Khi đồ jeans cũ được "tái sinh"

Minh Hòa |

"Hãy dùng thật triệt để các sản phẩm quần áo của mình. Hạn chế rác thải thời trang bằng cách tái chế sáng tạo khi không dùng được nữa. Để những chiếc quần áo tưởng chừng vô ích được sống thêm vòng đời mới ý nghĩa hơn".

Tại sao lại là đồ jeans?

Theo Sustain your style - một tổ chức phi lợi nhuận về thời trang bền vững, để sản xuất một chiếc quần jeans cần đến 7000 lít nước, tương đương số nước 1 người có thể uống trong 7-8 năm. Nhận thấy năng lượng tiêu tốn của đồ jeans quá lớn, bạn Nguyễn Thị Yến và Nguyễn Thị Hà (SN 1995, cùng quê Bắc Giang) đã quyết định thu gom những đồ jeans cũ và “tái sinh” chúng thành những đồ dùng như: balo, túi xách, nơ buộc tóc,...

Những sản phẩm được tái chế từ đồ jeans cũ.
Những sản phẩm được tái chế từ đồ jeans cũ.

Chia sẻ thêm về lý do lựa chọn đồ jeans mà không phải những chất liệu vải khác, bạn Nguyễn Thị Hà cho hay jeans là chất liệu rất phổ biến. Ưu điểm lớn của loại vải này là chúng rất bền và những quần áo jeans mà mọi người bỏ còn rất nhiều chi tiết tốt để tận dụng tái chế được.

“Vòng đời của những đồ vật được tái chế có thể tính bằng năm. Vậy tại sao chúng ta không tái sinh cho chúng thay vì vứt bỏ?”, Nguyễn Thị Hà chia sẻ.

Với ý tưởng độc đáo, 2 bạn trẻ không chỉ kiếm được nguồn thu nhập ổn định từ việc bày bán những sản phẩm tái chế mà còn giúp khách hàng tiếp cận gần hơn với thời trang tái chế. Sau một thời gian hoạt động, với mong muốn lan tỏa những thông điệp về môi trường đến với người trẻ, Yến và Hà đã quyết định tổ chức những chuỗi workshop về tái chế jeans tại các trường đại học.

Bạn Nguyễn Thị Hà trong một workshop tái chế jeans tại Hà Nội.
Bạn Nguyễn Thị Hà trong một workshop tái chế đồ jeans tại Hà Nội.

“Tại sao lại là những trường đại học, là những bạn sinh viên? Bởi các bạn trẻ có những năng lượng rất dồi dào, có nhận thức và luôn sẵn sàng thay đổi. Hơn nữa đây cũng là đối tượng sử dụng đồ jeans (và thải bỏ) một số lượng rất lớn. Chỉ cần mỗi cá nhân có sự thay đổi nhỏ thì đó cũng là một sự đóng góp to lớn trong việc bảo vệ môi trường”, Nguyễn Thị Hà chia sẻ.

Thay đổi từ những hành động nhỏ

Từ một chiếc quần hay áo jeans cũ, mỗi người đều có thể thỏa sức sáng tạo ra những món đồ có tính ứng dụng cao trong đời sống chỉ với những dụng cụ đơn giản như kim chỉ, kéo cắt vải,... Nhiều bạn trẻ tỏ ra thích thú và hào hứng khi được tự tay làm ra một món đồ mới từ chính quần áo cũ của mình.

Các bạn trẻ hào hứng với "tái sinh" đồ jeans cũ.

“Đây là lần đầu tiên mình có trải nghiệm thú vị và ý nghĩa như vậy. Ngoài việc được làm những món đồ handmade, mình còn rất ngạc nhiên vì sản xuất đồ jeans thực sự tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Từ đó, mình thấy bản thân cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường, bắt đầu từ những hành động nhỏ như việc tái chế.

Hơn nữa nó giúp mình rất nhiều trong việc sáng tạo và kiên trì để hoàn thành sản phẩm. Nhìn những sản phẩm mới được làm ra từ quần áo jeans, mình cảm thấy rất vui vì chúng đã được “giải cứu” và “sống” thêm nhiều năm nữa”, bạn Nguyễn Việt Anh - Sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân chia sẻ khi tham gia hoạt động tái chế.

