Lớp học song ngữ đặc biệt của thầy giáo chưa qua sư phạm

Phương Anh |

Không được đào tạo qua bất kỳ trường lớp sư phạm nào, chưa một lần được đứng trên bục giảng theo đúng nghĩa, nhưng hơn 2 năm qua, chàng trai Thạch Kên đã thực sự trở thành "Thầy giáo" của những đứa trẻ và người già từ lớp học song ngữ Việt - Khmer mà chính anh tự mở.

Lớp học đặc biệt của thầy - trò đặc biệt

Đều đặn mỗi buổi chiều, tại nhà của anh Thạch Kên ở ấp An Phú, TT. Kế Sách, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng lại vang lên những tiếng đọc bài song ngữ Việt - Khmer của các em nhỏ. 

Suốt 2 năm qua, anh luôn duy trì lớp từ 5 giờ 30 chiều đến 9 giờ tối từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Học sinh theo học tại đây là con em của người lao động nghèo, những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong khu dân cư.

Gọi đây là một lớp học đặc biệt bởi người dạy không phải là thầy giáo “chính hiệu” còn người học cũng không phải học theo chương trình giáo dục ở trường quy định mà chỉ đơn thuần là học để biết, hiểu, nói được tiếng Việt và tiếng Khmer.

Anh Thạch Kên chia sẻ, ấp An Phú có nhiều bà con Khmer sinh sống cộng cư với bà con người Việt mà hầu hết đồng bào Khmer lại không rành Tiếng Việt nên họ chỉ quanh quẩn ở nhà, ngại giao tiếp với bà con người Việt. Mặt khác, các em Khmer ở trường chủ yếu học tiếng Việt, ít tiết học về ngôn ngữ, văn hóa Khmer nên các em chỉ biết giao tiếp chứ chữ của đồng bào mình cũng hạn chế.

Cũng là người Khmer, với trình độ tốt nghiệp Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ, thế là anh Kên đứng ra mở lớp học tại nhà để dạy chữ Khmer và chữ Việt miễn phí cho các em trong xóm.

Những ngày mới thành lập lớp, do chỉ được học hết chương trình cấp 3 nên anh Kên cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Để có thể soạn bài giảng và truyền đạt kiến thức cho các em chính xác nhất, anh chủ động học hỏi thêm những kiến thức trên Internet thông qua các diễn đàn dạy học để tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất cho các em.

Trong quá trình giảng bài, “thầy giáo” Kên luôn pha trò, tìm những ví dụ thực tế dễ hiểu cho bài giảng của mình. Đặc biệt, ngoài dạy kiến thức, anh còn dành thời gian để dạy các em học sinh kỹ năng giao tiếp, cách đối nhân xử thế. Do vậy, học sinh tại đây đều rất ngoan ngoãn và lễ phép. Ngoài ra, ở cuối mỗi khóa học, anh đều cho các em kiểm tra, em nào đạt yêu cầu thì sẽ học tiếp chương trình nâng cao và có những phần thưởng khích lệ.

Các em học sinh không chỉ học tiếng, chữ viết, phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc Khmer, mà còn được tham gia nhiều hoạt động vui chơi, giải trí. Thỉnh thoảng, sau giờ học, cả lớp lại vang tiếng cười cùng những bữa ăn do chính vợ anh Kên chuẩn bị.

Em Thạch Hoàng Phúc ở TT.Kế Sách chia sẻ: "Em là người Khmer nhưng để đọc và viết thì em không biết chỉ biết nói thôi. Nhờ đi học ở Thầy Kên, giờ em đã biết đọc biết chữ của dân tộc mình".

Gắn kết cộng đồng Việt - Khmer

Không chỉ mở lớp dạy học cho trẻ em, anh Kên còn phổ cập cho những người lớn tuổi trong xóm để hiểu và thông thạo thêm chữ Việt - Khmer. Cứ tưởng khi có tuổi, các cô, bà sẽ ngại ngùng trong chuyện học hành, thế nhưng khi được anh Kên vận động, hầu hết mọi người đều tham gia đầy đủ các buổi học.

Khi hỏi về lớp học này, chị Thạch Thị Ni vui vẻ cho biết, lúc nhỏ, gia đình nghèo nên không có điều kiện đi học, chỉ học hết lớp 2. Là người Khmer, chị lại không rành Tiếng Việt nên khi đi chợ hay đám tiệc gặp bà con người Việt bản thân cũng e ngại.

