Cha con chạy xe từ Quảng Bình vào TPHCM: Ngày chở F0, đêm làm từ thiện

Thanh Vũ - Anh Tú |

Vừa hoàn thành 14 ngày cách ly sau khi trở về Quảng Bình từ Bắc Giang, chàng trai trẻ Minh Trí nóng lòng muốn vào hỗ trợ TPHCM. Đồng hành trong chuyến đi lần này có ông Thông, bố của Trí.

Đem phương tiện kiếm tiền của gia đình đi chống dịch

Những ngày cuối tháng 7, đoàn cán bộ y tế của tỉnh Quảng Bình lên đường vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch. Theo sau đoàn xe này, một chiếc xe cứu thương đặc biệt cũng bắt đầu hành trình từ Quảng Bình vượt hơn 1.000km vào nam. Trên xe là anh Đặng Minh Trí, chàng trai 24 tuổi quyết chí lên đường xông pha vào tâm dịch.

Hai cha con Trí chạy xe cấp cứu vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch.
Hai cha con anh Trí chạy xe cấp cứu vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch.

Chiếc xe cứu thương là tài sản của gia đình anh Trí lâu nay sử dụng để chạy dịch vụ cấp cứu ở Quảng Bình. Nhưng khi nghe TP.HCM và các tỉnh phía nam đang bùng dịch dữ dội, anh Trí đã bỏ lại gánh nặng kinh tế của gia đình phía sau, nhất quyết xin vào nam hỗ trợ và được ghép luôn vào đoàn cán bộ y tế của Quảng Bình vào TPHCM. Được biết, anh Trí đã bắt đầu cho chuỗi ngày "lang bạt" từ giữ tháng 5 khi chạy xe cứu thương của mình vượt gần 600km ra vùng dịch Bắc Giang hỗ trợ.

Trung bình mỗi ngày, Trí và bố chạy từ 7-9 chuyến xe/người để đưa rước nhân viên y ` tế và đón F0
Trung bình mỗi ngày, anh Trí và bố chạy từ 7-9 chuyến xe để đưa rước nhân viên y tế và đón F0 đi điều trị.

“Mùa dịch này, nếu để xe ở quê thì mình chạy dịch vụ cấp cứu không hết việc đâu. Nhưng vì tình hình chung của cả nước thì cố gắng chịu thiệt thòi đi một ít. Kinh tế thì sau này vẫn kiếm lại được, chứ bùng dịch lên như các nước xung quanh thì phức tạp lắm”, anh Trí chia sẻ với Lao động.

Ngày chở F0, đêm phát quà từ thiện

Khi tình hình dịch tại Bắc Giang được kiểm soát, anh Trí mới về lại Quảng Bình. Vừa thực hiện xong 14 ngày cách ly, anh Trí tiếp tục lên đường vào TP.HCM. Cùng đồng hành với anh Trí trong chuyến đi vào Nam lần này là ông Đặng Tri Thông, bố của anh Trí. Dù năm nay đã 62 tuổi nhưng ông vẫn sẵn sàng cùng con trai xông pha vào tâm dịch. Ngày lên đường vào TPHCM, vợ ông chỉ kịp làm thịt con gà và vay mượn người quen ít tiền để làm hành trang cho ông lên đường đồng hành cùng con trai.

Video cha con chạy xe từ Quảng Bình vào TP.HCM chở F0, phát cơm từ thiện

Mỗi ngày, 2 cha con anh Trí đều đặn đưa đón đoàn y bác sĩ Quảng Bình đến nơi làm việc. Sau đó, chiếc xe mang biển Quảng Bình lại làm nhiệm vụ đưa đón F0 đi cấp cứu. Sau một ngày mệt nhọc, tối đến, 2 cha con anh Trí vẫn đi phát quà từ thiện đến những nơi đang gặp khó khăn vì dịch COVID-19.

"Mình có chia sẻ việc nhận hỗ trợ bà con trong mùa dịch trên Facebook và nhận được rất nhiều phản hồi. Nhiều người có hoàn cảnh khó khăn mong muốn được giúp đỡ và cũng có những người là mạnh thường quân nhờ mình trao quà, cơm, suất ăn miễn phí đến bệnh viện dã chiến, khu cách ly, phong tỏa".

Ban ngày, cha con anh Trí chạy xe cấp cứu chở F0, buổi tối phát quà từ thiện cho người gặp khó khăn.

Dù khó khăn là thế, nhưng mỗi khi gặp những mảnh đời bất hạnh đang vật lộn từng ngày giữa đại dịch, anh Trí vẫn không ngần ngại giúp đỡ. Theo lời cha của anh Trí, có hôm anh còn dành tặng luôn những phần sữa của mẹ anh chuẩn bị ở quê gửi vào và bỏ tiền túi để gửi tặng đến một người phụ nữ vô gia cư cùng con nhỏ.

