Gặp nam sinh lớp 6 dùng tay không dọn rác khơi dòng nước bị tắc nghẽn

HÀ ANH CHIẾN |

Em Phạm Trọng Đạt, học sinh lớp 6/1, Trường THCS Long An, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai -  nam sinh dùng tay không dọn các bọc rác chắn cống thoát nước dưới mưa, giúp đường không bị ngập úng khiến cộng đồng mạng khen ngợi.

Chiều 17.6, phóng viên Lao Động đã được cô Phan Thị Ngọc Mai, Hiệu trưởng Trường THCS Long An, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai dẫn đi gặp em Phạm Trọng Đạt, học sinh lớp 6/1 của trường. Em Đạt là người đã dùng tay không móc các bọc rác chắn cống thoát nước giúp đường không bị ngập úng.

Hình ảnh em Đạt dứng xe đạp, dùng tay không dọn rác bị nghẹt tại cống thoát nước trên đường, được một camera dân cư ghi được- ảnh Chụp màn hình
Hình ảnh em Đạt dừng xe đạp, dùng tay không dọn rác bị nghẹt tại cống thoát nước trên đường, được một camera dân cư ghi được. Ảnh chụp màn hình

Theo clip được ghi lại từ một camera an ninh tại khu tái định cư xã Long An, huyện Long Thành (gần ngay Trường THCS Long An – nơi Đạt theo học). Sau cơn mưa vào ngày 16.6, Đạt  trong bộ đồ học sinh, đeo khăn quàng đỏ, đeo ba lô, đang dắt bộ chiếc xe đạp và dừng lại ở một cống thoát nước và liên tục dùng tay móc các bọc rác từ miệng cống thoát nước đang gây ách tắc dòng chảy. Sau khi miệng cống đã sạch rác, Đạt lên xe và tới cống thoát nước khác cách đó chục mét và tiếp tục dùng tay không móc rác và dùng chân gạt sạch bùn đất ra khỏi miệng cống mới lên xe đi tiếp.

Em Đạt trong tiết học tại trường trung học cơ sở Long An, huyện Long Thành. Ảnh: Hà Anh Chiến
Em Đạt trong tiết học tại Trường THCS Long An, huyện Long Thành. Ảnh: Hà Anh Chiến

Trò chuyện với phóng viên báo Lao Động về lý do móc rác ở cống thoát nước, Đạt cho biết, sau giờ tan trường em đạp xe về nhà dưới trời mưa, nhưng trên đường về thì thấy nước ngập ở bên đường nên tò mò xuống xe đi dọc theo đoạn nước ngập thì phát hiện cống nước bị các bọc rác và bùn đất chắn lại khiến nước không chảy được. “Do em thấy nước không chảy được nên móc sạch rác cho nước chảy, em thích làm như vậy” – Đạt nói.

Cô Nguyễn Thị Hải, giáo viên tổng phụ trách Trường THCS Long An cho biết: “Đạt là học sinh ngoan, chăm chỉ, hoà đồng với bạn bè. Đặc biệt, Đạt rất tỉ mỉ, ở nhà hay sửa chữa các đồ dùng trong gia đình nên gặp các hiện tượng ở bên ngoài khiến Đạt cảm thấy tò mò và muốn khám phá”.

Cô Hải và em Đạt. Ảnh: Hà Anh Chiến
Cô Hải và em Đạt. Ảnh: Hà Anh Chiến

Trường THCS Long An rất tự hào vì có học sinh như vậy” – cô Hải nói.

Cô Hải cũng cho biết: “Tôi là người phụ trách phần nề nếp và ý thức học tập của các em học sinh trong trường, tôi thấy thời gian vừa qua, nhà trường đã tích cực tuyên truyền cho các em học sinh về ý thức bảo vệ môi trường và ý thức cộng đồng. Vì vậy, đoạn clip trên mạng xã hội về việc em Đạt móc rác ở cống giúp thoát nước đó là kết quả tuyên truyền của nhà trường đã có hiệu quả”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hoàn cảnh của gia đình Đạt rất khó khăn. Hiện Đạt đang sống cùng với ông bà ngoại tại xã Long An, huyện Long Thành.

