“Xóm lò than” và những căn nhà đen nhẻm bên bờ sông Xuân Hòa

Yến Phương - Hồ Thảo |

Từ xưa tới nay, nhiều gia đình ở xã Xuân Hòa (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) - mưu sinh chủ yếu bằng nghề hầm than. Dù biết nghề này cực khổ, vất vả và có hại cho sức khỏe, nhưng họ vẫn bám víu mà không dứt ra được.

Những căn nhà ám khói

Dọc theo hai bên bờ sông Xuân Hòa, đi từ xa thôi là đã nghe mùi củi hầm nồng nặc và những làn khói bay lên từ những nóc lò phía trên lợp bằng lá kiểu hình chóp nhọn, dãy mái lá đen kịt cả một xóm làng.

 
Dãy mái lá đen kịt cả một xóm làng tại xã Xuân Hòa (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).

Vào trong xóm, hình ảnh những ngôi nhà đầy khói bụi, nhem nhuốc, những bức tường màu trắng giờ đã chuyển thành màu đen nhẻm, hình ảnh những người lấm lem từ mặt mũi đến tay chân vì bám đầy bụi than và mùn củi. Người dân nơi đây, từ người lớn đến trẻ con, đều có nước da đen nhẻm, một phần vì dính bụi than, do tính chất công việc hàng ngày của họ.

 
Những ngôi nhà đầy khói bụi, nhem nhuốc, những bức tường màu trắng giờ đã chuyển thành màu đen nhẻm.

Bà Nguyễn Thị Lam - 58 tuổi, cho biết: Nghề hầm than là nghề truyền thống của cả xóm này. Từ xưa tới nay, cứ nhà ai có đất thì xây lò, ai không có đất thì đi làm mướn cho các chủ lò mà sinh sống.

Nếu là người từ xa đến thì hẳn sẽ khó mà thích nghi được với mùi đặc trưng này, thậm chí chảy cả nước mắt. Nhưng với người dân nơi đây thì chẳng có chút khó chịu nào. Nhiều khi đi xa lâu ngày lại thấy nhớ”, bà Lam nói thêm.

Đến với xóm lò than mới thấy được cái nghề này cơ cực, lầm lũi và khó nhọc đến nhường nào. Để hoàn thành một mẻ than phải trải qua rất nhiều công đoạn trong gần hai tháng trời. Bà Lam chia sẻ: “Cực nhất là công đoạn “chụm” than (cho củi vào lò đốt). Cả đêm cứ phải canh 1 tiếng rưỡi dậy chụm một lần nên không bao giờ có được ngủ ngon giấc”.

Cũng là người có thâm niên trong nghề hầm than, ông Lê Văn Khiêm cho biết: Ông theo nghề hầm than này từ năm 1982 tới giờ, tính ra cũng 40 năm. Từ đời cha của ông rồi truyền sang đời ông. Giờ tới con ông lấy vợ cũng vẫn theo nghề này.

Ông Khiêm cho biết, nhà ông mới ra lò 1 mẻ than, lãi được 6 triệu, cũng nhờ giá than tăng theo đà tăng giá xăng dầu.

 
Ông Lê Văn Khiêm đang chuẩn bị công đoạn hầm thêm một lò than mới.

Vừa chuẩn bị công đoạn hầm thêm một lò than mới, ông Khiêm vừa nói: “Nghề làm than này cũng khó ăn lắm. Bình quân chiều cao của một lò có kích thước 3,6m, chu vi 5,6m. Cho vào đầy lò củi hết 50 xi (mỗi xi = 1m3), mỗi xi giá 1,3 triệu đồng. Tổng cộng với chi phí tiền củi cho một lò 65 triệu, chưa tính chi phí nhân công.

Mỗi mẻ than phải từ 30 đến 45 ngày để hầm. Nếu than tốt, không bị vụn thì được khoảng 11 tấn. Do hiện tại nguồn nguyên liệu củi từ Cà Mau ngày một khan hiếm, nếu chẳng may mua củi tươi vào giá cao, đến lúc ra lò giá than xuống thấp là coi như lỗ vốn”.

Chỉ vào căn nhà đóng đen vì khói than, ông Khiêm nói thêm: “Ở đây không ai dám xây nhà mới, vì có xây vài tháng đóng bụi cũng thành cũ. Cây cối cũng trơ trọi không còn lá vì khói bụi. Nhà tôi cũng có khám bệnh định kỳ, may mà bác sĩ cũng chưa phát hiện gì. Chúng tôi cũng biết nghề này ảnh hưởng sức khỏe lắm, nhưng đây là nghề cha truyền con nối. Mà nếu không theo thì cũng không biết làm gì khác”.

 
Căn nhà bị đóng đen do bụi than của ông Lê Văn Khiêm.

