Chàng trai Cần Thơ rao bán 7 “xế cưng” lấy tiền lo cho người nghèo mùa dịch
TẠ QUANG |
Hơn 2 tháng qua, anh Nguyễn Hoàng Giang (33 tuổi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã bỏ tiền túi, thậm chí bán nhiều chiếc xe cổ yêu thích của mình để cùng bạn bè chung tay nấu những phần cơm cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong đợt dịch COVID-19.
Anh Nguyễn Hoàng Giang (33 tuổi, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) cho biết, anh hiện làm nghề sửa xe máy cổ và phân khối lớn. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên mọi công việc đều bị gác lại, giờ anh dành toàn bộ thời gian làm thiện nguyện giúp người dân có hoàn cảnh khó khăn.Theo anh Giang, bản thân vốn sinh ra cũng trong hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy, anh luôn hiểu rằng, sự hỗ trợ từ các nhà hảo tâm với bà con khó khăn có ý nghĩa rất lớn.Được biết, xưởng xe cũng đang gặp khó khăn do ảnh hưởng từ dịch, trong khi số người cần trợ giúp lại nhiều, anh đã rao bán nhiều “xế cưng” và nhiều thứ khác để có chi phí tiếp tục duy trì công tác thiện nguyện cũng như tổ chức hoạt động hỗ trợ thu mua nông sản, san sẻ yêu thương cho người dân.Bếp ăn của anh mỗi ngày cung cấp 500 - 700 suất ăn cho người lao động nghèo, sinh viên, các khu trọ, bệnh viện, các chốt kiểm soát… trên địa bàn thành phố.Với 500 - 700 suất ăn chay, mặn hằng ngày, chi phí bỏ ra từ 5 - 7 triệu đồng. Để duy trì bếp ăn hoạt động xuyên suốt nhiều tháng qua, anh Giang phải trích tiền tích cóp được và bán luôn 7 chiếc xe máy cổ do anh sưu tập với giá từ 30 - 90 triệu đồng/chiếc.Số tiền nấu các phần cơm thiện nguyện mỗi ngày đều do chính anh bỏ tiền túi, không vận động bất kỳ ai.Để duy trì bếp ăn, anh cùng bạn bè, nhân viên tại gara chung tay hỗ trợ hoạt động.Nhận phần cơm trên tay, bà Phan Thị Tua (71 tuổi, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) chia sẻ: Gia đình rất khó khăn, bà phải ở trọ bán vé số kiếm sống. Giờ thất nghiệp, cũng không biết bao giờ vé số được bán lại để kiếm sống. Bây giờ thì sống nhờ vào sự cưu mang của các mạnh thường quân.Xuất thân là một trẻ mồ côi, nên anh Giang luôn tâm niệm khi cuộc sống ổn định sẽ hỗ trợ lại cho những trẻ em mưu sinh nơi đường phố, cơ nhỡ.“Bản thân là trẻ mồ côi, thấu hiểu được nỗi khổ của các em. Thế nên có nghề trong tay, tôi mong muốn tạo ra một mái ấm, truyền thụ nghề để các em có công ăn việc làm ổn định. Rồi sau này, các em sẽ tiếp bước tôi để giúp đỡ nhiều em nhỏ có số phận kém may mắn như mình”, anh Giang nói.Chị Lý Thị Ngọc Nga (28 tuổi) vợ anh Giang kể, thấy chồng trong lúc thất nghiệp lại còn đang lo ăn ở cho anh em trong xưởng, con thì mới sinh nên cũng lo lắng lắm. Cản thì anh buồn, bởi xưa anh là trẻ mồ côi, thấy người ta khó khăn, ảnh chịu không nổi. Thấy anh quyết tâm quá nên chị cũng đồng lòng, vợ chồng cùng làm.Đến thời điểm hiện tại, anh đã dạy nghề sửa xe miễn phí và hỗ trợ nơi ở cho gần 20 bạn trẻ khó khăn. Từ tấm lòng ấm áp tình người, anh Giang đã sẻ chia khó khăn với những phận đời kém may mắn, cũng như chung tay hỗ trợ người nghèo trong đại dịch COVID-19.
Sau hơn 5 ngày thí điểm mở cửa, nhiều hàng quán ở huyện "vùng xanh" Củ Chi, TPHCM vẫn chưa hoạt động trở lại. Các chốt bảo vệ vùng xanh vẫn duy trì để phòng chống dịch COVID-19.
Cuộc sống ở 4 huyện vùng xanh của Cần Thơ đang dần trở lại bình thường, khi địa phương này vừa cho phép nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Sau hơn 2 tháng phải ở nhà, người dân đã đổ xô đi rút tiền chuẩn bị cho các hoạt động làm ăn trở lại. Trong khi đó, nhiều hộ dân khác đã kéo nhau đi bán vàng, nữ trang… vì không còn đồng nào để trang trải cuộc sống…
Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.
Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.
Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.
Sau hơn 5 ngày thí điểm mở cửa, nhiều hàng quán ở huyện "vùng xanh" Củ Chi, TPHCM vẫn chưa hoạt động trở lại. Các chốt bảo vệ vùng xanh vẫn duy trì để phòng chống dịch COVID-19.
Cuộc sống ở 4 huyện vùng xanh của Cần Thơ đang dần trở lại bình thường, khi địa phương này vừa cho phép nới lỏng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15. Sau hơn 2 tháng phải ở nhà, người dân đã đổ xô đi rút tiền chuẩn bị cho các hoạt động làm ăn trở lại. Trong khi đó, nhiều hộ dân khác đã kéo nhau đi bán vàng, nữ trang… vì không còn đồng nào để trang trải cuộc sống…