Đi bộ hàng giờ lấy mẫu truy vết và lời hứa "hết dịch mẹ sẽ về"

Thu Loan |

Là thành viên của đội đáp ứng nhanh, lực lượng nòng cốt xông pha vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở Gia Lai, chị Nguyễn Thị Ngọc Châu, Đoàn viên Công đoàn, Phó trưởng Khoa Xét nghiệm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai là một trong những gương điển hình tiên tiến trong phòng, chống dịch.

Đi bộ hàng giờ để lấy mẫu truy vết

“Nhận điều động của Ban Giám đốc Trung tâm ngay khi có thông báo xuất hiện trường hợp nghi mắc COVID-19 trên địa bàn, tôi chỉ kịp chạy vội qua chợ để mua cho con ít sữa và xếp vội vài bộ quần áo rồi nhanh chóng có mặt tại cơ quan để lên đường làm nhiệm vụ”, chị Châu nhớ lại thời điểm dịch COVID -19 bùng phát trong đợt Tết Nguyên Đán Tân Sửu.

Chị Đoàn Ngọc Châu (phải) cùng các đồng nghiệp đi truy vết lấy mẫu. Ảnh: Thu Loan
Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu (phải) cùng các đồng nghiệp đi truy vết lấy mẫu. Ảnh: Thu Loan

Những ngày cao điểm, chị Châu cùng các đồng nghiệp phải di chuyển liên tục, lấy mẫu tại nhiều điểm. Vì địa bàn dân cư rộng, thuộc khu vực miền núi nên công tác lấy mẫu lại càng gặp nhiều khó khăn.

“Nhiều hôm đội công tác chúng tôi phải đi bộ hàng giờ dưới cái nắng cháy da cháy thịt, vì xe không vào được để trực tiếp đến tận nhà dân truy vết, lấy mẫu. Mỗi ngày lấy hàng ngàn mẫu.

Có hôm vừa về đến chỗ nghỉ thì trời đã rạng sáng, nhưng nhận được lệnh khẩn cấp có ca F1 phải lấy mẫu khẩn trước khi được chuyển đến khu cách ly tập trung, chưa kịp hồi sức, chúng tôi gác vội giấc ngủ để tiếp tục lên đường”, chị Châu kể.

Tuy công việc vất vả, nguy cơ lây nhiễm cao nhưng chị Châu cùng đồng nghiệp của mình không nề hà. Mọi người chạy đua với thời gian, lấy mẫu nhanh nhất, chuyển mẫu kịp thời để có kết quả sớm nhất.

“Quá trình lấy mẫu xét nghiệm rất vất vả, chúng tôi phải đứng đối diện với người dân, mặt đối mặt rất gần để lấy mẫu bệnh phẩm dịch ngoáy họng ở vùng hầu họng và ở mũi. Những động tác này dễ kích thích ho, sặc, có nguy cơ phát tán mầm bệnh.

Vậy nên trong bộ đồ bảo hộ kín mít, dù rất nóng, nhưng chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành công việc, thậm chí trong quá trình lấy mẫu có một số trường hợp không hợp tác nên các cán bộ y tế phải giải thích, động viên để họ hiểu và cho lấy mẫu”- chị Châu tâm sự.

Những ngày cận Tết, thay vì ở nhà chuẩn bị đón năm mới, chị Châu và đồng nghiệp lại phải trực chiến tại điểm nóng dịch COVID-19 ở 4 huyện Ia Pa, Krông Pa, Phú Thiện và Thị xã Ayun Pa 24/24. Chồng chị Châu là anh Nguyễn Đức Vân, đang công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng được tăng cường về bộ phận nhận mẫu nên con gái 3 tuổi phải gửi cho ông bà ngoại chăm sóc.

“Có lần gọi điện về nhà, con gái vừa khóc vừa hỏi mẹ đi đâu sao không về với con, bé khoe con có nhiều tiền lì xì lắm, con để vào heo đất khi nào mẹ về con cho mẹ để mẹ mua sữa, mẹ về với con đi, nghe con nói vậy tôi nghe đau quặn lòng nhưng vờ tươi cười động viên con cố gắng chăm ngoan, hết dịch mẹ sẽ về”, chị Châu bộc bạch.

Nụ cười phía sau lớp khẩu trang

Bác sĩ Hồ Ngọc Gia - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai đánh giá: “Chị Châu là một trong số những lãnh đạo trẻ có nhiều năng lực trong chuyên môn cũng như công tác quản lý.

Bản thân Châu luôn chủ động, sáng tạo, linh hoạt và tinh thần trách nhiệm rất cao trong mọi công việc, không nề hà trước bất cứ khó khăn, thử thách nào, sẵn sàng dấn thân vào những nơi nguy hiểm nhất để làm tròn vai trò, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

Chị Đoàn Ngọc Châu lấy mẫu xét nghiệm dịch COVID-19 cho người dân. Ảnh: Thu Loan
Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu lấy mẫu xét nghiệm dịch COVID-19 cho người dân. Ảnh: Thu Loan

Với những đóng góp của mình cho công tác phòng chống dịch, mới đây, Đoàn viên Công đoàn Nguyễn Thị Ngọc Châu vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Phải một lần tận mắt chứng kiến những hình ảnh các nhân viên y tế thức trắng đêm để lấy mẫu xét nghiệm; người ướt đẫm mồ hôi trong bộ đồ bảo hộ, ngất xỉu vì làm việc quá mệt… mới có thể thấu cảm được những cố gắng, hy sinh của họ trong cuộc chiến chống dịch không thể đong đếm được.

