Hơn 10 năm may chăn ấm cho người nghèo

NGUYỄN TRI |

Dù chưa từng học nghề may, nhưng hơn 10 năm qua, những miếng vải vụn bỏ đi với đủ màu sắc, đủ kích cỡ, qua bàn tay khéo léo của mình, bà Trần Thị Ánh Tuyết (61 tuổi, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã “hóa phép” thành những chiếc chăn ấm áp để tặng người nghèo.

Những tấm chăn trăm mảnh

Căn nhà trong con hẻm nhỏ của bà Tuyết chẳng bao giờ ngừng tiếng máy may. Hơn 10 năm nay, bằng chiếc máy may cũ kỹ, bà Tuyết đã giúp không biết bao nhiêu người chút ấm áp qua mùa mưa bão.

Trong một lần đi chùa, bà thấy sư cô may chăn từ những mảnh vải vụn để tặng các phật tử khó khăn. Từ đó, bà Tuyết theo sư cô học may. Được một thời gian, nghe tin chồng bệnh, bà xin sư cô mang vải về nhà tự may để có thời gian chăm sóc chồng. Chồng mất, rồi người con trai cũng bỏ bà đi vì bạo bệnh, bà Tuyết dành hết thời gian của mình để chuyên tâm làm từ thiện và may chăn tặng người nghèo.

Những chiếc chăn của bà Tuyết rất đặc biệt, với đủ loại vải, đủ màu sắc, đủ hoa văn được kết nối bằng những đường may khéo léo. Có chứng kiến tận mắt quy trình làm ra một chiếc chăn mới thấy nó công phu thế nào.

Thời gian đầu, bà đi xin vải vụn ở các tiệm may để về may chăn. Tiếng lành đồn xa, mọi người biết đến việc thiện nguyện của bà nên trực tiếp mang đến nhà tặng.

Các loại vải vụn được bà Tuyết sắp xếp cẩn thận. Đối với các loại vải vụn kích thước nhỏ, bà tỉ mỉ ráp chúng lại với nhau bằng những đường may khéo léo, tạo thành tấm lớn vuông vức để làm mặt trước chiếc chăn. Đối với những miếng to hơn, bà Tuyết cắt lại rồi ghép nối để làm thành mặt sau. Mỗi chiếc chăn có kích thước ngang 1,5 mét, dài 2 mét và được may thành 2 lớp. Cứ như vậy, trung bình một tháng, bà Tuyết có thể làm ra được 10 chiếc.

“Khi nào rảnh là tôi làm, có khi khuya cũng làm. Cứ trung bình 3 ngày, tôi cắt hết một bao vải, nhìn đơn giản vậy nhưng để có một chiếc chăn hoàn chỉnh phải trải qua quá trình rất công phu” - bà Tuyết nói.

Cũng theo bà Tuyết, nguyên liệu được bà lựa chọn để may phải những loại vải bền, không bị mục qua thời gian. Do đó, đa số bà sẽ sử dụng vải kaki. Chăn sau khi được may xong, bà Tuyết sẽ tặng cho Câu lạc bộ thiện nguyện Nối vòng tay lớn để tặng lại cho những hoàn cảnh gia đình khó khăn. Hiện, bà Tuyết đang may 50 cái chăn để tặng những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Tây Nguyên.

“Hoàn cảnh mình đã khổ rồi, nhưng có những gia đình họ còn khổ hơn mình, thương lắm! Nên mỗi ngày, tôi cứ miệt mài làm, cứ nghĩ là mình góp chút sức để giúp đỡ người khác, đến khi nào không làm nổi thì thôi” - bà Tuyết chia sẻ.

Miệt mài giúp người khó

Dù những người thân yêu đã bỏ bà ra đi, nhưng trong căn nhà nhỏ của bà Tuyết nằm trong một con hẻm trên đường Đề Thám luôn tràn ngập tiếng cười. Biết tin bà Lê Thị Kim Tuyến (64 tuổi, ở tỉnh Vĩnh Long) có chồng mất vì bệnh, rồi con cái đi làm xa, nên bà Tuyết liền rủ về ở chung, hai chị em sớm tối có nhau.

Khoảng 3 năm về trước, bà Tuyết cùng bà Tuyến khởi xướng chương trình nấu cơm từ thiện. Mỗi tháng, hai bà sẽ nấu cơm từ thiện 4 ngày, mỗi ngày nấu khoảng 800-1.000 hộp cơm. Lúc mới bắt đầu, đến cái thau, cái nồi cũng không có, hai bà cứ chạy vạy mượn đỡ khắp nơi.

