Chàng trai khiếm thính mang ước vọng cho người cùng cảnh ngộ

Minh Anh - Hữu Chánh - Hữu Đức |

Vượt qua nhiều rào cản do bị câm, điếc bẩm sinh, anh Nguyễn Thái Thành quyết tâm theo đuổi đam mê, trở thành nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp. Không chỉ viết lên cuộc sống tươi đẹp cho riêng mình, anh còn mang đến ước vọng cho những người có cùng cảnh ngộ.

Hành trình theo đuổi đam mê tạo mẫu tóc

Nguyễn Thái Thành (SN 1991) ở Bắc Giang không may bị câm điếc bẩm sinh. Thuở nhỏ, gia đình đã đưa Thành đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có kết quả. Đó là quãng thời gian Thành gặp rất nhiều trở ngại bởi chưa có ai dạy cho anh về ngôn ngữ kí hiệu, về cách giao tiếp và nói chuyện với người xung quanh.

Năm 14 tuổi, Thành theo học tại Trường Dạy trẻ khiếm thính Nhân Chính, Hà Nội. Tại đây, Thành bắt đầu được tiếp xúc với bảng chữ cái nổi, được học về ngôn ngữ dành cho người khiếm thính.

 
Sau nhiều lần tìm kiếm cơ hội, cuối cùng anh Thành bén duyên với nghề cắt tóc.

“Hồi đó, mình cảm thấy cuộc đời như đã sang một trang mới. Mình có ngôn ngữ và có thể giao tiếp với mọi người. Ngôn ngữ kí hiệu chính là cây cầu kết nối mình đến với cuộc sống xung quanh" - anh Thành chia sẻ.

Tốt nghiệp, Thành đã thử học và làm nhiều công việc như thợ may, nấu ăn nhưng đều bỏ ngang vì thấy không phù hợp. Sau đó, anh vô tình biết đến nghề tạo mẫu tóc qua một người quen. Anh nhận ra đây là công việc mà mình rất thích và muốn theo đuổi.

Những bằng khen và giải thưởng là minh chứng cho sự nỗ lực không biết mệt mỏi của anh Thành trong suốt 10 năm làm nghề.
Những bằng khen và giải thưởng minh chứng cho sự nỗ lực không biết mệt mỏi của anh Thành trong suốt 10 năm làm nghề.

Tuy nhiên, gian nan nhất là việc tìm một nơi để có thể học nghề. Đến nhiều nơi, học nhiều chỗ nhưng anh Thành không thu nhận được nhiều kiến thức vì giáo viên không hiểu, không nghe rõ những điều anh hỏi, anh nói.

Nhưng rồi may mắn cũng đến với Thành. Sau 2 năm lăn lộn ở miền Nam, anh gặp được người thầy hiểu được ngôn ngữ ký hiệu, giúp anh viết tiếp ước mơ trở thành một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp.

Với nỗ lực không ngừng nghỉ, năm 2011, Thành đón nhận giải thưởng “Nhà tạo mẫu tóc triển vọng TP Hồ Chí Minh” với chuyến du học Singapore. Đây có lẽ là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh. Từ khởi đầu đó, một tiệm cắt tóc chẳng giống ai được hình thành. Khách hàng đến với quán tóc của Thành ngày một đông dần.

Vượt qua không biết bao nhiêu khó khăn và có cả định kiến, Thành vẫn từng ngày tiến bộ và càng vững chắc hơn trong cuộc sống mưu sinh vốn đã gắn với những thử thách rất “đặc biệt” của mình.

Thành tâm sự: “Có nhiều người khi thấy mình không nói, không giao tiếp gì thì họ cảm thấy rất kì lạ, họ còn tưởng mình là người nước ngoài. Mình rất hạnh phúc vì trong 10 năm qua, tiệm có những vị khách quen luôn tin tưởng và gắn bó".

“Sứ giả” của những người khiếm thính

Bên cạnh hoạt động của tiệm tóc, anh Thành còn nhận đào tạo những người bị câm, điếc bẩm sinh theo hình thức vừa học vừa làm. Tính đến nay, anh đã dạy nghề cho hàng chục học viên đến từ nhiều lứa tuổi khác nhau. Nhiều người sau khi tốt nghiệp tiếp tục ở lại phụ giúp Thành trong công việc, còn một số khác đã tự mở được cửa hàng riêng, lập gia đình và có cuộc sống ổn định.

 
Tiệm cắt tóc của anh Thành nằm trong con ngõ nhỏ Văn Chương (Khâm Thiên – Hà Nội)

Thành luôn coi học viên như người trong gia đình mình. Không chỉ giảng dạy về chuyên môn, anh còn truyền đạt nhiều kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống.

“Khi đến quán, được học nghề cắt tóc em cảm thấy rất vui. Mọi người ở đây đều giao tiếp bằng kí hiệu nên em học được rất nhiều điều từ anh Thành. Đó không chỉ là trong công việc cắt tóc mà còn là thái độ sống lạc quan, tích cực. Em sẽ cố gắng học thật nhiều để có thể ngày càng tiến bộ và trở thành một người thành công như anh ấy” – bạn Phạm Thị Quỳnh (19 tuổi), học viên khiếm thính tại salon tóc Thành Nguyễn cho biết.

