gửi tặng cho một ca sĩ. Đôi mắt họ gặp nhau, người thì xúc động, người thì biết ơn.

Rồi rất ngẫu hứng, người ca sĩ hỏi: “Chú có thể hát tặng mọi người một bài được không?”. Đáp lại câu hỏi ấy có khi là sự ngượng ngùng nhưng rồi những lời hát cũng được cất lên khiến mọi người vỗ tay cổ vũ nhiệt tình do sự cố gắng của những bệnh nhân khi gạt bỏ bệnh tật để đón lấy niềm vui.

Chính vì vậy, tên chương trình là “Hát cho bệnh nhân tôi nghe” nhưng thực sự, 130 số là những buổi chiều mọi người cùng nghe nhau hát, ca sĩ nhường sân khấu cho bệnh nhân. Đổi lại đó, chúng tôi nhìn thấy những nụ cười không bao giờ ngớt.

Đổi những nụ cười

Sau hai ca khúc gửi tặng khán giả, ông Phan Hương - một bệnh nhân lưu trú lâu năm tại bệnh viện - dù khá mệt nhưng ánh mắt vẫn dõi theo những bạn trẻ đang tiếp tục nhảy múa trên sân khấu.

“Có những hôm mệt lắm, nhưng thấy các cháu đến mời xuống nghe hát là tôi đi ngay. Cứ đến ngày chủ nhật là cả phòng bệnh ngóng chờ bóng dáng mấy đứa nhỏ lên thông báo đến giờ xuống sân. Có lúc, tôi hát xong thì về mệt quá, nằm thở nhưng mà vẫn vui. Những người vào đây toàn bệnh tật, đau đớn, đến nói chuyện có khi còn khó huống gì là cười nói, song cứ gặp mấy đứa trẻ này là thấy lòng phấn khởi” - ông Hương chia sẻ.

Không chỉ có chiều chủ nhật, vào các buổi tối hàng tuần, các bạn trẻ còn chia nhau mang đàn ghi ta lên từng phòng bệnh để ca hát cho mọi người nghe. Dành nhiều tâm sức cho dự án, vậy nhưng Vũ Như Quỳnh - tình nguyện viên chương trình - lại xem đây là nơi bản thân nhận lại nhiều hơn. “Chúng tôi gửi tặng các bệnh nhân sự lạc quan nhưng chính các cô chú, các em nhỏ cũng dạy những người trẻ bài học phải quý trọng cuộc đời”.

Quỳnh kể, niềm vui lớn nhất của mọi người là nhìn thấy cô chú lên sân khấu hát, cười với các bạn. Bởi giây phút đó, họ sẽ tạm quên đi nỗi đau bệnh tật. Thế nhưng, gắn bó với công việc này, các bạn trẻ khi dần kết thân với các cô chú bệnh nhân thì lại đối diện với sự chia ly. Nhiều bạn đã sốc khi nghe tin có cô chú hay em nhỏ nào đó mất.

Chính Quỳnh cũng từng có thời gian không dám lên bệnh viện, vì sợ phải đối diện với sự mất mát đó. Nhưng rồi, Quỳnh lại nghe những lời hỏi han từ nhiều cô chú bệnh nhân khác. “Tôi nhận ra vẫn còn rất nhiều người cần đến mình. Và chính vì nơi đây có quá nhiều nỗi đau cùng nước mắt nên tôi càng phải có mặt nhiều hơn để làm mọi cách, đổi lấy những nụ cười” - Quỳnh nói. 

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Người phụ nữ chỉ mong giúp đỡ cộng đồng được nhiều hơn

Trần Kiều |

Dù công việc khá bận rộn, song chị Trần Thanh Thuỷ (SN 1976, ở phố Xã Đàn, Hà Nội) luôn tranh thủ hàng ngày, hàng giờ kêu gọi để cùng bạn bè làm công tác từ thiện, giúp đỡ cộng đồng.

Giảng viên du lịch Đà Nẵng tự chế “ATM gạo” thủ công giúp bà con nghèo

THUỲ TRANG |

Thấy nhiều nơi ở TPHCM, Hà Nội chế tạo “ATM gạo” để giúp đỡ bà con nghèo trong mùa dịch, nhưng thay vì đặt mua máy xịn, các giảng viên trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng đã tự chế ra “ATM gạo” thủ công, vận hành bằng sức người. Thế nhưng mỗi ngày, máy có thể trao tặng 800 suất gạo. Nhà trường cho biết, “máy sẽ hoạt động đến khi nào hết gạo thì thôi”.

Cô giáo sáng tạo video giúp học sinh lớp 1 tự học trong mùa dịch

PHAN DUY NGHĨA (SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH) |

Cô giáo Đỗ Thị Kim Cúc, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã xây dựng video “Cùng phụ huynh lớp 1 hướng dẫn con học ở nhà” giúp phụ huynh, học sinh tự học, ôn tập rất hiệu quả trong thời gian nghỉ học vì COVID-19.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

Người phụ nữ chỉ mong giúp đỡ cộng đồng được nhiều hơn

Trần Kiều |

Dù công việc khá bận rộn, song chị Trần Thanh Thuỷ (SN 1976, ở phố Xã Đàn, Hà Nội) luôn tranh thủ hàng ngày, hàng giờ kêu gọi để cùng bạn bè làm công tác từ thiện, giúp đỡ cộng đồng.

Giảng viên du lịch Đà Nẵng tự chế “ATM gạo” thủ công giúp bà con nghèo

THUỲ TRANG |

Thấy nhiều nơi ở TPHCM, Hà Nội chế tạo “ATM gạo” để giúp đỡ bà con nghèo trong mùa dịch, nhưng thay vì đặt mua máy xịn, các giảng viên trường Cao đẳng Du lịch Đà Nẵng đã tự chế ra “ATM gạo” thủ công, vận hành bằng sức người. Thế nhưng mỗi ngày, máy có thể trao tặng 800 suất gạo. Nhà trường cho biết, “máy sẽ hoạt động đến khi nào hết gạo thì thôi”.

Cô giáo sáng tạo video giúp học sinh lớp 1 tự học trong mùa dịch

PHAN DUY NGHĨA (SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH) |

Cô giáo Đỗ Thị Kim Cúc, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã xây dựng video “Cùng phụ huynh lớp 1 hướng dẫn con học ở nhà” giúp phụ huynh, học sinh tự học, ôn tập rất hiệu quả trong thời gian nghỉ học vì COVID-19.