10 năm gom đồ cũ cho trẻ nghèo của bà chủ quán cơm "cân" độc nhất Sài Gòn

Anh Nhàn |

Hơn 10 năm trôi qua, bà Danh Thu Loan lặng lẽ gom góp quần áo, giày dép, túi xách... đã cũ san sẻ đến trẻ em nghèo đang cần dùng.

Tìm đến quán cơm rộng chừng 10m2 với đủ thứ đồ đạc của bà Danh Thu Loan (62 tuổi, ngụ quận 10, TPHCM), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi chiếc gác xép chật hẹp ấy đựng đủ thứ "trên trời dưới đất". Nào là quần áo, giày dép, túi xách, mũ nón, đồ chơi...đến tã lót, bỉm sữa. 

Ai không biết cứ tưởng đây là những vật dụng dành cho một nhà trẻ. Nhưng không phải vậy, tất cả đồ đạc này bà Loan gom góp từ khắp nơi để gửi tặng các em nhỏ tận Lâm Đồng và một số em vùng ven Sài Gòn và tỉnh Đồng Nai.

Hỏi về công việc kỳ lạ này, bà Loan bộc bạch: "Sài Gòn người ta bỏ nhiều đồ còn mới lắm, nhưng trẻ em vùng cao thì thiếu thốn đủ bề. Thế nên đồ gì người ta không dùng nữa mình xin để gửi lại các em".

 
Anh Võ Danh Nhân (35 tuổi, con trai bà Loan) cầm trên tay đồ đạc cũ chuẩn bị cho trẻ em nghèo. Ảnh: Anh Nhàn

Bà Loan dứt lời, anh Võ Danh Nhân (35 tuổi, con trai bà Loan) đã đem về hai bao đồ cho trẻ nhỏ, một chiếc xe tập đi và 1 bao bỉm sữa. Những món đồ này là của bạn anh Nhân không dùng đến, anh xin về để cuối tuần gửi tặng cho các em nhỏ là con công nhân ở Biên Hoà (Đồng Nai).

Anh Nhân tâm sự: "Từ khi tôi học lớp 12 là mẹ tôi đã làm công việc này. Ai cho gì mẹ cũng nhận. Đồ nào rách, hư thì mẹ may vá lại rồi phân loại ra để đem cho người cần. Thấy mẹ làm như vậy nên tôi cũng làm theo, mới đó mà đã hơn 10 năm trời. Nhiều người ở khu vực gần đây ai cũng nghe tiếng mẹ tôi xin đồ cũ nên cứ có gì người ta mang đến". 

Ngôi nhà nhỏ của bà Loan không chỉ là địa điểm nhận quần áo mà còn bán "đặc sản" có một - không - hai tại Sài Gòn. "Đặc sản" chính là món cơm "cân" mà bà Loan tự hào "chỗ này mà bán cơm rẻ thứ hai thì không nơi nào rẻ nhất".

Hai mươi năm trôi qua, khách đến mua cơm tại quán được bà Loan bán theo ký, "có ký có tiền", kèm với đồ ăn, ăn bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu.

 
Bà Thu Loan cân cơm cho khách. Ảnh: Anh Nhàn

Sở dĩ quán cơm ra đời là vì bà Loan nhìn thấy nhiều người bán vé số, lượm ve chai, công nhân lao động thường nhịn đói đi làm vì không có nhiều tiền để ăn cơm. Do đó, bà bán quán cơm theo ký với đủ giá tiền để dễ lựa chọn.

"Hai nghìn cơm cộng với ba nghìn trứng, ba nghìn canh rau là tám nghìn cũng đủ một bữa ăn. Ai ăn thêm thịt, cá nữa thì tầm mười tám đến hai mươi nghìn đồng. Hôm nào làm được nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít nên mọi người dễ lựa chọn ăn cho qua cơn đói. Mình mua bán sòng phẳng không phải cho mà người ta ngại, nên ai cũng tới ăn" - bà Lan nói.

Bà Thanh Thuỷ (56 tuổi, quê Phú Yên) làm nghề bán vé số đến quán cơm lấy tô mua ba ngàn cơm gắp thêm rau, trứng và 2 con tôm chỉ với mười ba nghìn đồng.