Bao giờ hết dịch thì về

Khi được hỏi về ngày kết thúc chuyến đi, anh Trí vẫn trả lời y hệt những gì anh nói lúc chuẩn bị ra Bắc Giang hơn 2 tháng trước: "Bao giờ hết dịch thì về".

Lúc lên xe vào TP.HCM, cha con anh Trí đã xác định sẽ ở lại một thời gian dài vì biết tình hình dịch ở các tỉnh phía Nam ngày càng phức tạp.

"TPHCM đang ghi nhận số ca nhiễm mỗi ngày lên đến hàng nghìn, gấp nhiều lần thời điểm dịch bệnh đạt đỉnh ở Bắc Giang. Địa bàn cũng rộng và phức tạp hơn. Mình đã quyết định đi thì sẽ hỗ trợ hết mình", anh Trí chia sẻ.

Do tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với nhiều người và cả F0 nên cứ khoảng vài ba ngày hai cha con lạ tự lấy mẫu test nhanh cho nhau để đảm bảo an toàn.
Do tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với nhiều người và cả F0 nên cứ khoảng vài ba ngày hai cha con lại tự lấy mẫu test nhanh cho nhau để đảm bảo an toàn.

Sau thời gian làm tình nguyện tại Bắc Giang, anh Trí đã có chút kinh nghiệm về công tác chống dịch cũng như việc chở bệnh nhân F0. Anh và bố cũng tự chuẩn bị phương tiện bảo hộ đầy đủ, nghiêm túc chấp hành các quy tắc an toàn khi tham gia làm nhiệm vụ.

"Vào tâm dịch mình cũng lo lắm. Có bố đi cùng thì mình càng lo hơn. Nhưng giống như những gì đã làm được ở Bắc Giang, mình hy vọng sẽ góp sức giúp TP.HCM sớm vượt qua đại dịch".

Thanh Vũ - Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

Vừa tốt nghiệp, nữ bác sĩ tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch

Lục Tùng |

Vừa hoàn thành tốt nghiệp, nữ tân bác sĩ đã làm đơn tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch.

Hai cha con chạy xe cứu thương từ Quảng Bình vào TPHCM hỗ trợ chống dịch

Anh Tú -Thanh Vũ |

Sau hơn 2 tháng làm tình nguyện chống dịch tại Bắc Giang, anh Đặng Minh Trí lại tiếp tục lên đường vào TPHCM tham gia chống dịch. Đồng hành trong chuyến đi lần này còn có người cha của anh Trí.

Nữ ca sĩ một mình từ Hà Nội vào TPHCM hỗ trợ chống dịch

Thanh Vũ |

Bỏ lại con nhỏ ở Hà Nội, ca sĩ Thái Thuỳ Linh quyết định vào tâm dịch TPHCM để cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Hơn 1 triệu suất cơm cho tuyến đầu chống dịch và người dân khu phong toả

Huân Cao |

Hơn 2 tháng qua, 150 người đã tự nguyện gia nhập Đội quân tình nguyện để nấu hơn 1 triệu suất cơm phục vụ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân tại khu vực phong toả. Những đóng góp của họ là sự cống hiến thầm lặng, góp phần vào cuộc chiến chống dịch tại TPHCM hiện nay.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Vừa tốt nghiệp, nữ bác sĩ tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch

Lục Tùng |

Vừa hoàn thành tốt nghiệp, nữ tân bác sĩ đã làm đơn tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch.

Hai cha con chạy xe cứu thương từ Quảng Bình vào TPHCM hỗ trợ chống dịch

Anh Tú -Thanh Vũ |

Sau hơn 2 tháng làm tình nguyện chống dịch tại Bắc Giang, anh Đặng Minh Trí lại tiếp tục lên đường vào TPHCM tham gia chống dịch. Đồng hành trong chuyến đi lần này còn có người cha của anh Trí.

Nữ ca sĩ một mình từ Hà Nội vào TPHCM hỗ trợ chống dịch

Thanh Vũ |

Bỏ lại con nhỏ ở Hà Nội, ca sĩ Thái Thuỳ Linh quyết định vào tâm dịch TPHCM để cùng chung sức đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Hơn 1 triệu suất cơm cho tuyến đầu chống dịch và người dân khu phong toả

Huân Cao |

Hơn 2 tháng qua, 150 người đã tự nguyện gia nhập Đội quân tình nguyện để nấu hơn 1 triệu suất cơm phục vụ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch và người dân tại khu vực phong toả. Những đóng góp của họ là sự cống hiến thầm lặng, góp phần vào cuộc chiến chống dịch tại TPHCM hiện nay.