Dù vậy, phía sau những lớp khẩu trang in hằn lên mặt, những bộ quần áo bảo hộ nóng bức phải mặc trong nhiều giờ liền vẫn là những nụ cười, vẫn là nhiệt huyết, sự tận tâm của họ với công việc mình đã lựa chọn.

Chính nhờ lòng nhiệt huyết với nghề, lấy công việc làm niềm vui, coi khó khăn là động lực của những cán bộ y tế nói chung, của cán bộ xét nghiệm nói riêng, đã góp phần không nhỏ cùng ngành Y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID -19 không chỉ ở Gia Lai.

Thu Loan
TIN LIÊN QUAN

60 ngày đạp xe gây quỹ làm sách nói cho người khiếm thị

KIM ANH |

60 ngày, trải qua gần 35 tỉnh thành, rong ruổi từ mảnh đất Hà Giang đến mũi đất Cà Mau, anh Đặng Thế Lâm đã đạp xe một mình để kêu gọi, gây quỹ duy trì cho dự án sách nói cho người khiếm thị.

"4 đợt chống dịch COVID-19, tôi ở cộng đồng nhiều hơn ở nhà"

Linh Chi |

Đã 9 tháng tham gia vào công cuộc cùng cả nước chống dịch COVID-19, bác sĩ Vũ Trí Tuệ - Khoa Nội tiết, Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển (Uông Bí, Quảng Ninh) dường như đã quen với việc phải làm việc bất kể đêm ngày, bất cứ khi nào có nơi cần là "lên đường".

Người phụ nữ 13 năm nuôi hai con và mẹ già vươn lên đóng góp cho xã hội

MINH ÁNH - ÁNH NHIÊN |

Người phụ nữ có tên Lê Thị Hoà đã 13 năm trôi qua một mình vun vén gia đình nuôi nấng 2 người con nhỏ và mẹ già. Bằng chính sự nỗ lực của bản thân chị Lê Thị Hoà (Vĩnh Long) hiện nay đã trở thành một tổ trưởng gương mẫu, là đoàn viên Công đoàn ưu tú luôn chấp hành tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng, và chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết công đoàn.

“Hiệp sĩ bóng đêm” chở miễn phí người bị tai nạn đi bệnh viện cấp cứu

ĐÌNH TRỌNG |

Giữa đại dịch COVID-19, trong khi nhiều người ở nhà phòng dịch, một chàng trai trẻ vẫn lao ra đường giữa đêm tối cứu giúp hàng trăm người bị tai nạn giao thông đến bệnh viện (miễn phí) được cứu chữa kịp thời. Đó là Lê Anh Tuấn (24 tuổi) làm nghề bán rau ở chợ Thủ Dầu Một, Bình Dương. Việc làm ý nghĩa của Tuấn diễn ra đều đặn và duy trì trong hơn 3 năm nay nên được người lao động ở Bình Dương xem như chàng "Hiệp sĩ bóng đêm''.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

60 ngày đạp xe gây quỹ làm sách nói cho người khiếm thị

KIM ANH |

60 ngày, trải qua gần 35 tỉnh thành, rong ruổi từ mảnh đất Hà Giang đến mũi đất Cà Mau, anh Đặng Thế Lâm đã đạp xe một mình để kêu gọi, gây quỹ duy trì cho dự án sách nói cho người khiếm thị.

"4 đợt chống dịch COVID-19, tôi ở cộng đồng nhiều hơn ở nhà"

Linh Chi |

Đã 9 tháng tham gia vào công cuộc cùng cả nước chống dịch COVID-19, bác sĩ Vũ Trí Tuệ - Khoa Nội tiết, Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển (Uông Bí, Quảng Ninh) dường như đã quen với việc phải làm việc bất kể đêm ngày, bất cứ khi nào có nơi cần là "lên đường".

Người phụ nữ 13 năm nuôi hai con và mẹ già vươn lên đóng góp cho xã hội

MINH ÁNH - ÁNH NHIÊN |

Người phụ nữ có tên Lê Thị Hoà đã 13 năm trôi qua một mình vun vén gia đình nuôi nấng 2 người con nhỏ và mẹ già. Bằng chính sự nỗ lực của bản thân chị Lê Thị Hoà (Vĩnh Long) hiện nay đã trở thành một tổ trưởng gương mẫu, là đoàn viên Công đoàn ưu tú luôn chấp hành tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng, và chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết công đoàn.

“Hiệp sĩ bóng đêm” chở miễn phí người bị tai nạn đi bệnh viện cấp cứu

ĐÌNH TRỌNG |

Giữa đại dịch COVID-19, trong khi nhiều người ở nhà phòng dịch, một chàng trai trẻ vẫn lao ra đường giữa đêm tối cứu giúp hàng trăm người bị tai nạn giao thông đến bệnh viện (miễn phí) được cứu chữa kịp thời. Đó là Lê Anh Tuấn (24 tuổi) làm nghề bán rau ở chợ Thủ Dầu Một, Bình Dương. Việc làm ý nghĩa của Tuấn diễn ra đều đặn và duy trì trong hơn 3 năm nay nên được người lao động ở Bình Dương xem như chàng "Hiệp sĩ bóng đêm''.