Được một thời gian, hai bà vận động xin tiền mua được 2 nồi cơm lớn. Mua được nồi, bà Tuyết lại phải thay luôn đường dây điện ở nhà để sử dụng được nồi.

“Hai chị em làm luôn tay, làm đến mức không có thời gian nghỉ. Chỉ có lúc nào ốm liệt giường mới không nấu” - bà Tuyết cho hay.

Sau khi nghỉ nấu cơm, bà lại đi phát quà gồm: Gạo, muối, đường, bột ngọt… cho những trường hợp người già neo đơn, những vợ chồng nuôi cha mẹ có hoàn cảnh khó khăn. “Nhiều lần đi trao quà từ thiện, thấy những hoàn cảnh còn khổ hơn mình gấp trăm lần. Có nhà con trai ở với vợ không chịu nuôi mẹ, tranh luôn cả cái nhà mà mẹ đang ở; có người không con không cái, đau yếu liên miên... Cứ mỗi lần đi, mỗi lần gặp người khó, tôi lại tự nhủ mình cố gắng hơn, để giúp được càng nhiều người càng tốt” - bà Tuyết nói.

NGUYỄN TRI
TIN LIÊN QUAN

Thầy giáo chi tiền xây phòng thí nghiệm cho học trò thoát cảnh học "chay"

Thu Hà - Lan Anh - Thùy Dung |

Chứng kiến thực trạng một số thế hệ học trò phải học “chay”, học mà ít được “hành”, nên thầy Mai Văn Túc (Trường Chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội) đã quyết định đầu tư tiền bạc, công sức để nghiên cứu, xây dựng nhiều phòng thí nghiệm cho học sinh ở nhiều trường và nhiều địa phương trên cả nước.

Những người rong ruổi trên các cung đường hỗ trợ người gặp nạn

Minh Khang |

Khi nhận được tin báo, hay gặp những trường hợp tai nạn trên các con đường, bất kể ngày hay đêm, các thành viên thuộc “Đội cứu nạn giao thông tình nguyện quận 12” đều nhanh chân có mặt tại hiện trường để hỗ trợ, cứu giúp người gặp nạn miễn phí.

Mát lòng với điểm cho nhận của các "bà nội trợ" Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Thoáng thấy 3 người đàn ông đạp xích lô qua ngã tư, một chị trong Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Chính Gián, Đà Nẵng liền gọi với theo: “Các anh dùng mỳ Quảng, lấy quần áo cũ này”. Sau phút chần chừ, cả 3 người kia dừng xe, một tay gạt mồ hôi trên vầng trán đem sạm vì nắng, tay còn lại đón vội lấy hộp mỳ đã được các chị mang đến tận nơi. Cuối giờ chiều, còn độ 10 suất ăn, các chị, các cô vẫn kiên nhẫn đợi “chắc nhóm mấy anh thợ hồ chưa xong việc”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Thầy giáo chi tiền xây phòng thí nghiệm cho học trò thoát cảnh học "chay"

Thu Hà - Lan Anh - Thùy Dung |

Chứng kiến thực trạng một số thế hệ học trò phải học “chay”, học mà ít được “hành”, nên thầy Mai Văn Túc (Trường Chuyên Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội) đã quyết định đầu tư tiền bạc, công sức để nghiên cứu, xây dựng nhiều phòng thí nghiệm cho học sinh ở nhiều trường và nhiều địa phương trên cả nước.

Những người rong ruổi trên các cung đường hỗ trợ người gặp nạn

Minh Khang |

Khi nhận được tin báo, hay gặp những trường hợp tai nạn trên các con đường, bất kể ngày hay đêm, các thành viên thuộc “Đội cứu nạn giao thông tình nguyện quận 12” đều nhanh chân có mặt tại hiện trường để hỗ trợ, cứu giúp người gặp nạn miễn phí.

Mát lòng với điểm cho nhận của các "bà nội trợ" Đà Nẵng

THUỲ TRANG |

Thoáng thấy 3 người đàn ông đạp xích lô qua ngã tư, một chị trong Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Chính Gián, Đà Nẵng liền gọi với theo: “Các anh dùng mỳ Quảng, lấy quần áo cũ này”. Sau phút chần chừ, cả 3 người kia dừng xe, một tay gạt mồ hôi trên vầng trán đem sạm vì nắng, tay còn lại đón vội lấy hộp mỳ đã được các chị mang đến tận nơi. Cuối giờ chiều, còn độ 10 suất ăn, các chị, các cô vẫn kiên nhẫn đợi “chắc nhóm mấy anh thợ hồ chưa xong việc”.