Chiến sĩ đặc công hơn 20 năm tìm hài cốt đồng đội

Hữu Long |

Nhiều năm qua, cựu chiến binh Trần Sông Thao tình nguyện rong ruổi khắp những cánh rừng ở miền Trung để quy tập mộ phần các liệt sĩ còn thất lạc. Nhờ thiện tâm của ông Thao, không ít gia đình liệt sĩ đã tìm được mộ phần của người thân thất lạc mấy chục năm trời.

Người cựu binh đặc biệt

Trong quá trình sống và chiến đấu tại Mặt trận 44 Quảng Đà, không ít lần ông Trần Sông Thao (SN 1953, Đà Nẵng) - chiến sĩ Đặc công nước Đơn vị 170, chứng kiến cảnh bom rơi đạn lạc và cả hình ảnh chôn cất đồng đội trong rừng sâu nước độc. May mắn còn sống trở về sau chiến tranh, ông Thao vẫn trăn trở bởi hài cốt đồng đội còn nằm đâu đó trên các chiến trường.

Cũng nhiều năm nay, người dân địa phương đã quen thuộc với hình ảnh người đàn ông tóc muối tiêu vác trên mình chiếc balo quân ngũ, thời gian trong rừng còn nhiều hơn lúc ở nhà. Thời điểm chúng tôi có mặt, ông Thao đang chuẩn bị hành lý để vào Quảng Ngãi tìm kiếm mộ của liệt sĩ.

Ông Thao kể, vào năm 1997, được sự ủng hộ của người thân, ông chính thức bắt đầu công việc đi tìm mộ đồng đội. Đều đặn, đôi chân của người cựu binh ấy đã in dấu ở khắp các chiến trường Quảng Đà năm xưa. Mỗi chuyến đi vào rừng tìm hài cốt liệt sĩ, ông Thao thường mất một tuần. Có khi may mắn, nhưng cũng không ít lần tay trắng trở về. Với ông Thao, mỗi chuyến đi là một kỷ niệm vui buồn nhưng mãn nguyện nhất là hình ảnh đồng đội hi sinh được đưa về quê nhà an táng sau bao nhiêu năm nằm lạc lõng giữa rừng.

Ông kể với chúng tôi về chuyến đi tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Xuân Tịnh (quê Hà Tĩnh) hy sinh tại chiến trường Quảng Ngãi. Đó là một chuyến đi đặc biệt vì lúc liệt sĩ Tịnh hy sinh, ông Thao chỉ nhớ mang máng người này được an táng trên đồi Mô Níc (xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi) và được chôn bên một cây cổ thụ lớn.

“Năm đó, tôi cùng gia đình liệt sĩ Nguyễn Xuân Tịnh thuê ôtô để vào Quảng Ngãi tìm hài cốt anh. Đến ngã ba đường rừng, mọi người bắt đầu đi bộ hàng chục km đường rừng. Mất nửa ngày trời cắt rừng, chúng tôi đến nơi thì cây cổ thụ năm xưa đã bị người dân chặt để lấy đất sản xuất. May mắn vào thời điểm đó, một người dân địa phương nhớ vị trí của cây cổ thụ ấy. Lúc bấy giờ, mọi người ai cũng hì hục đào bới. Khi hài cốt bắt đầu lộ ra, ai nấy nhìn nhau mừng trong nước mắt” - ông Thao nhớ lại.

Còn sức khỏe còn tìm đồng đội

Không ít lần trên hành trình của mình, ông Thao tìm được mộ phần liệt sĩ nhưng bởi người thân liệt sĩ quá nghèo, ông còn tình nguyệt đưa phần mộ tìm được về quê an nghỉ. Đó là trường hợp liệt sĩ Ngô Văn Sử (quê Quảng Ninh) sau khi tìm được mộ phần, ông bỏ tiền túi thuê xe chở hài cốt liệt sĩ về quê làm lễ truy điệu.

Tính đến thời điểm này, ông Thao đã tìm được 10 mộ liệt sĩ của đồng đội đưa về quê hương và 3 ngôi mộ liệt sĩ được đưa vào Nghĩa trang liệt sĩ Hòa Tiến (huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng).

Mặc dù giúp cho không ít gia đình thân nhân liệt sĩ tìm được hài cốt nhưng ông Thao vẫn còn nhiều dự định. Ông bảo, những việc làm của ông chưa đáng là bao bởi còn nhiều đồng đội chưa được tìm thấy hài cốt. Ông mong muốn có thêm sức khỏe, có đôi chân dẻo dai cùng trí nhớ tốt để tiếp tục thực hiện tâm nguyện của minh.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Nghĩa tình đầu sông, cuối sông

HỒNG LAN - SỞ HẠ |

Nếu không trực tiếp tham gia, thật khó để tin việc những đoàn xe rầm rập chuyển hàng nghìn can nước ngọt từ nơi đầu nguồn sông Cửu Long về tận cuối nguồn - nơi người dân đang khát khô vì hạn mặn - lại là thành quả từ sự nỗ lực không mệt mỏi của chàng thanh niên chỉ mới 21 tuổi.

Thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo lan toả những điều tử tế

Đăng Huỳnh |

Tự cách ly, đeo khẩu trang đến sân vận động, cùng các học trò truyền thông điệp rửa tay đúng cách… là những hành động thầy Park xung phong để cùng hành động, khi cả cộng đồng chung tay phòng chống dịch COVID-19.

Mất hai chân, còn một tấm lòng

sở hạ |

Vào bộ đội năm 1978, 5 năm sau, ông Bùi Trường Sơn trở về quê nhà ở khu vực Bình Hòa (phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) với thân thể không lành lặn: Hai chân của ông đã để lại chiến trường Campuchia.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nghĩa tình đầu sông, cuối sông

HỒNG LAN - SỞ HẠ |

Nếu không trực tiếp tham gia, thật khó để tin việc những đoàn xe rầm rập chuyển hàng nghìn can nước ngọt từ nơi đầu nguồn sông Cửu Long về tận cuối nguồn - nơi người dân đang khát khô vì hạn mặn - lại là thành quả từ sự nỗ lực không mệt mỏi của chàng thanh niên chỉ mới 21 tuổi.

Thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo lan toả những điều tử tế

Đăng Huỳnh |

Tự cách ly, đeo khẩu trang đến sân vận động, cùng các học trò truyền thông điệp rửa tay đúng cách… là những hành động thầy Park xung phong để cùng hành động, khi cả cộng đồng chung tay phòng chống dịch COVID-19.

Mất hai chân, còn một tấm lòng

sở hạ |

Vào bộ đội năm 1978, 5 năm sau, ông Bùi Trường Sơn trở về quê nhà ở khu vực Bình Hòa (phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) với thân thể không lành lặn: Hai chân của ông đã để lại chiến trường Campuchia.