Bà đỡ mát tay của người Mông ở vùng cao Hoà Bình

Minh Nguyễn |

Sùng Y Múa (SN 1983) là một trong những phụ nữ người Mông đầu tiên ở xã Pà Cò rời bản đi học chữ. Y Múa còn là bà đỡ mát tay của người Mông.

Y Múa hiện giờ công tác tại Trạm Y tế xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Hành trình vươn lên của Y Múa chứa đầy nỗi gian nan. 

Rời bản về huyện học chữ

Trong số 13 em nhỏ bản Chà Đáy, xã Pà Cò rời bản về trung tâm huyện học xóa mù chữ ngày đó có Y Múa. Đây có thể coi là sự kiện "lịch sử" ở xã vùng cao Pà Cò. Ở tầm tuổi Y Múa khi đó phải đi học xa nhà là một sự kiện lớn đối với người Mông. Hầu hết các cô gái Mông tầm tuổi Y Múa ngày đó chưa được đi học. Năm 14 -15 tuổi là họ lấy chồng rồi sinh con đẻ cái.

Cuộc đời của người phụ nữ vùng cao cứ theo cái “nếp” đó kéo dài cho đến hết cuộc đời. Chuyện học hành và học lấy cái nghề gần như là chuyện hiếm.

“Nhìn thấy bố mẹ, và người thân mình ốm đau mà không biết chữa trị kiểu gì. Y Múa đã quyết định học ngành y, hy vọng sẽ góp phần giúp bà con đuổi cái lạc hậu và bệnh tật”, Y Múa chia sẻ.

Y Múa là phụ nữ người Mông đã mạnh dạn “tuyên chiến” với hủ tục. Suốt những năm làm y tá ở xã Hang Kia, chị đã mạnh dạn tuyên truyền, động viên chị em phụ nữ từ bỏ hủ tục.
Y Múa là phụ nữ người Mông đã mạnh dạn “tuyên chiến” với hủ tục. Suốt những năm làm y tá ở xã Hang Kia, chị đã mạnh dạn tuyên truyền, động viên chị em phụ nữ từ bỏ hủ tục.

"Bà đỡ" mát tay, vận động nhân dân vượt qua hủ tục

Đến trạm Y tế xã Hang Kia mới cảm nhận được sự nỗ lực của Y Múa. Nơi này là vùng cao, nên bà con còn nhiều hủ tục vẫn duy trì đến ngày nay. Ốm đau họ tìm đến thầy cúng để đuổi “ma”. Phụ nữ sinh tại nhà, rất ít khi ra trạm y tế.

Sinh ra và lớn lên ở vùng cao, lại là người Mông nên Y Múa càng thấu hiểu nỗi vất vả của phụ nữ người Mông nơi đây. Ở độ tuổi chưa kịp lớn, họ đã cập bến nhà chồng. Lấy nhau 1-2 năm là họ sinh con.

Y Múa luôn lấy tấm lòng chân thành của mình để đến với bà con dân bản.
Y Múa luôn lấy tấm lòng chân thành của mình để đến với bà con dân bản.

“Nhiều bé gái 14 tuổi đã mang thai. Khi đến trạm y tế sinh mà các em chưa hiểu việc sinh đẻ là gì. Nhà các em nghèo lắm, không có nổi tấm chăn cho em bé. Đến trạm, chúng tôi vừa lo hộ sinh vừa tìm quần, áo, chăn và cả tiền để hỗ trợ cho các cháu”, Y Múa chia sẻ.

Những ngày đầu về làm nữ hộ sinh, Y Múa gặp rất nhiều khó khăn khi vận động bà con thực hiện nếp sống vệ sinh và bỏ hủ tục. Y Múa vốn là người Mông, qua sự tuyên truyền của chị, nhiều người còn phản đối ra mặt. Họ cho rằng, Y Múa mới “bay” ra ngoài được thời gian, giờ về làm đảo lộn các phong tục của bà con người Mông.

Trong suốt những năm làm nữ hộ sinh, Y Múa nhớ nhất là ca sinh con của chị Vàng Y. D. Do nhà quá nghèo, khi mang bầu đứa con thứ 8, chị đã giấu gia đình. Đến ngày sinh đẻ, chị lên đồi để sinh con.

“Hôm đó, tôi nhận được tin báo của gia đình là chị D đẻ con trên núi. Tôi vội mang quần áo, chăn ấm chạy lên đó. Chị D đã bỏ về nhà. Đứa trẻ vẫn còn dây rốn để nguyên. Da tím tái vì lạnh đang nấc lên từng hồi bên cái hố sâu. Dường như chị D muốn bỏ con, vì không thể chăm sóc được cháu bé. Rất may, tôi đến kịp thời và đưa cháu bé về trạm y tế cấp cứu”.

 
Cuộc sống bà con vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn.

Những câu chuyện của Y Múa tưởng như chỉ có trong tưởng tượng đó lại hiển hiện ở những bản vùng cao nơi đây. Cháu bé mà Y Múa kịp thời cứu đó giờ đã bước sang tuổi thứ 7. Cháu bé được một người dân trong bản nhận về làm con nuôi.

