Ba năm dạy nhảy miễn phí cho người khiếm thị

THANH NGA |

Đều đặn mỗi sáng thứ 4 và thứ 6 hằng tuần, lớp học dạy khiêu vũ miễn phí của thầy Tô Văn Hòa lại vang lên những giai điệu trầm bổng xen lẫn tiếng cười đùa rôm rả của các học viên khiếm thị.
Thầy Tô Văn Hòa, vũ công dạy khiêu vũ cho CLB Khiêu vũ người khiếm thị Hà Nội.
Thầy Tô Văn Hòa, vũ công dạy nhảy cho Câu lạc bộ Khiêu vũ người khiếm thị Hà Nội.

“Đến với người khiếm thị là cái duyên”

Từ nhỏ đã đam mê nghệ thuật, năm 2003 thầy Tô Văn Hòa bắt đầu theo học để trở thành vũ công chuyên nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, thầy đã gắn bó với nghề hơn 15 năm và có 10 năm kinh nghiệm thi đấu trong nước cũng như quốc tế.

Ban đầu, thầy đồng ý dạy khiêu vũ cho các thành viên trong Câu lạc bộ khiêu vũ người khiếm thị Hà Nội sau lời mời của Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nghề cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn (gọi tắt là Trung tâm REACH) với mục đích hỗ trợ học nghề cũng như trang bị kỹ năng hòa nhập cho người khiếm thị. Dù đã có thời gian dài gắn bó với nghề nhưng việc dạy nhảy cho người khiếm thị là lần đầu tiên mà thầy thực hiện.

gh
Ban đầu thầy Tô Văn Hòa cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tập luyện cho học viên khiếm thị.

“Khi dạy khiêu vũ cho người khiếm thị, khó khăn nhất là định hình không gian. Người bình thường khi nhảy việc điều chỉnh xoay góc độ bao nhiêu cho chuẩn chỉnh cũng không phải dễ dàng. Và với người khiếm thị, tôi phải thay đổi giáo trình hoàn toàn.

Dạy cho người khiếm thị như là cách tôi kể một câu chuyện, phải kể đi kể lại nhiều lần, kể từng chi tiết. Khi dạy nhảy, tôi phải điều chỉnh từng động tác một, chia nhỏ ra các bước, vừa nói vừa thực hành”, thầy Tô Văn Hòa chia sẻ.

Sau khi dự án của REACH kết thúc, lớp học hoàn toàn không có kinh phí duy trì. Nhưng với khao khát được nhảy, được hòa mình vào âm nhạc trong bộ môn khiêu vũ của các học viên khiếm thị, thầy Hòa tiếp tục duy trì lớp học và không thu học phí.

“Bước nhảy xóa mọi khoảng cách”

Những bỡ ngỡ, ngại ngùng ban đầu khi đến với bộ môn khiêu vũ là điều không thể tránh ở các học viên khiếm thị. Nắm bắt được tâm lý đó, trong những buổi học thầy Hòa luôn tạo tiếng cười cho mọi người, động viên tinh thần cũng như giúp các học viên tăng sự tự tin của bản thân.

Các thành viên trong lớp đang vô cùng chăm chú học từng động tác do thầy Hòa hướng dẫn.
Các thành viên trong lớp đang vô cùng chăm chú học từng động tác do thầy Hòa hướng dẫn.

Thầy Hoà cũng như thành viên trong lớp học đều ấp ủ một ước mơ chung, đó là được một lần trình dẫn trên sân khấu lớn. Thầy muốn tạo sân chơi cho học viên được thể hiện mình giữa đám đông. Và sau ba năm ấp ủ, giấc mơ đã được hiện thực hóa. Ngày 4.4 vừa qua, thầy đã có vinh dự tham gia cuộc thi "Bước nhảy xóa mọi khoảng cách” với vai trò là huấn luyện viên. Đây là cuộc thi khiêu vũ dành riêng cho người khiếm thị lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam. Tại đây, các học viên của thầy đều tham gia thi và được biểu diễn hết mình trên sân khấu lớn với hàng trăm khán giả.

“Để chuẩn bị cho các tiết mục dự thi, mọi người đã phải tập luyện liên tục trong vòng vài tháng. Lúc lên trình diễn, mọi người đều thể hiện rất tốt và tôi vô cùng tự hào về các học viên. Tôi cũng mong muốn sẽ có nhiều cuộc thi hơn nữa cho người khiếm thị ”, thầy Tô Văn Hòa chia sẻ thêm.