Mai này, xóm lò than...

Cực là vậy, có hại cho sức khỏe là vậy, nhưng cũng nhờ cái nghề này mà tạo công ăn việc làm cho những người dân thất nghiệp nơi đây.

Ông Trương Văn Phên (56 tuổi) tâm sự: “Đợt dịch vừa rồi cả xóm không có thu nhập. Còn bây giờ thì đỡ hơn, tôi có thuê khoảng chục người làm chứ một mình không làm nổi. Nhờ có nghề này mà dân ở đây đỡ thất nghiệp. Các công việc như vác củi, vô lò, ra than mướn cũng có tiền sống qua ngày”.

 
Ông Trương Văn Phên bên cạnh lò than của nhà mình.

Anh Nguyễn Văn Khánh, một người làm thuê cho chủ lò than - chia sẻ: Nhà không vườn tược đất đai gì nên trước giờ chỉ biết bám vào nghề than này. Hàng ngày, mấy anh em trong xóm tập trung thành đội 10 người cho củi vào lò, mỗi người chia nhau một công đoạn. Người đứng máy cắt củi, người đỡ củi, người vác, người cắt, chuyền vào bên trong lò,... Tiền công 100.000 đồng/người, nhưng công việc cũng bữa có bữa không.

 
Nhờ có nghề này mà dân ở đây đỡ thất nghiệp.

Theo thống kê của cơ quan chức năng huyện Kế Sách, riêng hai ấp Hòa Thành và Hòa Lộc 2, thuộc địa bàn xã Xuân Hòa, trên 80% hộ dân sinh sống bằng nghề hầm than củi. Anh Tuấn, một người trong xóm cho biết: “Mình không làm nhưng cũng bị ảnh hưởng, nhưng ở đây xưa nay vẫn vậy nên phải chịu thôi. Thấy họ có việc làm cũng mừng, nhưng cũng lo bệnh tật sau này tội cho họ”.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lưu Quốc Thanh - Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa - cho biết: “Chính quyền địa phương và các ngành cũng đã vào cuộc, nhưng do đây là làng nghề tự phát từ lâu đời nên cũng rất khó để thay đổi. Hiện tại, UBND tỉnh Sóc Trăng cũng đã đề ra giải pháp. Theo đó, định hướng sắp tới là sẽ quy hoạch khu tập trung, địa phương đang đợi nguồn vốn từ tỉnh để triển khai thực hiện”.

Một số hình ảnh hoạt động ghi nhận tại “xóm lò than”:

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Yến Phương - Hồ Thảo
TIN LIÊN QUAN

Dựng rào, chặn đường đòi bồi thường, điện gió Sóc Trăng lại gặp khó

NHẬT HỒ |

Sóc Trăng - Một số người dân trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã lắp hàng rào, chặn đường không cho phương tiện vận chuyển thiết bị ra vào dự án điện gió.

Nhiều sự kiện kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng

NHẬT HỒ |

Sóc Trăng - Ngày 23.3, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức họp báo thông tin về chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 30 tái lập tỉnh (tháng 4.1992 – 4.2022) và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022. Đáng chú ý sẽ có nhiều nhà đầu tư quyết định đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng nhân dịp này.

Sóc Trăng: Thị trường kit test bình ổn, người dân không quá lo

NHẬT HỒ |

Sóc Trăng - Hiện tại, tỉnh Sóc Trăng có 700 nhà thuốc, trong đó có 30 cơ sở đăng ký bán kit test, vì vậy không khan hiếm. Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo người dân không quá lo, tránh việc mua kit test trên mạng, chất lượng chưa được kiểm tra.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Dựng rào, chặn đường đòi bồi thường, điện gió Sóc Trăng lại gặp khó

NHẬT HỒ |

Sóc Trăng - Một số người dân trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã lắp hàng rào, chặn đường không cho phương tiện vận chuyển thiết bị ra vào dự án điện gió.

Nhiều sự kiện kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng

NHẬT HỒ |

Sóc Trăng - Ngày 23.3, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức họp báo thông tin về chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 30 tái lập tỉnh (tháng 4.1992 – 4.2022) và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Sóc Trăng năm 2022. Đáng chú ý sẽ có nhiều nhà đầu tư quyết định đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng nhân dịp này.

Sóc Trăng: Thị trường kit test bình ổn, người dân không quá lo

NHẬT HỒ |

Sóc Trăng - Hiện tại, tỉnh Sóc Trăng có 700 nhà thuốc, trong đó có 30 cơ sở đăng ký bán kit test, vì vậy không khan hiếm. Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo người dân không quá lo, tránh việc mua kit test trên mạng, chất lượng chưa được kiểm tra.