Bất chấp mọi rào cản, nữ giáo viên quyết tâm ở lại với học trò vùng cao

Thanh Hằng |

Lòng đam mê nghề và tình yêu thương học trò là động lực để cô giáo Lý Thị Lam gắn bó với Trường TH&THCS Quang Phong (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) trong suốt 22 năm qua. Gác lại những vất vả gian truân, người giáo viên ấy vẫn miệt mài mang con chữ tới các em học sinh miền sơn cước.

Hành trình theo đuổi nghề cầm phấn

Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên, năm 2001, cô giáo Lý Thị Lam được phân về công tác dạy môn Lịch sử - Địa lý tại Trường TH&THCS Quang Phong và gắn bó với ngôi trường đến tận bây giờ.

Kể lại hành trình theo đuổi ước mơ nghề giáo, cô Lam xúc động: “Từ nhỏ, tôi đã có mong ước lớn lên sẽ trở thành giáo viên. Thế nhưng, hoàn cảnh gia đình lúc đó chưa cho phép tôi thực hiện ngay ước mơ của mình. Cho đến mãi đến sau này khi đã lập gia đình và có con 2 tuổi, tôi mới có thể tiếp tục theo đuổi niềm đam mê với bục giảng”.

c
Cô Lý Thị Lam - giáo viên Trường TH&THCS Quang Phong (Bắc Kạn). Ảnh: Nhân vật cung cấp

Giai đoạn đầu khi mới vào nghề, cô Lam chia sẻ, cuộc sống vất vả vô cùng, có nhiều việc phải lo toan khi con còn nhỏ, chồng đi làm ăn xa nhà. Với điều kiện bấy giờ, lương giáo viên thấp, một mình nuôi con nhỏ, không có tiền mua xe máy nên cô đành phải đi bộ đến trường dạy học.

“Nhớ lại ngày đó, trường khó khăn đủ bề. Học sinh nơi đây chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng. Tôi nhìn học trò áo mặc không đủ ấm, ăn không đủ no mà lòng đau khôn xiết. Điểm trường có 4 lớp học nhưng chỉ có duy nhất một căn nhà cấp bốn, lớp học chỉ là tấm vách nứa dựng tạm.

Nơi ở cho giáo viên cũng thiếu thốn đủ thứ, thầy cô phải ở trong túp lều xung quanh trùm tấm bạt rách để che đi những lỗ thủng. Cơ sở vật chất không đầy đủ, trang thiết bị dạy học cũng không có, chủ yếu là dạy chay hoặc giáo viên tự thiết kế đồ dùng để phục vụ công việc giảng dạy” - cô Lam tâm sự.

Không đầu hàng trước những gian khó, với niềm hăng say nghề giáo và tình yêu thương con trẻ, cô Lý Thị Lam vẫn quyết bám lớp, ước mong mang ánh sáng văn hóa, đưa con chữ đến từng học trò nghèo nơi thôn bản xa xôi.

Cô Lam trong một tiết dạy học. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cô Lam trong một tiết dạy học. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Miệt mài gieo con chữ

Nhiều năm công tác trong nghề, cô giáo Lý Thị Lam là một tấm gương tiêu biểu với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, vượt khó vươn lên trong công tác và tấm lòng nhiệt huyết vì sự nghiệp trồng người.

Hơn 20 năm công tác, trong nhiều năm liền, cô Lam nhận được giấy khen giáo viên có thành tích xuất sắc do Chủ tịch UBND huyện Na Rì trao tặng.

Năm 2023, cô Lam là 1 trong số 58 giáo viên vinh dự được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tổ chức dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Trong quá trình giảng dạy, cô Lam luôn ý thức bản thân phải trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn để làm mới bài giảng của mình. Cô chịu khó nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đưa ra phương pháp giảng dạy dễ hiểu, giúp các em học sinh dân tộc dễ dàng nắm chắc kiến thức bài vở.

Nhiều năm liên tục, cô Lý Thị Lam đã bồi dưỡng được những học trò xuất sắc đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Đồng thời, với những lớp cô đảm nhận, 100% học sinh đậu vào lớp 10. Đây cũng chính là động lực để cô Lam tiếp tục phấn đấu và cống hiến tâm huyết với nghề.

Năm 2023, cô Lam được vinh danh trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do
Năm 2023, cô Lam được vinh danh trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chia sẻ về bí quyết dạy học, cô Lam cho biết, điều quan trọng đầu tiên là người giáo viên phải truyền được cảm hứng, truyền lửa đến học sinh. Khi đó, các em sẽ có sự hứng thú, ham học và tự nỗ lực phấn đấu trong việc học.

Cô hy vọng bản thân sẽ có thật nhiều sức khỏe để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Các em học sinh có điều kiện đến trường học tập, để mang vẻ vang về cho quê hương đất nước.

