Chuyện về những thầy giáo mầm non gieo chữ nơi “thâm sơn cùng cốc”

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Công việc nuôi dạy trẻ vốn đã khó khăn với các cô giáo thì với các thầy lại càng gian nan hơn. Tuy nhiên không vì thấy khó mà bỏ cuộc, 4 thầy giáo mầm non ở Trường mầm non Thanh Quân (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) đã gắn bó với công việc này suốt hơn 20 năm qua, với những bài hát, điệu múa đã truyền đi cho bao lớp học sinh nơi đây.

Cái duyên của thầy đến với trẻ

Xã Thanh Quân (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) là một xã miền núi khó khăn của tỉnh Thanh Hóa, nơi đây chủ yếu là bà con người Thái với cuộc sống và điều kiện kinh tế còn nhiều vất vả. Do đó, việc dạy và học ở đây cũng đang còn nhiều thiếu thốn.

Cách đây hơn 20 năm, xã Thanh Quân đã động viên và vận động các thanh niên tại địa phương đi học để về dạy trẻ mầm non. Thời điểm đó, có tất cả 6 thanh niên được cử đi học, tuy nhiên, hiện chỉ còn 4 thầy giáo đang theo công việc nuôi dạy trẻ. Thời điểm ban đầu, các thầy được địa phương trợ cấp 50kg thóc/1 tháng.

Nhớ về cách đây hơn 2 thập kỷ, thầy giáo Lương Văn Cường (50 tuổi, giáo viên Trường Mầm non Thanh Quân) cho biết, năm 1996, khi đang độ tuổi thanh xuân, thấy địa phương động viên, mấy anh em đã cùng nhau tham gia học lớp sơ cấp ở huyện một thời gian. Sau khi tốt nghiệp, anh em lại cùng nhau về quê cắm bản, mang con chữ đến với trẻ thơ.

“Ngày ấy khốn khó lắm, cả xã Thanh Quân chưa có trường mầm non, lại là vùng đặc biệt khó khăn, còn nhiều hủ tục lạc hậu, trẻ nhỏ ít được đến trường. Lúc đó, chúng tôi đã cùng với xã đi động viên, vận động các gia đình đưa trẻ đến trường. Thậm chí còn phải đến từng nhà, trong nhiều ngày để nói chuyện, vận động các phụ huynh” - thầy Cường chia sẻ.

Thầy Vi Văn Dương trong một giờ lên lớp. Ảnh: H.D
Thầy Vi Văn Dương trong một giờ lên lớp. Ảnh: H.D

Cũng như thầy Cường, thầy Vi Văn Dương (54 tuổi) cho hay, trước đây ở địa phương, rất nhiều học sinh chỉ được học hết lớp 9 rồi phải ở nhà giúp gia đình và ít năm sau lập gia đình, nên có phần thiệt thòi hơn dưới miền xuôi. Thấu hiểu điều đó, nên khi thấy thông báo tuyển sinh giáo viên mầm non, thầy Dương đã quyết định đăng ký theo học, với mong muốn đem ánh sáng tri thức đến với trẻ nhỏ ở quê mình.

“Những ngày đầu khi về trường công tác, đa số học trò đều là người Thái nên mỗi khi lên lớp, tôi vừa phải nói tiếng Thái, vừa phiên dịch ra tiếng phổ thông để giúp các em hiểu. Năm này qua năm khác, với sự nỗ lực của nhà trường và gia đình, các em đã dễ dàng bắt nhịp được với những bài học” - thầy Dương cho biết.

Khi thầy giáo dạy múa hát

Hiện tại Trường Mầm non Thanh Quân có 4 thầy giáo, cả 4 thầy đều là người dân tộc Thái, sinh ra và lớn lên ở xã Thanh Quân nên mong muốn lớn nhất của các thầy là giúp các em ở quê hương mình được đến lớp, đến trường đầy đủ.

Suốt hơn 2 thập kỷ, đôi bàn tay thầy đã nâng niu những nét chữ cho rất nhiều trẻ thở. Ảnh: H.D
Suốt hơn 2 thập kỷ, đôi bàn tay thầy đã nâng niu những nét chữ cho rất nhiều trẻ thở. Ảnh: H.D

Là người tham gia giảng dạy từ những ngày đầu, thầy Hoàng Thanh Tình (47 tuổi) cho biết, ban đầu về trường giảng dạy còn nhiều bỡ ngỡ, thậm chí nhiều khi dạy múa hát cho trẻ nhỏ còn ngại. Tuy nhiên, với sự quyết tâm và nỗ lực vượt qua rào cảo, các thầy đều hoàn tốt nhiệm vụ được giao với công việc nuôi dạy trẻ.

