TP.Hồ Chí Minh: Người dân vật vã chống chọi với triều cường kỷ lục

MINH QUÂN |

Ngày 30.9, triều cường trên sông Sài Gòn đã vượt qua mốc lịch sử 1,72m (năm 2017), đạt 1,75m, khiến nhiều khu vực tại TP.Hồ Chí Minh ngập nặng, gây ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân.

Vật vã trong biển nước

Trong những ngày qua, cuộc sống của người dân thuộc khu vực Bến Mễ Cốc (phường 15, quận 8) bị đảo lộn vì triều cường dâng cao làm vỡ một đoạn bờ bao khiến nước ngập gần cả mét. Đến chiều tối 30.9, khu vực này vẫn ngập nặng.

Trước đó, chiều tối 29.9, đoạn bờ bao dài 30m ven sông cạnh cầu Kênh Ngang số 3, thuộc đường Mễ Cốc (phường 15, quận 8) đã bị gãy ngang, chìm xuống sông. Nước tràn vào gây ngập một số tuyến đường và khu dân cư. Hàng trăm hộ dân sinh sống ở đây tìm cách chống chọi bằng việc đưa đồ đạc vật dụng lên cao và dùng bao cát chắn nước chảy vào nhà, nhưng bất thành. Người dân phải thức trắng đêm để dọn dẹp đồ đạc.

Ngày 30.9, ông Nguyễn Mai Trung - Chủ tịch UBND phường 15 (quận 8) - cho biết, sau khi sự cố xảy ra, phường đã chỉ đạo, đã huy động 180 người đến phối hợp ngăn chặn, kè chắn tạm bằng bao cát. Nguyên nhân ban đầu là do trong quá trình thi công dự án cải thiện môi trường nước, đơn vị thi công đóng kè ảnh hưởng đến chân bờ bao, khi triều cường lên, nước xoáy mạnh vào gây gãy bờ bao. Nước của đợt triều vào chiều 29.9 rút chưa được bao lâu, đợt triều mới lại dâng lên. Đến ngày 30.9, nước triều trên đường Mễ Cốc dâng cao tới gần yên xe, làm cho việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, việc buôn bán của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng khi nước tràn vào nhà.

Không riêng khu vực Bến Mễ Cốc, trong 3 ngày qua, do ảnh hưởng bởi triều cường lên cao, nhiều khu vực ở TP.Hồ Chí Minh bị ngập nước nặng nề như trung tâm quận 1, đường Nguyễn Văn Hưởng (quận 2), Tôn Thất Thuyết, Hoàng Diệu, Nguyễn Khoái (quận 4), Trần Xuân Soạn (quận 7)… Tại một số tuyến đường, nước ngập sâu, nhiều xe bị chết máy, người dân phải dắt bộ.

Xu hướng triều cường lập kỷ lục mới

Liên quan đến tình hình triều cường trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh, theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, chiều 30.9, triều cường đạt đỉnh tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) là 1,75m, tại trạm Nhà Bè là 1,77m. Thống kê của đại diện Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho thấy, đỉnh triều cao nhất trong 10 năm qua đạt 1,72m vào tháng 12.2017.

Xu hướng đỉnh triều cường ngày càng dâng cao tại TP.Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất từ năm 2013 là 1,68m, năm 2014 là 1,70m, hai năm sau xuống thấp hơn (2015, 2016). Năm 2017, kỷ lục mới lại hình thành là 1,72m và bị phá vỡ bởi đợt triều cường vừa qua.

Các chuyên gia môi trường cho hay, ngoài những nguyên nhân như đô thị hóa, vấn đề thoát nước, có thể thấy tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn đối với vấn đề ngập lụt tại TP.Hồ Chí Minh. Việc khai thác tầng nước ngầm một cách quá mức không có kiểm soát gây ra hiện tượng lún sụt ngày càng thấy rõ.

Nhằm giải quyết vấn đề ngập nước do triều cường, TP.Hồ Chí Minh đang thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1)” với tổng vốn đầu tư 10.000 tỉ đồng. Dự án đầu tư 6 cống kiểm soát triều cùng gần 8km đê bao và là hợp phần trong quy hoạch thủy lợi chống ngập úng ở TP.Hồ Chí Minh.

