Hành trình 10 năm tìm mộ liệt sĩ và đội xe máy nghĩa tình

Thanh Chung |

10 năm, hàng trăm hài cốt liệt sĩ được tìm thấy bởi một người cựu chiến binh. Không chỉ vậy, ông còn kêu gọi đội xe máy nghĩa tình giúp hỗ trợ gia đình các thân nhân liệt sĩ.

Lời trăn trối của mẹ

Từ một chiến sĩ du kích trong đấu tranh chống Mỹ, góp mặt trong “đội quân nhà Phật” ở chiến trường Campuchia rồi trở thành sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, ông Đặng Ngọc Nga (trú khối phố An Đông, thị trấn Tân Bình, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương cho đến ngày về hưu. Khi còn đang công tác tại địa phương, ông đã nung nấu ý định đi tìm đồng đội, những chiến sĩ hy sinh tại địa phương nhưng đến nay vẫn chưa tìm được hài cốt.

Ông Nga cho biết, theo di nguyện của người mẹ quá cố tìm mộ của 3 đồng chí Nguyễn Văn Dùng, Lê Văn Nhinh và Đỗ Xuân Quý. Cả 3 anh dũng hy sinh trong trận đánh ác liệt mùa xuân năm 1968. Chính tay mẹ ông Nga chôn cất họ ở ngọn đồi Tranh nhưng bị thất lạc tung tích. Năm 2010 cũng là lúc ông bắt đầu công cuộc kiếm dấu tích của ba bộ đội năm xưa bằng tất cả tâm sức. Với những thông tin ít ỏi mà người mẹ già kể lại, ông lùng sục khắp quả đồi rộng hàng chục hecta. 2 năm trời ăn dầm ở dề, không kể ngày nắng hay mưa ở cánh rừng phủ xanh bạt ngàn, cuối cùng công sức ông bỏ ra cũng đã được đền đáp, hoàn thành tâm nguyện từ lời trăng trối của mẹ.

“Giữa rừng già, 3 hài cốt bị đất đá vùi lấp sâu khoảng 3m, lá cây rụng xếp lớp dày đặc khiến cuộc tìm kiếm khó khăn. Nhưng may mắn, trận mưa to kéo dài khiến lớp phủ bên trên bị cuốn trôi và lộ ra hài cốt của 3 anh. Giây phút đó, tôi không thể nào quên được. Tôi vui đến phát khóc và không ngừng kêu “con tìm được các anh rồi mẹ”. Công sức mình bỏ ra là xứng đáng nhưng hơn tất cả là thực hiện được di nguyện của mẹ” - ông Nga kể.

Sau khi cùng các anh em trong Huyện đội Hiệp Đức đưa hài cốt về nghĩa trang, ông Nga đăng tin trên mạng và báo đài nhờ kết nối với thân nhân 3 liệt sĩ. Ngay khi thông tin truyền đi, cháu ruột của liệt sĩ Nguyễn Văn Dùng (quê Hải Dương) là Nguyễn Văn Kiên tình cờ nghe tin. Kiên và gia đình ngay lập tức thuê xe ôtô vượt quãng đường dài để đến nghĩa trang Bình Sơn. Rất may các thông tin ngày giờ, vị trí trùng khớp với phía trung đội mà liệt sĩ Dùng đóng quân cung cấp nên việc nhận diện diễn ra trong tích tắc.

Đội xe máy nghĩa tình

Cứ nghĩ sau khi hoàn thành lời trăn trối của mẹ, ông Nga sẽ khép lại cuộc hành trình 2 năm tìm kiếm mộ liệt sĩ. Nhưng không, việc tìm kiếm hài cốt của các chiến sĩ làm ông hồi tưởng về những người đồng đội cùng chung chiến trường năm xưa với ông. Từ đó, ông Nga xem việc tìm kiếm mộ liệt sĩ là cái nghiệp của mình. Sau một thời gian, cụm từ ông Sáu Nga “tìm mộ liệt sĩ” nhanh chóng trở thành cái tên thân thương trong tâm trí của không ít thân nhân đang tìm tin tức liệt sĩ.

Chứng kiến các gia đình vất vả khăn gói bắt xe khách tìm mộ liệt sĩ lại phải gánh thêm chi phí xe ôm đắt đỏ hay đường xá đi khó khăn khiến ông trăn trở. 5 năm trở lại đây, những thân nhân tìm mộ liệt sĩ ở Hiệp Đức không còn nỗi lo về đường sá bởi đã có đội xe máy nghĩa tình do ông Nga kêu gọi những người cùng chung chí hướng ở địa phương tham gia.

“Đầu năm 2015, trong cuộc họp chi bộ khối, lúc đó, tôi đang giữ chức Bí thư chi bộ nên đã mạnh dạn đứng ra kêu gọi thành lập đội xe máy hỗ trợ thân nhân liệt sĩ. Sau khi lý giải những khó khăn của các thân nhân liệt sĩ đến tìm mộ, nhiều người ủng hộ. Đội xe có tổng cộng 8 thành viên và đã thực hiện hàng trăm cuốc xe ôm miễn phí, băng rừng vượt suối” - ông Nga chia sẻ.

Đặc biệt, trong số 8 thành viên cơ hữu của đội xe máy nghĩa tính ấy có ông Đào Bội Thuyên -nguyên Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức.