“Hiện, việc dạy trẻ múa hát đối với chúng tôi là điều bình thường, thậm chí dỗ dành, cho trẻ ăn uống, vệ sinh... diễn ra thuần thục, không nề hà gì cả. Chỉ với mong muốn mang đến cho trẻ những tri thức, yêu thương và các giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Đúng như câu Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” - thầy Tình chia sẻ.

Các thầy chăm lo từ miếng ăn, giấc ngủ cho trẻ. Ảnh: H.D
Các thầy chăm lo từ miếng ăn, giấc ngủ cho trẻ. Ảnh: H.D
Các thầy chăm lo từ miếng ăn, giấc ngủ cho trẻ. Ảnh: H.D

Cô Lương Thị Hà - quyền Hiệu trưởng Trường mầm non Thanh Quân (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, nhà trường có gần 40 cán bộ giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 4 thầy giáo làm công tác nuôi dạy trẻ.

“Các thầy đều có chuyên môn tốt, gương mẫu và luôn hoàn thành các nhiệm vụ. Quan trọng hơn nữa là với nhiệt huyết yêu nghề, mến trẻ suốt hàng thập kỷ qua, các thầy cũng là tấm gương, nghị lực cho nhiều cán bộ giáo viên trong trường noi theo. Nhiều lúc thấy thầy Dương (đã gần về hưu) nhưng vẫn ân cần chăm sóc, dỗ dành trẻ ăn cơm, chính chúng tôi cũng thấy ấm lòng và học hỏi ở thầy rất nhiều” - cô Hà chia sẻ.

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Cô gái từ chối thầy giáo vì cho rằng thiếu chín chắn khiến Cát Tường sốc

DI PY |

Tại "Ghép đôi thần tốc", Cát Tường đã mai mối cho cô gái xinh đẹp với chàng giáo viên. Dù khá xứng đôi, tuy nhiên, kết quả cả hai lại không nên duyên.

Những thầy giáo “nơi cùng trời” Tây Bắc

Văn Đức |

Yên Bái - Nằm cách xa trung tâm huyện gần 60 km, không chỉ giao thông đi lại khó khăn, nơi đây không có điện lưới quốc gia, không có sóng điện thoại. Nhưng 6 thầy giáo tại điểm trường PTDT BT TH&THCS xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải vẫn kiên trì bám bản để gieo chữ cho con em đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Những thầy giáo mầm non múa dẻo, hát hay không kém gì các cô

Phong Quang - Phùng Minh |

Tuyên Quang - Các thầy cũng múa, cũng hát rồi tết cả tóc cho con trẻ, đẹp và thành thục không kém các cô giáo. Với các thầy giáo mầm non, đó không đơn thuần chỉ là công việc mà còn là tình yêu trẻ và sự gắn bó với cái nghề mà ít nam giới dám lựa chọn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Cô gái từ chối thầy giáo vì cho rằng thiếu chín chắn khiến Cát Tường sốc

DI PY |

Tại "Ghép đôi thần tốc", Cát Tường đã mai mối cho cô gái xinh đẹp với chàng giáo viên. Dù khá xứng đôi, tuy nhiên, kết quả cả hai lại không nên duyên.

Những thầy giáo “nơi cùng trời” Tây Bắc

Văn Đức |

Yên Bái - Nằm cách xa trung tâm huyện gần 60 km, không chỉ giao thông đi lại khó khăn, nơi đây không có điện lưới quốc gia, không có sóng điện thoại. Nhưng 6 thầy giáo tại điểm trường PTDT BT TH&THCS xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải vẫn kiên trì bám bản để gieo chữ cho con em đồng bào dân tộc Mông nơi đây.

Những thầy giáo mầm non múa dẻo, hát hay không kém gì các cô

Phong Quang - Phùng Minh |

Tuyên Quang - Các thầy cũng múa, cũng hát rồi tết cả tóc cho con trẻ, đẹp và thành thục không kém các cô giáo. Với các thầy giáo mầm non, đó không đơn thuần chỉ là công việc mà còn là tình yêu trẻ và sự gắn bó với cái nghề mà ít nam giới dám lựa chọn.