Các sản phẩm tái chế từ đồ jeans cũ vừa mang lại thu nhập, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Chuỗi workshop tái chế jeans tại Hà Nội của Mèo Tôm Handmade là một dự án được tài trợ bởi Tổ chức Live & Learn thông qua Quỹ sáng kiến "Vì không khí sạch - Thành phố xanh" với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ.

Có thể nói những hoạt động về môi trường luôn được nhiều bạn trẻ hưởng ứng bởi đây không chỉ là cơ hội để trải nghiệm, học hỏi mà còn là một cây cầu nối để đưa các bạn sinh viên đến gần hơn với lối sống xanh, giúp họ có những sự thay đổi thực sự chứ không phải chỉ là trào lưu nhất thời.

Sau một thời gian hoạt động và nhận được những phản hồi tích cực từ cộng đồng, bạn Nguyễn Thị Yến và Nguyễn Thị Hà luôn mong muốn có thể lan tỏa nhiều hơn về các hoạt động tái chế, hạn chế rác thải thời trang, đặc biệt là đồ jeans.

"Hãy dùng thật triệt để các sản phẩm quần áo của mình. Hạn chế rác thải thời trang bằng cách tái chế sáng tạo khi không dùng được nữa. Để những chiếc quần áo tưởng chừng vô ích được sống thêm vòng đời mới ý nghĩa hơn.", Nguyễn Thị Hà chia sẻ.

Minh Hòa
TIN LIÊN QUAN

Kiến trúc sư dạy con bằng đồ chơi tái chế 0 đồng

LƯƠNG HẠNH - HUY HOÀNG |

Biến vỏ chai nhựa, bánh xe, ghế hỏng, hộp sữa, dây đồng thừa... thành đồ chơi cho con; lập kênh YouTube hướng dẫn cộng đồng cùng chung tay xây dựng một thế giới “xanh - sạch - đẹp” là mục tiêu của kiến trúc sư Bùi Văn Huy (SN 1981, trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Xưởng đồ chơi từ vải tái chế của nữ 8x và những món quà khơi mạch tư duy

DUY ANH - HOÀI ANH |

Trong căn phòng nhỏ trên phố Thụy Khuê, Bùi Hạnh Nguyên (sinh năm 1988) đang ngày ngày cho ra những sản phẩm đồ chơi trẻ em đầy tính sáng tạo từ vải gai dầu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên và quần áo búp bê được làm từ vải vụn tái chế.

Nhóm sinh viên "nhốt" nhựa, tái chế thành viên gạch nhẹ

HOÀI ANH |

Xốp từng được coi là sản phẩm khó tái chế, thế nhưng chúng đã được nhóm sinh viên sinh viên Khoa Kỹ Thuật Hoá học (Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) "hô biến" thành những viên gạch nhẹ, đạt tiêu chuẩn chịu nén M50 của Việt Nam.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Kiến trúc sư dạy con bằng đồ chơi tái chế 0 đồng

LƯƠNG HẠNH - HUY HOÀNG |

Biến vỏ chai nhựa, bánh xe, ghế hỏng, hộp sữa, dây đồng thừa... thành đồ chơi cho con; lập kênh YouTube hướng dẫn cộng đồng cùng chung tay xây dựng một thế giới “xanh - sạch - đẹp” là mục tiêu của kiến trúc sư Bùi Văn Huy (SN 1981, trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Xưởng đồ chơi từ vải tái chế của nữ 8x và những món quà khơi mạch tư duy

DUY ANH - HOÀI ANH |

Trong căn phòng nhỏ trên phố Thụy Khuê, Bùi Hạnh Nguyên (sinh năm 1988) đang ngày ngày cho ra những sản phẩm đồ chơi trẻ em đầy tính sáng tạo từ vải gai dầu có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên và quần áo búp bê được làm từ vải vụn tái chế.

Nhóm sinh viên "nhốt" nhựa, tái chế thành viên gạch nhẹ

HOÀI ANH |

Xốp từng được coi là sản phẩm khó tái chế, thế nhưng chúng đã được nhóm sinh viên sinh viên Khoa Kỹ Thuật Hoá học (Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM) "hô biến" thành những viên gạch nhẹ, đạt tiêu chuẩn chịu nén M50 của Việt Nam.