Việt Nam lồng ghép bình đẳng giới trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Nguyễn Hà |

Hội thảo “Thực trạng bình đẳng giới trong chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam” được tổ chức ngày 28.4 đã chỉ ra một số vấn đề về bình đẳng giới trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ngày 28,4, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc công bố báo cáo “Thực trạng lồng ghép giới trong chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam” nhằm hỗ trợ lồng ghép bình đẳng giới trong các chính sách giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của quốc gia.

Tháng 9.2020, Chính phủ Việt Nam đã đệ trình bản cập nhật đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), trong đó cam kết tăng mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho đến năm 2030.

Bà Elisa Fernandez, Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam nhấn mạnh: “Điều quan trọng là lần đầu tiên Việt Nam lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và bao trùm xã hội vào bản cập nhật NDC. Việc này đã đưa Việt Nam trở thành một trong số ít những quốc gia trên thế giới coi bình đẳng giới như một nội dung xuyên suốt trong NDC của mình. Tuy nhiên, chúng ta cần nhiều hành động thực tế hơn nữa.”

Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết: "Giới và BĐKH là những vấn đề liên ngành cần sự chung tay của các quốc gia và toàn thể xã hội. Báo cáo này có mục đích cung cấp điểm khởi đầu để thúc lồng ghép giới trong chính sách khí hậu ở Việt Nam và góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDG) số 5- Bình đẳng giới và SGD 13- Biến đổi khí hâu. Hiện nay Việt Nam đang cập nhật Chiến lược quốc gia về BĐKH vì vậy những kết quả trình bày trong báo cáo nghiên cứu này sẽ hữ ích cho các nhà hoạch định chính sách khi đề cập bình đẳng giới trong chiến lược”.

Báo cáo lưu ý rằng: Trong ngành nông nghiệp, sự phân công lao động theo giới trong ngành và các trách nhiệm khác do phụ nữ đảm nhận do các chuẩn mực giới đã ngăn cản họ tham gia tích cực vào việc đưa ra các quyết định trong và ngoài hộ gia đình.

Trong ngành quản lý nước, nhiều chính sách quốc gia coi phụ nữ là một trong những nhóm dễ bị chịu tác động và phần lớn vẫn coi phụ nữ là người thụ hưởng nên các chính sách hiếm khi tập trung vào phụ nữ như những nhân tố tiềm năng của sự thay đổi để bảo tồn tài nguyên nước.

Trong ngành quản lý chất thải, 90% người thu gom và nhặt phế liệu là phụ nữ, những người có công việc không được pháp luật hiện hành công nhận vì họ được coi là một phần của khu vực kinh tế phi chính thức.

Trong ngành năng lượng, hầu hết các công việc trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng và kỹ thuật được coi là chỉ phù hợp với nam giới theo truyền thống, do đó sự đóng góp của phụ nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn đáng kể.

Tại Hội thảo, Điều phối viên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về Biến đổi khí hậu của UNEP Mozaharul Alam - cho biết: "Chúng tôi hy vọng rằng những phát hiện chính của báo cáo này và các khuyến nghị cho các ngành nghề chính sẽ hữu ích cho các đối tác chính phủ để đảm bảo việc giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu có đáp ứng giới, bao trùm và dựa trên quyền để chúng ta có thể cùng xây dựng một tương lai thực sự bền vững cho thế hệ này và các thế hệ mai sau”.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy Hòa Phát-Dung Quất xả thải hôi, khét: Có vượt quy chuẩn môi trường?

Nguyễn Hà - Tuấn Anh |

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Hưng Thịnh đã trả lời liên quan đến việc xả thải của nhà máy Hòa Phát - Dung Quất (Quảng Ngãi) làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Sốt đất ở nhiều nơi: "Đây là bài học mà chúng tôi tiếp thu"

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Trước tình trạng sốt đất xảy ra ở nhiều địa phương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Mai Văn Phấn cho biết "đây là bài học mà chúng tôi tiếp thu".

Việt Nam cam kết hành động quyết liệt để ứng phó biến đổi khí hậu

Song Minh |

Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, tối ngày 23.4, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của hành động khí hậu" tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 22 và 23.4.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Nhà máy Hòa Phát-Dung Quất xả thải hôi, khét: Có vượt quy chuẩn môi trường?

Nguyễn Hà - Tuấn Anh |

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Hưng Thịnh đã trả lời liên quan đến việc xả thải của nhà máy Hòa Phát - Dung Quất (Quảng Ngãi) làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Sốt đất ở nhiều nơi: "Đây là bài học mà chúng tôi tiếp thu"

Nguyễn Hà - Phương Anh |

Trước tình trạng sốt đất xảy ra ở nhiều địa phương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Mai Văn Phấn cho biết "đây là bài học mà chúng tôi tiếp thu".

Việt Nam cam kết hành động quyết liệt để ứng phó biến đổi khí hậu

Song Minh |

Nhận lời mời của Tổng thống Mỹ Joe Biden, tối ngày 23.4, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng về chủ đề "Các lợi ích kinh tế của hành động khí hậu" tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 22 và 23.4.