Xuất thân là một nông dân nghèo, nhờ cần cù, chịu khó, anh Kên tham gia làm thuê cho các công trình xây dựng. Nhờ học hỏi được kinh nghiệm, anh tự tách ra cùng với một số anh em trong xóm lãnh làm nhà và công trình nhỏ… Sau nhiều năm, anh đã có điều kiện mở rộng quy mô, thuê mướn thêm nhiều lao động để nhận thêm nhiều công trình hơn; ngoài ra, anh còn đầu tư mua thêm máy cắt lúa làm dịch vụ khi tới mùa. Khi cuộc sống đã vững vàng, anh dành thời gian, công sức quan tâm giúp bà con xung quanh. Vì thế, cứ mỗi chiều sau khi tan làm, anh lại vội vã trở về nhà, tất bật chuẩn bị lên lớp để dạy kèm miễn phí cho những đứa trẻ, bà con tại địa phương,…

Hơn 2 năm qua, đã có hàng trăm em theo học tại lớp học đặc biệt của thầy Kên tiến bộ rõ rệt. Các em dân tộc Khmer hiểu và thông thạo Tiếng Việt, còn các em người Việt cũng đã hiểu văn hóa, tiếng nói của đồng bào Khmer. Nhiều bà con Khmer đi đám tiệc, hội họp, chợ búa đã tự tin giao tiếp, gần gũi với người Việt.

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Lớp học đặc biệt xoá mù chữ cho người dân vùng biên

Minh Nguyễn |

Sơn La - Với mục tiêu xóa nạn mù chữ trên địa bàn, năm vừa qua, huyện biên giới Sông Mã tổ chức mở các lớp học đặc biệt, những học viên đầu tiên nay đã quen với con chữ.

Có gì đặc biệt bên trong những lớp học vào ban đêm ở vùng biên giới

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Nhiều cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang miệt mài nỗ lực cải thiện trình độ, kiến thức ở những lớp học vào ban đêm tại vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk.

Những lớp học đặc biệt vào ban đêm ở vùng biên giới Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những lớp học vào ban đêm ở vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đã giúp cho các cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện trình độ, nâng cao kiến thức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

Công an Hà Nam thông tin vụ CSGT bị xe đầu kéo đâm tử vong trên QL 21A

Khánh Linh |

Tối 14.5, Công an tỉnh Hà Nam đã thông tin ban đầu về vụ tai nạn giao thông liên quan đến một cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Hà Nam hy sinh.

Nga nêu quan điểm về thủ phạm vụ Nord Stream

Thanh Hà |

Nga nhận định, nhà nước hoặc một nhóm nhà nước có thể đã cho nổ tung đường ống Nord Stream.

Đại học Ngoại thương công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm, nhiều ngành trên 30

Bích Hà |

Ngày 14.6, Trường Đại học Ngoại thương công bố ngưỡng điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) có điều kiện đối với một số phương thức xét tuyển sớm của nhà trường.

Hết vaccine miễn phí, người lao động nghèo chật vật cho con đi tiêm dịch vụ

Minh Ánh |

Tình trạng thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng khiến nhiều phụ huynh nghèo như ngồi trên đống lửa.

Xe cứu thương dù công khai hoạt động trở lại ở Thái Bình

TRUNG DU |

Sau một thời gian tạm yên ắng, gần đây, tình trạng xe không được cơ quan chức năng cấp phép vận chuyển cấp cứu người bệnh (xe cứu thương "dù") đã công khai hoạt động trở lại, ngang nhiên đón, trả bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình mà không hề bị kiểm tra, xử lý.

Lớp học đặc biệt xoá mù chữ cho người dân vùng biên

Minh Nguyễn |

Sơn La - Với mục tiêu xóa nạn mù chữ trên địa bàn, năm vừa qua, huyện biên giới Sông Mã tổ chức mở các lớp học đặc biệt, những học viên đầu tiên nay đã quen với con chữ.

Có gì đặc biệt bên trong những lớp học vào ban đêm ở vùng biên giới

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Nhiều cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang miệt mài nỗ lực cải thiện trình độ, kiến thức ở những lớp học vào ban đêm tại vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk.

Những lớp học đặc biệt vào ban đêm ở vùng biên giới Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Những lớp học vào ban đêm ở vùng biên giới tỉnh Đắk Lắk đã giúp cho các cán bộ, chiến sĩ, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện trình độ, nâng cao kiến thức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.