Cô giáo ngày cầm phấn, đêm đốt đuốc vận động trẻ đến trường

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Cô giáo Hồ Thị Hương ở bản Giang Châu, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) được hàng trăm học sinh nơi đây gọi bằng "mẹ".

Bởi nhiều năm qua, ngày thì cô Hương cầm phấn, đêm đến thì đốt đuốc, rọi đèn pin vận động trẻ đến trường. Thấy học sinh khó khăn, cô Hương còn thành lập thêm "bếp ăn tình thương" phục vụ bữa ăn sáng miễn phí cho học sinh, kêu gọi hàng nghìn bộ quần áo... cho các em học sinh khó khăn.

Cô Hương đến tận nhà phụ huynh thăm hỏi, vận động trẻ đến trường.
Cô Hồ Thị Hương đến tận nhà phụ huynh thăm hỏi, vận động trẻ đến trường.

Đốt đuốc, rọi đèn pin vận động trẻ đến trường

Năm 2011, Hồ Thị Hương (SN 1989) vừa tròn 22 tuổi, từ tỉnh Đắk Lắk đến nhận công tác tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Phú, bản Giang Châu, xã Đắk Ngo, của huyện biên giới Tuy Đức. Đây là một trong những trường học thuộc diện vùng sâu, vùng xa và khó khăn nhất tỉnh Đắk Nông.

Công tác tại vùng sâu, cô Hương nhận thấy bà con nơi đây vẫn nghĩ đến “cái bụng” nhiều hơn là nghĩ đến việc học của con em. Trong suy nghĩ của nhiều gia đình, họ không muốn cho con đi học vì mất thời gian đưa đón, tốn công lao động.

Hơn nữa, những đứa trẻ 7-8 tuổi đã có thể tự mình kiếm tiền bằng việc đi hái rau rừng, mót khoai, mỳ, cà phê… nên phụ huynh muốn con mình ở nhà để phụ giúp gia đình. Ngày vào nhận công tác, thay vì chỉ lên lớp giảng dạy, cô Hương cùng các đồng nghiệp còn có thêm nhiệm vụ vận động trẻ đến trường.

Cô Hương thay mặt các nhà hảo tâm tặng quần áo cho các em học sinh khó khăn.
Cô Hương thay mặt các nhà hảo tâm tặng quần áo cho các em học sinh khó khăn.

Cô Hương nhớ lại, gần 10 năm trôi qua, tôi không nhớ nổi mình đã đi bộ, vượt bao nhiêu quãng đường đèo dốc để đến từng nhà vận động trẻ đến trường. Để vận động được trẻ, tôi và nhiều giáo viên ở đây phải chờ tới lúc trời tối mới đốt đuốc, rọi đèn pin đến từng nhà để gặp bố mẹ các em.

"Nhiều lúc đi đường núi, đèo dốc bị té ngã, bản thân tôi cảm thấy không còn sức lực. Thế nhưng, ngồi nghỉ ngơi một lúc, tôi lại thấy thương cho hoàn cảnh các em. Vậy là tôi lại đứng dậy đi tiếp với mong muốn vận động được thật nhiều trẻ đến trường tìm kiếm con chữ, nuôi ước mơ xây dựng tương lai”.

Lãnh đạo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Trần Phú cho biết, phần lớn các hộ gia đình sinh sống ở bản Giang Châu đều là dân di cư từ các tỉnh thành phía Bắc vào đây sinh dống, làm kinh tế. Sau nhiều năm bám trụ, lập nghiệp nơi vùng đất mới, cuộc sống khó khăn vẫn đeo bám lấy cuộc sống của nhiều hộ gia đình nơi đây.

Cô Hương chuẩn bị bữa sáng miễn phí cho học sinh nghèo.
Cô Hương chuẩn bị bữa sáng miễn phí cho học sinh nghèo.

Nhiều năm qua, năm nào học sinh nhà trường cũng có gần 100% các em học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Hàng ngày, hầu hết các em học sinh của nhà trường vẫn phải sử dụng quần áo cũ hoặc đồ cũ do các anh chị lớp trước để lại.