Hiện tại, Thành vẫn tập trung đào tạo nhân lực thật vững chắc với khao khát xây dựng chuỗi salon tóc dành cho người khiếm thính. Hạnh phúc giờ đây với anh không chỉ là việc chăm chút cho những mái tóc đẹp của khách hàng mà còn là việc nhân lên niềm tin để truyền lửa và giúp những người có cùng khiếm khuyết như mình.

Các bạn học viên được anh hướng dẫn tận tình cách cắt tóc trên các mẫu ma-nơ-canh.
Các bạn học viên được anh hướng dẫn tận tình cách cắt tóc trên các mẫu ma-nơ-canh.

“Theo mình, dù là người khiếm thính hay người bình thường thì đều có những cơ hội bình đẳng như nhau, quan trọng là mọi người đều thân thiện và có cái nhìn tích cực, tôn trọng lẫn nhau. Mình mong muốn từ câu chuyện của bản thân sẽ giúp được các bạn khiếm thính khác có thêm niềm tin và động lực trong cuộc sống” – anh Thành chia sẻ.

Minh Anh - Hữu Chánh - Hữu Đức
TIN LIÊN QUAN

Nữ “anh hùng” gom tình yêu cho voọc Sơn Trà

Thuỳ Trang |

Đưa người dân đến gần với Sơn Trà bằng cách đi thật khẽ, ngắm thật kĩ để oà lên khi nhận ra một đàn Voọc chà vá chân nâu đang chuyền cành, đặt hình voọc ở nhà chờ xe buýt, vẽ lên chiếc áo dài tham dự hội thảo quốc tế ở các châu lục cho đến việc lên tiếng trước báo chí trong cuộc đấu tranh chống bê tông hoá Sơn Trà…. đó là cách nhà bảo tồn Lê Thị Trang cùng các cộng sự và cộng đồng của mình gom tình yêu cho voọc, bảo vệ từng cái cây ở Sơn Trà (Đà Nẵng) suốt 5 năm qua.

Bà cụ còng "gùi nước về bản" ở Hà Giang nhận thêm niềm vui từ cộng đồng

LN - Thảo Anh |

Mấy ngày qua, hình ảnh bà cụ Vàng Thị Xá cùng những người phụ nữ xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) còng lưng gánh trên vai những bồn nước inox đã khiến cộng đồng mạng xôn xao bàn tán với nhiều sắc thái cảm xúc.

Chàng trai 9X: "Làm nhiều việc thiện để cuộc đời trở nên dịu dàng hơn"

Minh Anh - Hữu Đức - Hữu Chánh |

“Mỗi ngày thức dậy, đều có thể nhìn thấy những nỗi đau và sự mất mát, mình luôn muốn làm cho cuộc đời trở nên dịu dàng hơn từ những hành động nhỏ bé của mình”. Đó là lời chia sẻ giản dị của Hoàng Quý Bình, sinh viên năm cuối Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về hành trình thực hiện các dự án vì cộng đồng.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Nữ “anh hùng” gom tình yêu cho voọc Sơn Trà

Thuỳ Trang |

Đưa người dân đến gần với Sơn Trà bằng cách đi thật khẽ, ngắm thật kĩ để oà lên khi nhận ra một đàn Voọc chà vá chân nâu đang chuyền cành, đặt hình voọc ở nhà chờ xe buýt, vẽ lên chiếc áo dài tham dự hội thảo quốc tế ở các châu lục cho đến việc lên tiếng trước báo chí trong cuộc đấu tranh chống bê tông hoá Sơn Trà…. đó là cách nhà bảo tồn Lê Thị Trang cùng các cộng sự và cộng đồng của mình gom tình yêu cho voọc, bảo vệ từng cái cây ở Sơn Trà (Đà Nẵng) suốt 5 năm qua.

Bà cụ còng "gùi nước về bản" ở Hà Giang nhận thêm niềm vui từ cộng đồng

LN - Thảo Anh |

Mấy ngày qua, hình ảnh bà cụ Vàng Thị Xá cùng những người phụ nữ xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) còng lưng gánh trên vai những bồn nước inox đã khiến cộng đồng mạng xôn xao bàn tán với nhiều sắc thái cảm xúc.

Chàng trai 9X: "Làm nhiều việc thiện để cuộc đời trở nên dịu dàng hơn"

Minh Anh - Hữu Đức - Hữu Chánh |

“Mỗi ngày thức dậy, đều có thể nhìn thấy những nỗi đau và sự mất mát, mình luôn muốn làm cho cuộc đời trở nên dịu dàng hơn từ những hành động nhỏ bé của mình”. Đó là lời chia sẻ giản dị của Hoàng Quý Bình, sinh viên năm cuối Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về hành trình thực hiện các dự án vì cộng đồng.