Học viên mỗi ngày một đông nhưng thầy vẫn luôn tận tụy, nhiệt tình dìu dắt từng người một. Chị Đỗ Thúy Hà - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khiêu vũ người khiếm thị Hà Nội, đồng thời là Chủ tịch Hội người mù quận Đống Đa, cho biết:

"Là người sáng lập cũng như là học viên theo học lớp thầy Hòa tôi cảm thấy vô cùng đúng đắn khi mở ra lớp khiêu vũ cho người khiếm thị trên địa bàn Hà Nội cũng như thấy biết ơn thầy vô cùng. Thầy luôn theo sát từng thành viên, chỉnh sửa từng động tác một, sửa biểu cảm khuôn mặt sao cho đúng. Bởi khiêu vũ đối với chúng tôi, những người khiếm thị là vô cùng khó".

fff
Chị Đỗ Thúy Hà - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khiêu vũ người khiếm thị Hà Nội, đồng thời là Chủ tịch Hội người mù quận Đống Đa đang hăng say tập luyện.

Thầy Hòa có lẽ đã được trải nghiệm một điều tuyệt vời mà chưa bao giờ bản thân nghĩ tới, đó là dạy khiêu vũ cho người khiếm thị. Ba năm duy trì lớp học miễn phí, thầy mong muốn tiếp tục dạy cho những người khiếm thị đam mê với bộ môn khiêu vũ cũng như để xóa đi khoảng cách giữa người khiếm thị với xã hội, giúp họ hòa nhập bằng âm nhạc, bằng những giai điệu trong khiêu vũ.

THANH NGA
TIN LIÊN QUAN

Nữ sinh dạy tiếng Anh miễn phí cho người khiếm thị vì lí do đặc biệt

HOÀI ANH |

Dành một buổi sáng trong tuần để dạy tiếng Anh cho người khiếm thị, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh (sinh viên năm 3, Đại học Hà Nội) nói hành động này của mình là vì một lí do đặc biệt.

Bịt mắt gói bánh chưng để đồng cảm với người khiếm thị

HOÀI ANH |

Ngoài mang đến những món quà cho hội viên Hội người mù Quận Thanh Xuân (Hà Nội) chị Trần Thị An và các thành viên của Happy Women (Mạng lưới Nữ doanh nhân toàn cầu) cũng tham gia những trò chơi để có thể thấu hiểu, đồng cảm hơn với những người khiếm thị.

Dành 1 năm tập luyện để tham gia cuộc thi Tiếng hát người khiếm thị

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Sáng 17.12, Hội người mù TP Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi văn nghệ "Tiếng hát người khiếm thị Thủ đô" lần II năm 2020 với chủ đề "Mãi mãi một niềm tin". Cuộc thi nhằm làm phong phú đời sống tinh thần của người khiếm thị, giúp họ hoà nhập cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho thủ đô và xã hội.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Nữ sinh dạy tiếng Anh miễn phí cho người khiếm thị vì lí do đặc biệt

HOÀI ANH |

Dành một buổi sáng trong tuần để dạy tiếng Anh cho người khiếm thị, Nguyễn Thị Thuý Quỳnh (sinh viên năm 3, Đại học Hà Nội) nói hành động này của mình là vì một lí do đặc biệt.

Bịt mắt gói bánh chưng để đồng cảm với người khiếm thị

HOÀI ANH |

Ngoài mang đến những món quà cho hội viên Hội người mù Quận Thanh Xuân (Hà Nội) chị Trần Thị An và các thành viên của Happy Women (Mạng lưới Nữ doanh nhân toàn cầu) cũng tham gia những trò chơi để có thể thấu hiểu, đồng cảm hơn với những người khiếm thị.

Dành 1 năm tập luyện để tham gia cuộc thi Tiếng hát người khiếm thị

HOÀI ANH - HỒNG CƯỜNG |

Sáng 17.12, Hội người mù TP Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi văn nghệ "Tiếng hát người khiếm thị Thủ đô" lần II năm 2020 với chủ đề "Mãi mãi một niềm tin". Cuộc thi nhằm làm phong phú đời sống tinh thần của người khiếm thị, giúp họ hoà nhập cộng đồng, tiếp tục cống hiến cho thủ đô và xã hội.