"Người mẹ thứ 2" của trẻ em bản Giang Châu

Ngày ngày lên lớp, cô Hương luôn trăn trở làm sao để tạo động lực cho học trò đi học đều đặn. Theo cô Hương, cô đã nhiều lần rơi nước mắt khi nhìn thấy các em học sinh của mình đến trường với bộ quần áo cũ kỹ, nhuộm màu đất đỏ bazan.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, cô Hương đã động viên bản thân phải làm cái gì đó để tiếp thêm động lực cho các em nhỏ đến trường. Sau đó, cô Hương đã mang câu chuyện này kể cho những người đồng cảm, có điều kiện và vận động họ giúp đỡ các em học sinh có bộ quần áo mới đến trường.

Các em học sinh nghèo phấn khởi khi được nhận quà từ cô Hương.
Các em học sinh nghèo phấn khởi khi được nhận quà từ cô Hương.

Ban đầu khi mới đi vận động, xin quần áo cho học trò, cô Hương đã gặp phải sự nghi ngờ của nhiều người. Họ không tin cô bởi ai lại đi xin hàng trăm bộ quần áo cho học sinh cùng một lúc, làm gì có chuyện cả trường đều là học sinh nghèo như vậy?

"Ban đầu, nhiều người dè dặt chỉ cho tôi vài bộ quần áo và tôi đã trao tận tay học trò. Dần dần, thấy việc làm của tôi mang nhiều ý nghĩa, nhiều "mạnh thường quân" đã quan tâm, giúp đỡ tôi nhiều hơn" - cô Hương chia sẻ.

Vào những thời điểm thời tiết chuyển mùa, những cái lạnh tê tái khiến cho rất nhiều học sinh phải run lên bần bật. Nữ giáo viên trẻ lại ra sức kêu gọi các mạnh thường quân chung tay ủng hộ để các em được tấm áo ấm trong mùa lạnh ở Tây Nguyên. Mỗi năm 2 đợt, nhiều năm qua, cô Hương đã kêu gọi cho các em học sinh trong trường hàng nghìn bộ quần áo mới.

Ở bản Giang Châu cô Hương được xem như là người mẹ thứ 2 của trẻ em nghèo.
Ở bản Giang Châu, cô Hương được xem như là người mẹ thứ 2 của trẻ em nghèo.

Cô giáo Hương tâm sự: “Nếu mình còn sức, trò còn muốn đến trường thì mình sẽ không ngại khó khăn, tiếp tục đi xin quần áo cho các em học sinh. Những món quà này không nằm ở giá trị lớn hay nhỏ mà đó là cách để tôi sẻ chia, động viên các em tiếp tục đến trường, nuôi dưỡng ước mơ thoát nghèo”.

Từ năm 2018 đến nay, cô Hương đã kêu gọi được được 1.000 bộ quần áo, 482 đôi dép, 241 chiếc cặp, 482 áo ấm cho các em học sinh nơi mình giảng dạy. Bên cạnh đó, "bếp ăn tình thương" cô Hương mở cũng phát miễn phí hơn 2.000 suất xôi thịt, giò chả... phục vụ bữa sáng miễn phí cho các em học sinh. Nhờ vậy, các em học sinh không còn phải đến trường với cái bụng đói meo như trước đây.

Ông Phạm Xuân Lam - Chủ tịch UBND xã Đắk Ngo - cho biết: “Tấm lòng thơm thảo của cô Hương là điều mà nhà trường, phụ huynh, địa phương rất cảm kích. Nhiều em học sinh ở đây còn xem cô Hương như người "mẹ thứ hai" của mình, khi cô đã lo lắng cho các em từ miếng cơm, manh áo”.

Với những nỗ lực không biết mệt mỏi của mình, cô Hương đã nhận được Bộ Giáo dục - Đào tặng bằng khen vì có thành tích tốt trong việc giáo dục học sinh dân tộc vùng sâu, vùng xa; có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua đổi mới, sáng tạo, trong quản lý, giảng dạy và học tập. Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em, thiếu niên, nhi đồng...

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.