Thanh Hằng
TIN LIÊN QUAN

Tranh luận về tuyển thẳng đại học thí sinh có chứng chỉ IELTS

Trang Hà |

Các cơ sở giáo dục nên có chính sách ưu tiên đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS thay vì tuyển thẳng. Qua đó, vừa khuyến khích học sinh tích cực học ngoại ngữ, vừa bảo đảm tính toàn diện cho công tác tuyển sinh, đồng thời trả lại giá trị thực cho chứng chỉ ngoại ngữ.

Từ chối thành thị đủ đầy, hơn 20 năm miệt mài “gánh” chữ lên vùng biên ải

Hải Danh - Thiều Trang |

Mười tám, đôi mươi, nhân lúc thanh xuân tươi đẹp, bông hoa rừng Đặng Thị Hương – vừa tốt nghiệp trường Sư phạm nghe theo tiếng gọi của con tim đi về phía vùng biên ải xa xôi, hẻo lánh của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ở đó có ngôi Trường Tiểu học Bát Mọt 1 lấp ló trong sương mai, có nhiều điểm trường lẻ ngập mùi đất mẹ, có những ánh mắt thơ ngây, lấp lánh khát khao tìm con chữ.

Ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương là tin mừng

Thanh Hằng |

Hàng triệu giáo viên trên cả nước đều bày tỏ niềm mong ước “sống được bằng lương" và trông chờ vào những thay đổi tích cực sau cải cách tiền lương từ năm 2024.

Tài xế vừa lái xe vừa nói chuyện trong vụ tai nạn liên hoàn khiến 5 người chết

Tân Văn |

Lạng Sơn - Ngày 14.11, thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn, cơ quan điều tra đã có kết luận ban đầu về vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A, đoạn qua địa phận huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, khiến 5 người chết, 10 người bị thương vào ngày 31.10 vừa qua.

Hậu định danh biển số, dân buôn biển số đẹp chực chờ vỡ nợ

Xuyên Đông |

Trao đổi với Báo Lao Động ngày 13.11, người dân làm nghề buôn biển số đẹp cho biết, trước đây, mỗi tháng có thể "sang tay" được 20 – 30 xe biển số đẹp. Hậu định danh biển số, mấy tháng nay không bán được biển số xe nào.

Mưa lớn khiến nước lũ dâng cao, người dân chạy lụt trong đêm

HƯNG THƠ |

Mưa lớn khiến nước sông dâng cao, hàng trăm hộ dân tại huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) được sơ tán trong đêm.

Thị trường chứng khoán đã xác nhận đáy trung hạn

Gia Miêu |

Đà điều chỉnh của thị trường chứng khoán đã có tín hiệu suy giảm và vùng hỗ trợ ngắn quanh khu vực 1.100 điểm đang khá tích cực.

Đắk Nông giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 41% kế hoạch

Phan Tuấn |

Năm 2023, tổng kế hoạch vốn đầu công tại Đắk Nông là 3.980 tỉ đồng. Tính đến hết tháng 10, toàn tỉnh giải ngân được 1.637 tỉ đồng, đạt 41,1% kế hoạch của tỉnh và đạt 51,1% kế hoạch Thủ Thủ tướng Chính phủ.

Tranh luận về tuyển thẳng đại học thí sinh có chứng chỉ IELTS

Trang Hà |

Các cơ sở giáo dục nên có chính sách ưu tiên đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS thay vì tuyển thẳng. Qua đó, vừa khuyến khích học sinh tích cực học ngoại ngữ, vừa bảo đảm tính toàn diện cho công tác tuyển sinh, đồng thời trả lại giá trị thực cho chứng chỉ ngoại ngữ.

Từ chối thành thị đủ đầy, hơn 20 năm miệt mài “gánh” chữ lên vùng biên ải

Hải Danh - Thiều Trang |

Mười tám, đôi mươi, nhân lúc thanh xuân tươi đẹp, bông hoa rừng Đặng Thị Hương – vừa tốt nghiệp trường Sư phạm nghe theo tiếng gọi của con tim đi về phía vùng biên ải xa xôi, hẻo lánh của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ở đó có ngôi Trường Tiểu học Bát Mọt 1 lấp ló trong sương mai, có nhiều điểm trường lẻ ngập mùi đất mẹ, có những ánh mắt thơ ngây, lấp lánh khát khao tìm con chữ.

Ưu tiên xếp lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương là tin mừng

Thanh Hằng |

Hàng triệu giáo viên trên cả nước đều bày tỏ niềm mong ước “sống được bằng lương" và trông chờ vào những thay đổi tích cực sau cải cách tiền lương từ năm 2024.