Gian hàng đổi rác lấy thực phẩm, hỗ trợ người dân trong mùa dịch

HOÀI ANH |

Nhằm hỗ trợ những người dân có hoàn cảnh khó khăn và lan toả thông điệp bảo vệ môi trường, một số gian hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức chương trình đổi rác phế liệu lấy thực phẩm.

7h sáng, anh Đỗ Bá Tú (Đống Đa, Hà Nội) dậy xếp gọn lại mấy thùng bìa cát tông ở góc nhà, nhặt vài vỏ lon nước ngọt mà cả gia đình uống cách đây vài ngày rồi mang ra điểm bán hàng lưu động tại số 3 Quốc tử Giám. Khi anh Tú vừa đến nơi, nhân viên của điểm bán hàng đã nhanh nhẹn ra nhận phế liệu và cân cho anh.

- “Hôm nay anh muốn đổi lấy rau gì ạ?”, nữ nhân viên nói.

- “Vợ tôi nói muốn nấu canh khoai, nên đổi cho tôi vài củ khoai tây nhé”, anh Tú đáp.

Không chỉ anh Tú, những ngày gần đây, rất nhiều người dân trên địa bàn quận Đống Đa đã có thói quen mang rác phế liệu để đổi lấy thực phẩm. Việc có thể đổi rác phế liệu lấy thực phẩm là điều mà họ chưa từng nghĩ tới trước đây.

“Ở nhà nhiều vỏ lon, chai nhựa nhưng mùa dịch nên cũng không tìm được mấy người thu mua ve chai để bán. Vứt đi thì thấy phí mà để lại thì chật nhà. May là có chương trình này, vừa giúp mình dọn dẹp được nhà cửa, vừa có thực phẩm tươi sống để ăn”, anh Bá Tú chia sẻ.

 
 
Người dân đến đổi rác lấy thực phẩm. Ảnh: Hoài Anh

Còn đối với bà Nguyễn Thị Minh (Đống Đa, Hà Nội), chương trình đã giúp bà vơi đi phần nào gáng nặng về cơm áo gạo tiền. Hàng ngày, bà Minh sẽ đi nhặt ve chai sau đó đến gian hàng vào cuối giờ chiều để có đồ ăn cho bữa tối.

“Đổi được mấy thùng bìa lấy ít rau, ít thịt tôi vui lắm, vì mùa dịch tôi không tìm đâu ra mấy chỗ thu mua ve chai”, bà Minh nói.

 
Phế liệu sau khi thu gom được mang đi tái chế. Ảnh: Hoài Anh

Chương trình “Đổi phế liệu lấy thực phẩm sạch” được triển khai từ ngày 22.9.2021. Sau 2 tuần triển khai với 20 điểm nhận đổi phế liệu, chương trình đã thu gom được hơn 1.000 kg rác thải rắn có khả năng tái chế. Tất cả phế liệu sau đó sẽ được phân loại và đem đi tái chế.

Ông Vũ Hoài Nam - Đại diện đơn vị tổ chức chương trình cho biết, “Đổi phế liệu lấy thực phẩm sạch” được triển khai với mong muốn hỗ trợ bà con trong mùa dịch bệnh và lan toả thông điệp bảo vệ môi trường tới tất cả mọi người.

“Những phế liệu rắn có khả năng tái chế, nhưng thường khó bán nếu số lượng quá ít. Chính vì vậy mà các phế liệu vừa không mang lại giá trị kinh tế, còn gây ô nhiễm môi trường. Dịch bệnh cũng khiến cho các khu vực thu gom rác thải gặp nhiều khó khăn. Các căn nhà ngập tràn phế liệu ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, vì không tìm được địa chỉ thu mua.

Chính vì vậy, chúng tôi mang đến cho người dân chương trình “Đổi phế liệu lấy thực phẩm sạch” để chung tay góp sức bảo vệ môi trường”, ông Nam cho biết.

Thêm vào đó, chương trình cũng mong muốn mang được những thực phẩm tươi ngon nhất đến cho người dân, giảm gánh nặng trong việc tìm mua những thực phẩm đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch bệnh.