Mục tiêu của dự án là kiểm soát ngập do triều cường tại các quận 1, 4, 7, 8 và hai huyện Nhà Bè, Bình Chánh... Không chỉ giải quyết ngập do triều cường, dự án còn hỗ trợ chống ngập do mưa vì tại mỗi cống kiểm soát triều cường đều được trang bị máy bơm “khủng” để bơm nước mưa từ các kênh, rạch ra ngoài. Trước tình trạng ngập nặng do triều cường như hiện nay, dự án này đang được kỳ vọng sẽ trở thành “vị cứu tinh” cho người dân TP.Hồ Chí Minh. Chủ đầu tư nói rằng, dự án này dự kiến sẽ vận hành sử dụng vào đầu năm 2020, hoàn thiện vào tháng 6.2020.

Theo dự báo, đỉnh triều cao nhất năm thường xuất hiện vào các tháng 10, 11, có lúc muộn hơn vào tháng 12. Như vậy, từ nay cho đến cuối năm, người dân TP.Hồ Chí Minh còn phải khốn khổ vì triều cường thêm nhiều lần nữa.

Kết hợp làm đê bao bên ngoài và hồ điều tiết bên trong nội đô

PGS-TS Hồ Long Phi - nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu thuộc Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh - cho rằng, để giải vấn đề ngập nước do triều cường và mưa ngập, TP.Hồ Chí Minh cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống các cống, đê bao khép kín từ bên ngoài các sông lớn nhằm ngăn không cho nước sông vào nội đô khi triều cường dâng cao. Bên cạnh đó, khu vực nội đô cũng đẩy nhanh xây dựng hệ thống hồ điều tiết để trữ nước khi mưa kết hợp với triều cường dâng cao. Đồng thời, kết hợp với giải pháp đặt các hệ thống bơm công suất lớn để bơm nước từ trong nội đô ra ngoài sông trong trường hợp vừa mưa to đúng lúc triều cường dâng cao. Khi kết hợp được những giải pháp trên, thành phố sẽ hạn chế ngập lụt rất lớn. Hiện nay, những giải pháp này thành phố đã có nhưng việc triển khai xây dựng hoàn thành còn chậm trễ nên chưa phát huy hiệu quả trên diên rộng. HUYỀN TRÂN

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Triều cường dâng cao: Dân Sài Gòn "dở khóc dở cười", bì bõm đưa con đi học

Phan Anh - Anh Nhàn |

Triều cường dâng cao kỷ lục khiến nhiều phụ huynh phải bì bõm trong biển nước để đưa con đến trường.

Triều cường dâng cao kỷ lục, người dân vật vã lội nước về nhà

Tú Hà |

Chiều muộn 30.9, triều cường dâng cao gây ngập sâu trên đường Mễ Cốc (quận 8, TP HCM). Người dân bì bõm dắt bộ xe về nhà do xe chết máy.

Triều cường kỷ lục, khu nhà giàu ở Sài Gòn cũng “thất thủ”

MINH QUÂN |

Đợt triều cường cao nhất trong 10 năm qua khiến nhiều khu vực ở TP.Hồ Chí Minh ngập nặng. Trong đó, khu Thảo Điền (quận 2) là nơi có nhiều biệt thự, căn hộ sang trọng, trường học quốc tế... cũng “thất thủ” vì nước ngập.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Triều cường dâng cao: Dân Sài Gòn "dở khóc dở cười", bì bõm đưa con đi học

Phan Anh - Anh Nhàn |

Triều cường dâng cao kỷ lục khiến nhiều phụ huynh phải bì bõm trong biển nước để đưa con đến trường.

Triều cường dâng cao kỷ lục, người dân vật vã lội nước về nhà

Tú Hà |

Chiều muộn 30.9, triều cường dâng cao gây ngập sâu trên đường Mễ Cốc (quận 8, TP HCM). Người dân bì bõm dắt bộ xe về nhà do xe chết máy.

Triều cường kỷ lục, khu nhà giàu ở Sài Gòn cũng “thất thủ”

MINH QUÂN |

Đợt triều cường cao nhất trong 10 năm qua khiến nhiều khu vực ở TP.Hồ Chí Minh ngập nặng. Trong đó, khu Thảo Điền (quận 2) là nơi có nhiều biệt thự, căn hộ sang trọng, trường học quốc tế... cũng “thất thủ” vì nước ngập.