21 năm làm thiện nguyện của một công dân Thủ đô ưu tú

Hạ Nguyên |

Chứng kiến những cảnh đời khó khăn, bất hạnh, bà Phan Thị Bính (Hoàng Mai, Hà Nội) trực trào nước mắt, bà quyết định "vét" hết số tiền trong nhà để làm việc thiện. Đến nay, công việc thiện nguyện đã theo bà 21 năm. Bà được vinh danh là 1 trong 9 công dân Thủ đô ưu tú năm 2021.

Từ những chuyến xe yêu thương

"Tháng 9.2016, qua báo chí, tôi nhìn thấy hình ảnh anh Lò Văn Muôn (ở Sơn La) vì không có tiền thuê xe đã phải cuốn thi thể em gái trong manh chiếu rồi chở bằng xe máy về quê nhà an táng. Tôi quyết định mua một chiếc xe cứu thương, giúp đỡ những bệnh nhân và người nhà khó khăn" - bà Bính kể lại cơ duyên khiến mình bán mảnh đất mua xe cứu thương chở người miễn phí.

Bà lặn lội vào tận An Giang để học hỏi mô hình chiếc xe chuyển bệnh nhân miễn phí mà bà tình cờ biết được qua truyền hình. Kết quả, sau hai năm, giấc mơ của bà cũng thành hiện thực. Đúng ngày 2.12.2018, chiếc xe vận chuyển bệnh nhân nghèo miễn phí, phục vụ 24/24 đi vào hoạt động.

Đến nay, bà Bính và nhóm thiện nguyện đã giúp vận chuyển được hơn 300 trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn ở các tỉnh như: Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thanh Hóa…

Việc thiện nối tiếp việc thiện, bà và nhóm thiện nguyện còn hỗ trợ miễn phí thay thủy tinh thể cho 400 người tại Bệnh viện Mắt Hà Nội; tài trợ và vận động các nhà hảo tâm triển khai xây dựng các điểm trường vùng cao, khó khăn tại Bố Trạch (Quảng Bình), xây cầu và làm đường ở Bến Tre, An Giang, Cao Bằng… và nhiều hoạt động thiện nguyện khác với giá trị nhiều trăm triệu đồng…

Chiếc xe vận chuyển bệnh nhân nghèo miễn phí của bà Bính.
Chiếc xe vận chuyển bệnh nhân nghèo miễn phí của bà Bính.

Giúp đỡ người khó khăn ngay trên... giường bệnh

Tích cực, năng nổ làm công việc thiện nguyện, thế nhưng ít ai biết rằng, bà Bính sức khoẻ không tốt. Năm 2020, căn bệnh ung thư quái ác khiến bà Phan Thị Bính ngỡ như kiệt sức. Bệnh của bà trở nặng nhất vào tháng 7, tháng 8 năm ngoái. Nhưng trên giường bệnh, bà vẫn cố gắng nhận điện thoại ở khắp các nơi gọi để điều xe đến hỗ trợ. Chỉ việc nghiêng người để lấy được điện thoại cũng khiến bà đau đớn nhưng bà Bính vẫn cố gắng để không lỡ nhịp giúp đỡ những nơi thực sự đang cần mình.

Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát lần thứ tư, bà Bính đã bàn giao xe cứu thương cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận Hoàng Mai mượn để phục vụ đưa đón bệnh nhân và vận chuyển máy móc. Ngoài ra, bà còn đứng ra huy động các nhà hảo tâm ủng hộ gạo, khẩu trang gửi đến các khu cách ly; cùng các nhóm từ thiện ủng hộ lương thực, thực phẩm cho các vùng dịch phía Nam.

Những hoàn cảnh khó khăn trong đợt bùng phát dịch COVID-19 khiến bà Bính chỉ trực trào nước mắt, thôi thúc bà phải làm gì đó để san sẻ với họ. 

"Những ngày bùng dịch ở Bắc Giang đúng vào thời điểm thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, tôi xem TV thấy họ còn đưa cả nhiệt kế nhiệt độ ngoài đường chỉ 62 độ. Mình ở nhà có quạt thế này còn không chịu nổi, nghĩ đến họ thương quá. Mà với tôi, thương là phải bằng hành động, tôi bỏ tiền ra để làm việc thiện" - bà Bính chia sẻ.