Nhiều năm nay, diễn đàn trên Facebook mang tên Tri Ân do ông Nga phối hợp với Hội Cựu chiến binh thị trấn lập nên đã trở thành địa chỉ thân thuộc kết nối thân nhân có liệt sĩ hy sinh ở Hiệp Đức và các huyện lân cận. Vô số hình ảnh, tư liệu về cá nhân liệt sĩ vô danh sau khi được khai quật cũng thường xuyên được ông cập nhật với hy vọng một ngày không xa sẽ có người thân nhận diện. Ước tính đến nay, ông Nga đã tìm kiếm thành công hàng trăm ngôi mộ liệt sĩ.

Ông Thuyên thông tin thêm, tính đến nay, ông Nga đã tròn 1 thập kỷ tìm mộ liệt sĩ. Với những cống hiến không biết mệt mỏi, năm 2015, ông Nga được Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Nam trao tặng giấy khen cho mô hình Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tìm kiếm mộ người thân hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.

Thanh Chung
TIN LIÊN QUAN

Cán bộ Công đoàn vùng biên và duyên nợ với hiến máu tình nguyện

Lục Tùng |

Không chỉ vận động cả nhà cùng tình nguyện tham gia, anh Hồ Thanh Nhã - Ủy viên Thường vụ LĐLĐ TP. Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) còn giúp cho nhiều đoàn viên, người lao động mạnh dạn tham gia hiến máu tình nguyện.

Sau dịch bệnh, màu áo blouse trắng lại về với cộng đồng

THUỲ TRANG |

Chỉ trong tháng 5, ngay sau khi thời gian cách ly xã hội được nới lỏng, gần 100 y bác sĩ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã trở lại với chương trình vì sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh công tác chống dịch vẫn đang bật chế độ cảnh giác cao, họ - những người mặc áo blouse trắng vẫn dành thời gian về các xã phường hay đến khu công nghiệp để hỗ trợ thăm khám, dành những lời tư vấn tận tình cho người dân.

Cô học trò nhỏ hai lần tìm đến công an phường để trả lại tiền nhặt được

Trần Kiều |

"Em chỉ nghĩ đó không phải là tiền của mình thì không được lấy" - đó là chia sẻ của cô học trò nhỏ Viên Thu Hiền - học sinh lớp 7A4, Trường THCS Minh Khai (Hà Giang). Hiền đã hai lần tìm đến công an phường để trả lại tiền nhặt được cho người đánh rơi.

Những bàn tay nhỏ vẽ lên cổ tích từ câu chuyện nghị lực Thiện Nhân

THUỲ TRANG |

Cuối tháng 5, khi đợt nắng nóng đổ xuống miền Trung vẫn chưa nguôi, giữa hội trường Làng SOS Đà Nẵng chỉ có vài chiếc quạt trần được lắp cao tít không đủ tạo gió, thế nhưng 20 em đủ độ tuổi vẫn tỉ mỉ, chăm chú vẽ bức tranh của mình. Tranh của các em sẽ được đưa ra Hà Nội bán đấu giá để giúp cho một bạn nhỏ bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục có cơ hội được phẫu thuật vào cuối năm này. Với đề tài “Cổ tích”, các em không chỉ được tự do sáng tạo với đủ sắc màu, nhân vật cho bức tranh mà còn đang tạo nên cổ tích với nhiều người bạn khác.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Cán bộ Công đoàn vùng biên và duyên nợ với hiến máu tình nguyện

Lục Tùng |

Không chỉ vận động cả nhà cùng tình nguyện tham gia, anh Hồ Thanh Nhã - Ủy viên Thường vụ LĐLĐ TP. Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) còn giúp cho nhiều đoàn viên, người lao động mạnh dạn tham gia hiến máu tình nguyện.

Sau dịch bệnh, màu áo blouse trắng lại về với cộng đồng

THUỲ TRANG |

Chỉ trong tháng 5, ngay sau khi thời gian cách ly xã hội được nới lỏng, gần 100 y bác sĩ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã trở lại với chương trình vì sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh công tác chống dịch vẫn đang bật chế độ cảnh giác cao, họ - những người mặc áo blouse trắng vẫn dành thời gian về các xã phường hay đến khu công nghiệp để hỗ trợ thăm khám, dành những lời tư vấn tận tình cho người dân.

Cô học trò nhỏ hai lần tìm đến công an phường để trả lại tiền nhặt được

Trần Kiều |

"Em chỉ nghĩ đó không phải là tiền của mình thì không được lấy" - đó là chia sẻ của cô học trò nhỏ Viên Thu Hiền - học sinh lớp 7A4, Trường THCS Minh Khai (Hà Giang). Hiền đã hai lần tìm đến công an phường để trả lại tiền nhặt được cho người đánh rơi.

Những bàn tay nhỏ vẽ lên cổ tích từ câu chuyện nghị lực Thiện Nhân

THUỲ TRANG |

Cuối tháng 5, khi đợt nắng nóng đổ xuống miền Trung vẫn chưa nguôi, giữa hội trường Làng SOS Đà Nẵng chỉ có vài chiếc quạt trần được lắp cao tít không đủ tạo gió, thế nhưng 20 em đủ độ tuổi vẫn tỉ mỉ, chăm chú vẽ bức tranh của mình. Tranh của các em sẽ được đưa ra Hà Nội bán đấu giá để giúp cho một bạn nhỏ bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục có cơ hội được phẫu thuật vào cuối năm này. Với đề tài “Cổ tích”, các em không chỉ được tự do sáng tạo với đủ sắc màu, nhân vật cho bức tranh mà còn đang tạo nên cổ tích với nhiều người bạn khác.