Xem nguyệt thực nửa tối kỳ thú ở đâu và khi nào rõ nhất tại Việt Nam?

Thảo Anh |

Yếu tố thời tiết quyết định việc quan sát hiện tượng nguyệt thực nửa tối vào rạng sáng mai 6.6. Ngoài ra, hãy chọn những nơi vị trí quan sát có góc nhìn rộng, vùng bầu trời lớn, ít ô nhiễm, ít ánh đèn nhân tạo chiếu thẳng vào mắt.

Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS), ngày mai 6.6 tại Việt Nam có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực nửa tối. Hiện tượng này xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng tối một phần của bóng Trái Đất, hay còn gọi là vùng nửa tối. Với loại nguyệt thực này, Mặt Trăng sẽ bị tối đi một chút chứ không tối đi hoàn toàn. Hiện tượng nguyệt thực nửa tối lần này sẽ quan sát được ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Á, Châu Úc và Ấn Độ Dương.

Toàn bộ quá trình diễn ra hiện tượng có thể quan sát được ở Việt Nam. Chi tiết như sau:

Nguyệt thực nửa tối bắt đầu: 00h45

Cực đại nguyệt thực: 02h24

Nguyệt thực nửa tối kết thúc: 04h04

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn - Chủ tịch Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam VACA cho hay trong năm 2020 này, có ba lần nguyệt thực nửa tối diễn ra và có thể quan sát tại Việt Nam. Trong số đó, lần đáng chú ý và có độ che phủ lớn nhất đã diễn ra vào ngày 11.1. Lần thứ 2 năm nay có thể quan sát hiện tượng này chính là vào thời điểm rạng sáng mai 6.6.

"Nguyệt thực nửa tối ngày mai sẽ có độ che phủ nhỏ hơn so với lần đầu tiên năm 2020. Tại những khu vực quá ô nhiễm hoặc có một lớp mây mỏng che phủ, ngay cả khi nhìn thấy Mặt Trăng bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt rõ rệt" - ông Tuấn Sơn phân tích.

Chủ tịch Hội Thiên văn học Trẻ Việt Nam cho biết thêm, để quan sát nguyệt thực nửa tối vào rạng sáng mai rõ nhất tuỳ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết. Bạn sẽ dễ dàng xác định được Mặt Trăng nếu trời ít mây, ít mù, không mưa.

Tại những khu vực quá ô nhiễm hoặc có một lớp mây mỏng che phủ, ngay cả khi nhìn thấy Mặt Trăng bạn sẽ khó nhận ra sự khác biệt rõ rệt. Ngoài ra, hãy chọn những nơi vị trí quan sát có góc nhìn rộng, vùng bầu trời lớn, ít ô nhiễm, ít ánh đèn nhân tạo chiếu thẳng vào mắt.

Theo ông Sơn, khác với nhật thực, nguyệt thực hoàn toàn vô hại cho mắt nên bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Tất nhiên , một chiếc kính thiên văn hoặc ống nhòm nhỏ sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc quan sát của bạn. Và cuối cùng, đừng quên quan sát trước tình hình thời tiết cũng như bảo đảm an toàn cho chính bạn nếu quan sát bên ngoài vào lúc nửa đêm.

Hiện tượng thiên văn tiếp theo trong tháng 6

Nhật thực hình khuyên (Nhật thực một phần ở Việt Nam) ngày 21.6

Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt Trăng ở quá xa Trái Đất nên không thể hoàn toàn che kín Mặt Trời. Điều này dẫn tới sự xuất hiện của một vòng tròn ánh sáng bao xung quanh Mặt Trăng – lúc này đang chìm trong bóng tối. Vành nhật hoa của Mặt Trời sẽ không thể quan sát trong khi diễn ra nhật thực hình khuyên. Đường đi của nhật thực hình khuyên lần này sẽ bắt đầu ở vùng Trung Phi, di chuyển qua Ả Rập Xê út, Bắc Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc và kết thúc ở Thái Bình Dương. Pha một phần có thể quan sát được ở phía Đông Châu Phi, Trung Đông và phía Nam Châu Á.

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Lịch quan sát 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú sắp xuất hiện tại Việt Nam

Thảo Anh - Phương Anh |

Theo lịch sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2020, sẽ có 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trong tháng 6 năm nay. Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS), tháng 6 - tháng bắt đầu của mùa hè - sẽ diễn ra sự kiện thiên văn quan trọng nhất trong năm là hiện tượng nhật thực một phần.

Sắp xuất hiện 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú ở Việt Nam tháng 6 này

Thảo Anh |

Theo lịch sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2020, sẽ có 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trong tháng 6 năm nay.

Còn mấy đợt mưa sao băng kỳ thú ở Việt Nam trong năm nay?

Thảo Anh |

Những đợt mưa sao băng từ đầu năm đều khó quan sát do điều kiện thời tiết mây mù, có mưa. Trong năm nay, chúng ta còn có thể chiêm ngưỡng những đợt mưa sao băng nào? Đợt mưa sao băng nào đáng trông đợi nhất?

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Lịch quan sát 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú sắp xuất hiện tại Việt Nam

Thảo Anh - Phương Anh |

Theo lịch sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2020, sẽ có 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trong tháng 6 năm nay. Theo Hội Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS), tháng 6 - tháng bắt đầu của mùa hè - sẽ diễn ra sự kiện thiên văn quan trọng nhất trong năm là hiện tượng nhật thực một phần.

Sắp xuất hiện 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú ở Việt Nam tháng 6 này

Thảo Anh |

Theo lịch sự kiện thiên văn đáng chú ý năm 2020, sẽ có 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trong tháng 6 năm nay.

Còn mấy đợt mưa sao băng kỳ thú ở Việt Nam trong năm nay?

Thảo Anh |

Những đợt mưa sao băng từ đầu năm đều khó quan sát do điều kiện thời tiết mây mù, có mưa. Trong năm nay, chúng ta còn có thể chiêm ngưỡng những đợt mưa sao băng nào? Đợt mưa sao băng nào đáng trông đợi nhất?