Cô giáo mầm non người Hrê vào tận nhà cõng học sinh vượt sông tới trường

HẢI ĐĂNG - VƯƠNG TRẦN |

Cô giáo Đinh Thị Hồng Linh, sinh năm 1993 là người dân tộc thiểu số Hrê, công tác tại trường Mầm non An Dũng, huyện An Lão - vùng núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Bình Định.

Vượt tuổi thơ gian khó

Cô giáo Hồng Linh là một trong 63 gương thầy cô giáo tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020.

Xuất thân trong 1 gia đình có 8 anh, chị em, Hồng Linh đã trải qua những tháng ngày tuổi thơ gian khó, vất vả với hành trình đến với những học sinh mầm non thân yêu.

"Năm 2011, biết tin mình đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương I (Hà Nội), chuyên ngành Mầm non, Hồng Linh vừa vui, vừa thấp thỏm lo lắng. Bởi gia cảnh khó khăn, liệu có thể đi đến đích của ước mơ? Sau nhiều lần bàn tính, vì thương con, bố mẹ cô quyết tâm, cố gắng bằng mọi cách tạo điều kiện cho con gái đi học” - cô Linh chia sẻ.

Nhớ ngày đầu tiên về quê thực tập tại trường Mầm non An Lão, Hồng Linh khi ấy vừa hồi hộp, vừa lo lắng nhưng thấy các em nhỏ ở đây rất dễ thương, gần gũi khiến cô càng yêu nghề giáo.

Năm 2013, tốt nghiệp ra trường, Hồng Linh được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Lão, tỉnh Bình Định bố trí công tác tại trường Mẫu giáo An Dũng, xã An Dũng - nơi cô sinh ra và lớn lên. Vậy là Hồng Linh chính thức được dạy những con chữ đầu tiên cho đồng bào mình.

Cô giáo Đinh Thị Hồng Linh cùng các học sinh Trường Mầm non An Dũng. Ảnh Hải Đăng

An Dũng là một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Người dân nơi đây phần lớn là người dân tộc thiểu số Hrê, chủ yếu làm nông. Địa hình quanh co, người dân sống dọc theo hai bên bờ sông và dưới chân núi. Giao thông đi lại khó khăn, đến mùa mưa, học sinh ở bên kia sông phải nghỉ học vì không có cầu qua lại. Có những hôm, cha mẹ các em đi làm xa không về kịp để đón con, Hồng Linh phải cõng từng em qua sông để trở về nhà.

Dù nhiều trở ngại vẫn luôn nỗ lực

“Do người dân ở đây thường phải đi làm ăn xa, để con ở nhà với ông bà (là những người cao tuổi) nên không đưa được các em đến trường. Vì vậy tôi và các thầy, cô giáo phải vào tận nhà đón các em đến lớp và đến chiều sẽ đưa các em về”, Hồng Linh chia sẻ.

Trường học thì không đủ phòng nên nhà trường phải mượn nhà văn hóa thôn cho giáo viên dạy học.

Niềm vui của cô là thấy các em tới lớp đông đủ. Ảnh Hải Đăng

Dù nhiều trở ngại là vậy nhưng Hồng Linh và học trò vẫn nỗ lực đến trường. Ngoài các hoạt động dạy học, Hồng Linh và trò tham gia các cuộc thi do ngành tổ chức như: “Bé năng động cùng Aerobic cấp huyện”, “Bé yêu tiếng Việt cấp huyện”… Trong nhiều năm liên tiếp, các em đều đoạt giải cao. Học trò ở đây là người dân tộc thiểu số nhưng rất mạnh dạn, tự tin khi được tham gia và thi tài với các bạn trường khác trong huyện.

“Tôi cảm thấy rất vui mừng vì sự cố gắng của bản thân được ghi nhận và góp phần đem lại lợi ích cho bản thân cũng như ngành Sư phạm”, Hồng Linh bày tỏ.

Cô Đinh Thị Hồng Linh là một trong những giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng Thầy Cô” năm 2020 do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Tập đoàn Thiên Long thực hiện, nhằm vinh danh các các giáo viên là người dân tộc thiểu số đang trực tiếp dạy học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Trong quá trình công tác, cô được Đoàn xã, Liên đoàn Lao động và Ủy ban Nhân dân huyện tặng giấy khen. Năm học vừa qua, cô giáo 9X đã tham gia cuộc thi “Tìm hiểu đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và trẻ tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020” đoạt giải Ba…

HẢI ĐĂNG - VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: Cô giáo mầm non gãy tay vẫn lội nước dọn trường đón học sinh

Quách Du - Quang Đại |

Dù bị gãy một tay nhưng cô Trần Thị Mậu - giáo viên trường Mầm non xã Thanh Hà, Thanh Chương, Nghệ An vẫn lội nước, dọn dep trường đón học sinh.

Chiến sĩ công an và cô giáo mầm non căng mình dọn dẹp sau khi lũ rút

QUÁCH DU |

Lũ lớn về khiến nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bị ngập sâu. Sau khi lũ rút, nhiều chiến sĩ công an đã đến trường, phụ giúp các cô giáo dọn dẹp.

Cô giáo mầm non bỏ bục giảng, học làm kỹ thuật viên lái tàu ngầm Metro

Anh Nhàn - Ngọc Lê |

Đang làm nghề "gõ đầu trẻ", chị Phạm Thị Thu Thảo (33 tuổi, TPHCM) nộp đơn xin tham gia lớp học lái tàu ngầm Metro theo tiếng gọi đam mê. Là bóng hồng duy nhất trong lớp, học viên này ấp ủ ước mơ cầm lái tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của TPHCM.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Nghệ An: Cô giáo mầm non gãy tay vẫn lội nước dọn trường đón học sinh

Quách Du - Quang Đại |

Dù bị gãy một tay nhưng cô Trần Thị Mậu - giáo viên trường Mầm non xã Thanh Hà, Thanh Chương, Nghệ An vẫn lội nước, dọn dep trường đón học sinh.

Chiến sĩ công an và cô giáo mầm non căng mình dọn dẹp sau khi lũ rút

QUÁCH DU |

Lũ lớn về khiến nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bị ngập sâu. Sau khi lũ rút, nhiều chiến sĩ công an đã đến trường, phụ giúp các cô giáo dọn dẹp.

Cô giáo mầm non bỏ bục giảng, học làm kỹ thuật viên lái tàu ngầm Metro

Anh Nhàn - Ngọc Lê |

Đang làm nghề "gõ đầu trẻ", chị Phạm Thị Thu Thảo (33 tuổi, TPHCM) nộp đơn xin tham gia lớp học lái tàu ngầm Metro theo tiếng gọi đam mê. Là bóng hồng duy nhất trong lớp, học viên này ấp ủ ước mơ cầm lái tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của TPHCM.