Bà Phan Thị Bính (Mặc áo dài vàng) nhận danh hiệu công dân Thủ đô ưu tú năm 2021. Ảnh: Viết Thành
Bà Phan Thị Bính (Mặc áo dài vàng) nhận danh hiệu công dân Thủ đô ưu tú năm 2021. Ảnh: Viết Thành

Đổi lại, bà Bính nhận được nhiều tình cảm từ mọi người. Đi đến đâu họ cũng phấn khởi, rất trân trọng. Đặc biệt khi dịch bùng phát ở TPHCM, người các tỉnh làm ăn ở TPHCM rất đông, không có tiền để lo lâu dài lại không thể đi làm do dịch bệnh. Khi trao cho họ những phần quà họ rất vui mừng.

"Tôi chỉ mong muốn mang được niềm vui, nụ cười đến với mọi người, đó là hạnh phúc của tôi, không cần bằng khen hay huân chương gì khác nữa" - bà Bính chia sẻ.

Mỗi tháng bà Bính vẫn phải vào viện 1 lần để truyền hoá chất vì bệnh của bà đã di căn. Mỗi ngày bà vẫn phải uống thuốc để chiến đấu với bệnh tật. Thế nhưng hành trình 21 năm thiện nguyện của bà chắc chắn sẽ không dừng lại, sẽ vẫn nối dài, đến những nơi cần sự giúp đỡ.

Hạ Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Gian hàng đổi rác lấy thực phẩm, hỗ trợ người dân trong mùa dịch

HOÀI ANH |

Nhằm hỗ trợ những người dân có hoàn cảnh khó khăn và lan toả thông điệp bảo vệ môi trường, một số gian hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức chương trình đổi rác phế liệu lấy thực phẩm.

Hiệu trưởng, cô giáo đi “mượn” điện thoại cho học sinh nghèo học trực tuyến

THUỲ TRANG |

Trong thời gian đợi TP.Đà Nẵng cho học sinh đi học trực tiếp, nhiều thầy cô giáo, hiệu trưởng nhà trường đã tìm mọi nguồn ủng hộ để có những chiếc điện thoại kết nối mạng gửi tặng học trò nghèo. Đó là thiết bị có thể giúp các em học trực tuyến cùng với bạn bè.

Chuyện về những nghệ sĩ biến nhà và xe thành nơi làm việc thiện

NGỌC DỦ |

Để có nơi chứa lương thực, nấu ăn, đóng gói thực phẩm... các nghệ sĩ Việt đã tận dụng nhà và xe của mình làm địa điểm và phương tiện thành nơi làm việc thiện. Điều này tạo nên một bức tranh đẹp về tình người giữa thời đại dịch.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Gian hàng đổi rác lấy thực phẩm, hỗ trợ người dân trong mùa dịch

HOÀI ANH |

Nhằm hỗ trợ những người dân có hoàn cảnh khó khăn và lan toả thông điệp bảo vệ môi trường, một số gian hàng thực phẩm trên địa bàn Hà Nội đã tổ chức chương trình đổi rác phế liệu lấy thực phẩm.

Hiệu trưởng, cô giáo đi “mượn” điện thoại cho học sinh nghèo học trực tuyến

THUỲ TRANG |

Trong thời gian đợi TP.Đà Nẵng cho học sinh đi học trực tiếp, nhiều thầy cô giáo, hiệu trưởng nhà trường đã tìm mọi nguồn ủng hộ để có những chiếc điện thoại kết nối mạng gửi tặng học trò nghèo. Đó là thiết bị có thể giúp các em học trực tuyến cùng với bạn bè.

Chuyện về những nghệ sĩ biến nhà và xe thành nơi làm việc thiện

NGỌC DỦ |

Để có nơi chứa lương thực, nấu ăn, đóng gói thực phẩm... các nghệ sĩ Việt đã tận dụng nhà và xe của mình làm địa điểm và phương tiện thành nơi làm việc thiện. Điều này tạo nên một bức tranh đẹp về tình người giữa thời đại dịch.