Trong hành trình làm nữ hộ sinh, Y Múa còn gặp rất nhiều chuyện dở khóc, dở cười. Vốn là người giàu tình thương và trách nhiệm, nên Y Múa có cách giải quyết cho phù hợp với phong tục tập quán của chị em người Mông nơi đây.

Đa phần phụ nữ vùng dân tộc Mông ít để ý đến sức khỏe sinh sản. Việc sinh đẻ có kế hoạch gần như họ không để ý. Ở các bản cao, nhiều chị em phụ nữ mới ngoài 30 tuổi mà có đến cả chục đứa con. Họ kiệt sức vì sinh quá nhiều con. Trong khi đó gia đình họ quá nghèo.

Bằng nỗ lực của mình, năm 2020, Y Múa (người thứ 4 từ trái qua) vinh dự được Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao tặng giải Kova.
Bằng nỗ lực của mình, năm 2020, Y Múa (người thứ 4 từ trái qua) vinh dự được Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trao tặng giải Kova.

Từ ngày biết dùng mạng xã hội, Y Múa đã viết những câu chuyện đó chia sẻ lên Facebook để kêu gọi mọi người ủng hộ các gia đình này. Tấm lòng chân thành của chị đã huy động được nhiều nhà hảo tâm cùng tham gia. Nhiều đoàn từ thiện thông qua kết nối của Y Múa đã trao được những món quà đầy ý nghĩa tới các gia đình phụ nữ nghèo. Nhiều chị em có mái nhà mới nhờ sự nỗ lực của Y Múa.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Khà A Váu, Chủ tịch HĐND xã Hang Kia cho biết: "Hơn chục năm qua, các cán bộ trạm Y tế, trong đó có chị Múa đã đóng không ngừng chăm lo sức khỏe cho nhân dân.

Nhiều hủ tục lạc hậu, quan niệm sai lệnh về sức khỏe đã được chị Múa tuyên truyền vận động bà con xóa bỏ".

Minh Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Quân y biên phòng "cắm bản" làm bà đỡ bất đắc dĩ

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Giữa trưa, đang ở nhà thì sản phụ Chuôi bị vỡ ối. Trạm y tế cách bản Pa Ling 15 cây số, đường núi trắc trở, nên người nhà chỉ biết đến kêu cứu quân y biên phòng. Trong tình thế khẩn cấp, quân y biên phòng trở thành người đỡ đẻ, sản phụ hạ sinh bé trai 3kg và đặt tên là Hồ Biên Cương.

Trưởng công an xã thành bà đỡ, giúp mẹ bầu vượt cạn ngay lề đường

Cao Thiên - Khánh Linh |

Sơn La - Trong tình huống cấp bách khi sản phụ trở dạ ngay trên đường, Trưởng công an xã ở Thuận Châu đã giúp họ vượt cạn thành công.

Dự báo diễn biến nắng nóng và hoạt động của bão trong 3 tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo khoảng từ giữa tháng 6 có khả năng bão hoặc áp thấp nhiệt đới bắt đầu xuất hiện trên khu vực Biển Đông.

Hạn cuối khóa sim 2 chiều, hơn một triệu thuê bao vẫn chưa chuẩn hóa

MINH HÀ- ĐỨC TRUNG |

Hôm nay (15.4) là hạn cuối cùng để người dân thực hiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, nếu không sẽ bị khóa sim 2 chiều. Vì vậy, tại một số điểm giao dịch của các nhà mạng ở Hà Nội, người dân đã đổ xô đến làm thủ tục.

1001 lý do khiến phụ nữ ngại sinh con

NHÓM PV |

Tại TP.HCM (năm 2021), mỗi phụ nữ trung bình chỉ sinh 1,48 con. Xã hội càng phát triển, tâm lý ngại sinh con thứ 2 thậm chí không muốn sinh con ngày càng phổ biến trong xã hội. Những yếu tố nào khiến cho phụ nữ, nhất là phụ nữ tại các thành thị ngày càng ngại sinh con?

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình: 10 năm vẫn dở dang do thiếu vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dở dang do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida bị ném bom khói

Thanh Hà |

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã được sơ tán khỏi một cảng ở Wakayama ngày 15.4 sau một vụ nổ. Thủ tướng Kishida không bị thương.

Quân y biên phòng "cắm bản" làm bà đỡ bất đắc dĩ

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Giữa trưa, đang ở nhà thì sản phụ Chuôi bị vỡ ối. Trạm y tế cách bản Pa Ling 15 cây số, đường núi trắc trở, nên người nhà chỉ biết đến kêu cứu quân y biên phòng. Trong tình thế khẩn cấp, quân y biên phòng trở thành người đỡ đẻ, sản phụ hạ sinh bé trai 3kg và đặt tên là Hồ Biên Cương.

Trưởng công an xã thành bà đỡ, giúp mẹ bầu vượt cạn ngay lề đường

Cao Thiên - Khánh Linh |

Sơn La - Trong tình huống cấp bách khi sản phụ trở dạ ngay trên đường, Trưởng công an xã ở Thuận Châu đã giúp họ vượt cạn thành công.