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, bà Phan Thị Ngọc Mai, Hiệu trưởng Trường THCS Long An cho biết, ngay sau khi xem được đoạn clip về em học sinh dọn rác chắn cống thoát nước trên đường, bà đã cho người xác minh và xác định người đó đúng là em Phạm Trọng Đạt, là học sinh lớp 6/1 của trường.

Theo bà Mai, việc tự giác dọn rác cũng là một kỹ năng sống nên cần được tuyên dương để khuyến khích, nhân rộng hơn nữa hành động này. “Lần đầu tiên thấy một cậu bé ở độ tuổi lớp 6 mà có hành động như người lớn, bản thân tôi cảm thấy rất xúc động, tôi muốn hành động của em Đạt được nhân rộng hơn nữa” – bà Mai nói.

Cũng theo bà Mai, sau khi xem đoạn clip trên, nhà trường nhận định việc làm của Đạt xuất phát từ sự tự giác bảo vệ môi trường và diễn ra hoàn toàn tự nhiên. Bản thân em Đạt cũng có thói quen thường xuyên dọn dẹp vệ sinh trong lớp và ở nhà.

“Ngay sau khi xác định được người trong đoạn clip là em Đạt, tôi đã cùng ban giám hiệu đã động viên em Đạt và dự định trong ngày chào cờ thứ 2 đầu tuần sẽ khen thưởng, tuyên dương em Đạt trước trường vì em Đạt đã làm tốt công việc mà từ đầu năm nhà trường đã tuyên truyền vận động toàn bộ các cán bộ giáo viên và học sinh thực hiện tốt ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường xanh, sạch”, bà Mai cho biết.

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Hãy huy động tiền, tâm, tài để dọn rác cho sạch

Lê Thanh Phong |

Hơn 500 hộ dân thôn Bạch Liên, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội phải sống cạnh bãi rác ô nhiễm môi trường khủng khiếp. Không phải chỉ chịu đựng 1 tháng, 1 năm, mà đã 10 năm qua, dân kêu đến chính quyền huyện Thường Tín, nhưng rác vẫn hoàn rác.

Gặp người "hô biến" rác thải thành đồ trang trí bảo vệ môi trường

Hà Phương - Thanh Chân - Phương Anh |

Có trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường anh Phạm Minh Đức (Thanh Xuân, Hà Nội) đã từ bỏ những công việc với mức thu nhập cao để tự mình đứng lên thu gom rác thải và "hô biến" chúng thành những chiếc đĩa, chiếc đèn, những vật dụng hữu ích.

Chống rác thải nhựa: Quyết không để “đầu voi, đuôi chuột”

Hà Vương - Hạ Thế |

Rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% số lượng túi nylon dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn. Mục tiêu đó có nguy cơ không đạt, trong khi các khu chợ khác vẫn “vô tư” dùng đồ nhựa, túi nylon.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Hãy huy động tiền, tâm, tài để dọn rác cho sạch

Lê Thanh Phong |

Hơn 500 hộ dân thôn Bạch Liên, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội phải sống cạnh bãi rác ô nhiễm môi trường khủng khiếp. Không phải chỉ chịu đựng 1 tháng, 1 năm, mà đã 10 năm qua, dân kêu đến chính quyền huyện Thường Tín, nhưng rác vẫn hoàn rác.

Gặp người "hô biến" rác thải thành đồ trang trí bảo vệ môi trường

Hà Phương - Thanh Chân - Phương Anh |

Có trách nhiệm, ý thức bảo vệ môi trường anh Phạm Minh Đức (Thanh Xuân, Hà Nội) đã từ bỏ những công việc với mức thu nhập cao để tự mình đứng lên thu gom rác thải và "hô biến" chúng thành những chiếc đĩa, chiếc đèn, những vật dụng hữu ích.

Chống rác thải nhựa: Quyết không để “đầu voi, đuôi chuột”

Hà Vương - Hạ Thế |

Rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% số lượng túi nylon dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn. Mục tiêu đó có nguy cơ không đạt, trong khi các khu chợ khác vẫn “vô tư” dùng đồ nhựa, túi nylon.