“Thực phẩm sử dụng để trao đổi với người dân được chúng tôi cẩn trọng lựa chọn và có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Tiêu chí thực phẩm phải là thực phẩm tươi sạch chất lượng cao tiêu chuẩn Vietgap, đã qua kiểm định, đảm bảo an toàn thực phẩm, không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu, không thuốc tăng trưởng. Thêm vào đó, gian hàng cũng đa dạng các loại thực phẩm khác nhau: Thịt, cá, rau của quả, thủy hải sản các loại,.. để người dân thoải mái lựa chọn”, ông Nam thông tin thêm.

20 gian hàng “Đổi phế liệu lấy thực phẩm” đang được triển khai. Ảnh: Hoài Anh
20 gian hàng “Đổi phế liệu lấy thực phẩm” đang được triển khai. Ảnh: Hoài Anh
 
Các thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng để đổi cho người dân. Ảnh: Hoài Anh
Các thực phẩm tươi ngon, đảm bảo chất lượng để đổi cho người dân. Ảnh: Hoài Anh
Bảng quy đổi được công khai đến người dân. Ảnh: Hoài Anh
Bảng quy đổi được công khai đến người dân. Ảnh: Hoài Anh
HOÀI ANH
TIN LIÊN QUAN

Đóng cửa vì dịch, chủ quán "lập hội" đi phát thực phẩm cho lao động nghèo

Tạ Quang |

Mặc dù phải đóng cửa quán ăn do dịch COVID-19 và gặp không ít khó khăn trong cuộc sống nhưng anh Đỗ Thành Huấn (42 tuổi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cùng nhóm bạn vẫn quyết định phát những phần bánh mì, lương thực cho người khó khăn giữa đại dịch.

Người khiếm thị xúc động khi nhận được thực phẩm trong mùa dịch

HOÀI ANH - CƯỜNG NGÔ |

Cầm trên tay túi quà là những nhu yếu phẩm như gạo, mì tôm, dầu ăn, nước mắm từ UBND phường Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) chị Phú Thị Hạnh - một người khiếm thị không giấu được sự xúc động. Những suất quà đến với chị giờ đây rất thiết thực, giúp gia đình chị nối tiếp bữa ăn đủ đầy hơn.

Đội xe di động luồn hẻm mang thực phẩm tới tận tay người dân Hà Nội

HOÀI ANH - CƯỜNG NGÔ |

Để đảm bảo việc người dân có thể mua được các hàng hoá thiết yếu, phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng không cần đi ra khỏi nhà trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp,  mới đây, UBND Phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã triển khai mô hình “gom hàng giúp dân”, mang đến tận tay người tiêu dùng.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Đóng cửa vì dịch, chủ quán "lập hội" đi phát thực phẩm cho lao động nghèo

Tạ Quang |

Mặc dù phải đóng cửa quán ăn do dịch COVID-19 và gặp không ít khó khăn trong cuộc sống nhưng anh Đỗ Thành Huấn (42 tuổi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cùng nhóm bạn vẫn quyết định phát những phần bánh mì, lương thực cho người khó khăn giữa đại dịch.

Người khiếm thị xúc động khi nhận được thực phẩm trong mùa dịch

HOÀI ANH - CƯỜNG NGÔ |

Cầm trên tay túi quà là những nhu yếu phẩm như gạo, mì tôm, dầu ăn, nước mắm từ UBND phường Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) chị Phú Thị Hạnh - một người khiếm thị không giấu được sự xúc động. Những suất quà đến với chị giờ đây rất thiết thực, giúp gia đình chị nối tiếp bữa ăn đủ đầy hơn.

Đội xe di động luồn hẻm mang thực phẩm tới tận tay người dân Hà Nội

HOÀI ANH - CƯỜNG NGÔ |

Để đảm bảo việc người dân có thể mua được các hàng hoá thiết yếu, phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng không cần đi ra khỏi nhà trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp,  mới đây, UBND Phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã triển khai mô hình “gom hàng giúp dân”, mang đến tận tay người tiêu dùng.