"Lúc đầu tôi ăn chỗ khác toàn ba mươi nghìn đồng, một ngày tiền ăn gần bằng tiền bán vé số cả ngày của tôi. 5 năm trước, biết được quán cơm "cân" của bà Loan tôi rất mừng, ngày nào cũng đến. Ăn cơm rẻ mà rất ngon. Hôm nào bán ế thì tôi ăn bảy nghìn, còn bán hết tôi "chơi xộp" ăn hai mươi nghìn cơm. Ăn cơm ở đây không sợ đói" - bà Thanh Thuỷ cười  lớn.

 
Quán cơm "cân" đón đa số khách là những người lao động nghèo. Ảnh: Anh Nhàn.

Quán cơm "cân" của bà Loan lúc nào cũng tấp nập. Có người tới trong lúc "đói" mua vài nghìn cơm, nhưng cũng có người dư dả đem những đồ cũ đến cho người còn khốn khó. Cứ thế, mỗi ngày qua đi ngôi nhà nhỏ của người phụ nữ 62 tuổi với gương mặt phúc hậu lại nhận thật nhiều nụ cười.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Tiệm bánh tràn đầy ánh sáng yêu thương cho người khiếm thị giữa Sài Gòn

Anh Tú |

Xuất phát từ suy nghĩ muốn giúp đỡ những người khuyết tật (khiếm thị), một tiệm bánh tại TPHCM đã đào tạo miễn phí cho những người có hoàn cảnh đặc biệt nghề làm bánh và phục vụ như những người chuyên nghiệp.

Chàng trai lan tỏa tinh thần Việt trong mùa dịch ở Nhật Bản

Trần Kiều |

Những ngày dịch COVID-19 hoành hành, khẩu trang trở nên khan hiếm tại Nhật Bản khiến nhiều người dân không thể mua được để dùng. Muốn chia sẻ khó khăn với cộng đồng, anh Hoàng Văn Ba (SN 1994, quê ở Hải Dương) - thực tập sinh người Việt tại Nhật Bản - đã đứng ra phát động dự án tặng miễn phí 10.000 khẩu trang vải đến tận tay người cần.

Tổ hợp miễn phí giữa lòng Hà Nội có những gì?

Tùng Giang - Tạ Quang |

Một "tổ hợp miễn phí” bao gồm tủ quần áo, cây nước và thư viện sách (tại số 66 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội) vừa hoạt động trở lại sau thời gian nghỉ dịch COVID-19, nhưng ngay lập tức đã trở thành một địa chỉ ý nghĩa, mang tính chia sẻ cộng đồng.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tiệm bánh tràn đầy ánh sáng yêu thương cho người khiếm thị giữa Sài Gòn

Anh Tú |

Xuất phát từ suy nghĩ muốn giúp đỡ những người khuyết tật (khiếm thị), một tiệm bánh tại TPHCM đã đào tạo miễn phí cho những người có hoàn cảnh đặc biệt nghề làm bánh và phục vụ như những người chuyên nghiệp.

Chàng trai lan tỏa tinh thần Việt trong mùa dịch ở Nhật Bản

Trần Kiều |

Những ngày dịch COVID-19 hoành hành, khẩu trang trở nên khan hiếm tại Nhật Bản khiến nhiều người dân không thể mua được để dùng. Muốn chia sẻ khó khăn với cộng đồng, anh Hoàng Văn Ba (SN 1994, quê ở Hải Dương) - thực tập sinh người Việt tại Nhật Bản - đã đứng ra phát động dự án tặng miễn phí 10.000 khẩu trang vải đến tận tay người cần.

Tổ hợp miễn phí giữa lòng Hà Nội có những gì?

Tùng Giang - Tạ Quang |

Một "tổ hợp miễn phí” bao gồm tủ quần áo, cây nước và thư viện sách (tại số 66 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội) vừa hoạt động trở lại sau thời gian nghỉ dịch COVID-19, nhưng ngay lập tức đã trở thành một địa chỉ ý nghĩa, mang tính chia sẻ cộng đồng.