TP.Hồ Chí Minh: Nan giải phân loại rác tại nguồn

MINH QUÂN |

Quyết định số 44/2018/QĐ-UBND TPHCM về việc Ban hành Quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã có hiệu lực được gần một năm nay. Quy định nêu rõ, rác thải tại các hộ gia đình phải được chủ hộ phân làm ba loại: Hữu cơ, tái chế và rác thải còn lại.

Việc tổ chức thu gom rác phân loại được thực hiện khác ngày (mỗi ngày thu gom các loại rác khác nhau) và phương tiện chuyên chở phải ghi rõ thu gom chất thải hữu cơ hoặc thu gom chất thải khác. Tuy nhiên, sau khi có hiệu lực, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn vẫn chưa có tiến triển tích cực, nếu không muốn nói là “giậm chân tại chỗ”.

Vẫn đổ rác chung...

Tại phường 17 quận Bình Thạnh - nơi được thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn với 3 đối tượng (gồm hộ dân ở mặt tiền đường, hộ trong hẻm và hộ ở nhà trọ). Tuy nhiên, ngày 10.11, nghi nhận ở mặt tiền đường đến trong hẻm của đường Phan Văn Hân (phường 17, quận Bình Thạnh), đa số người dân vẫn để chung rác vào một bao, không phân loại. Theo ông Nguyễn Văn Bình - nhà mặt tiền đường Phan Văn Hân, trong khi một số hộ dân đã có ý thức phân loại rác tại nhà, thì người đi thu gom rác vẫn đổ chung rác vào một xe để vận chuyển đến bãi tập kết. “Như vậy, người dân dù có ý thức phân loại rác thì công sức của họ cũng thành vô nghĩa nên không làm” - anh Bình nói.

Chiều ngày 10.11, chúng tôi ghi nhận anh Mai Văn Minh - một người thu gom rác dân lập chạy xe máy kéo thùng rác tự chế đến lấy rác tại hẻm 234 đường Phan Văn Hân (quận Bình Thạnh). Anh Minh dừng trước cửa nhà người dân lấy rác, đổ tất cả vào chung thùng rác. Theo lý giải của anh Minh, rác thải đổ chung vì không có xe rác chuyên dùng để riêng các loại rác.

Đốt rác sinh điện vẫn cần phân loại rác tại nguồn

Hiện nay, mỗi ngày đêm thành phố thải ra hơn 9.000 tấn rác sinh hoạt (chưa kể rác công nghiệp), mỗi năm còn tăng thêm 10%. Trong khi đó, diện tích đất để thực hiện chôn lấp rác dần thu hẹp. Do đó, thành phố xác định phải giảm lượng rác thải chôn lấp. Theo định hướng, TP.Hồ Chí Minh đặt ra lộ trình sẽ giảm tỉ lệ xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp còn 50% vào năm 2020 và 20% vào năm 2025.

Mới đây, TPHCM đã khởi công xây dựng hai nhà máy đốt rác phát điện với tổng công xuất đốt khoảng 4.000 tấn rác/ngày. Sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động cuối năm 2020, hai nhà máy này sẽ giúp thành phố xử lý gần một nửa lượng rác thải ra mỗi ngày bằng phương pháp đốt sản sinh điện.

Với công nghệ đốt rác phát điện, việc phân loại rác sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều do việc đốt rác thì hầu như không cần phân loại chi tiết. Theo ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Hồ Chí Minh, với công nghệ đốt rác mới người dân chỉ cần phân rác làm 2 loại là: Rác có thể tái chế (kim loại, chai nhựa, lon thiếc…) và chất thải còn lại. Khi đó việc thu gom rác sẽ được thực hiện theo hướng: Rác thải còn lại sẽ được thu gom hằng ngày để làm nguyên liệu cho các nhà máy xử lý, riêng rác thải tái chế sẽ được thu gom bằng cách trả tiền cho người dân hoặc đổi rác lấy quà tặng. “Phương án mới này khả thi hơn so với phương án phân loại mà thành phố đang triển khai” - ông Thắng nói.

Trong khi đó, ông Võ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND TPHCM - cho biết nếu tổ chức bộ máy thu gom, xử lý rác không đồng bộ, không hoạt động theo quy củ, không có cơ chế ràng buộc thì công tác quản lý vệ sinh môi trường sẽ rất khó khăn. Vì vậy, TP.Hồ Chí Minh quyết liệt chỉ đạo chuyển các đường dây rác thành hợp tác xã và công ty. Từ đó, đồng bộ hoá từ thùng rác, phương tiện thu gom, vận chuyển đến đồng phục của người thu gom. “Thành phố sẽ bố trí nguồn vốn để bảo đảm thực hiện đồng bộ các công việc, cố gắng cuối năm 2020 tất cả quận huyện đều phải đăng ký thay đổi mô hình tổ chức đường dây rác chuẩn hoá, đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh đô thị. Bên cạnh đó, TPHCM cũng chỉ đạo, phối hợp với từng uỷ ban quận, huyện sắp xếp, quy hoạch lại các đường dây rác, phân vùng công bằng, hợp lý, khoa học không chèn ép để vừa có lợi cho người dân, địa phương và doanh nghiệp” - ông Hoan nói.

* Ông Nguyễn Hồng Lĩnh (ngụ phường 14, quận Bình Thạnh) đề nghị: “Cần luật hóa để việc phân loại rác trở thành thói quen và chuẩn mực sinh hoạt mới của dân cư. Khi đó sẽ không cần đến đội ngũ thường xuyên kiểm tra, xử lý mà chính người dân sẽ tự nhắc nhở nhau thực hiện, cũng như quy định về đội mũ bảo hiểm trước đây”.

* Một nhân viên vệ sinh môi trường tại phường 6 quận 3 cho biết: “100% người dân có ý thức phân loại rác nhưng các khâu thu gom cũng cần phân loại, khâu vận chuyển cũng cần phương tiện có khu vực phân loại và cả khu vực tập kết cũng cần phân loại để đến khi xử lý người ta mới có thể làm được”. HÀ PHƯƠNG

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn thanh niên dự Ngày hội hành động chống rác thải nhựa

ÁI VÂN |

Ngày 9.11, tại Bắc Ninh, Trung ương Đoàn tổ chức Ngày hội "Thanh niên hành động chống rác thải nhựa" và trao giải chung kết cuộc thi "Hành trình thứ hai của lốp xe".

Cơ quan, đoàn thể phải là đơn vị gương mẫu trong giảm thiểu rác thải nhựa

Phạm Đông - Nguyễn Hà |

Theo ông Trần Xuân Hà, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, thành phố đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Trong thời gian tới các đơn vị, cơ quan trực thuộc UBND Thành phố không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần.

TPHCM phân loại rác tại nguồn: Trước cửa nhiều nhà vẫn là bịch rác hỗn hợp

MINH QUÂN |

Theo Quyết định 12/2019/QĐ-UBND của UBND TPHCM, từ hôm 1.6, muốn được thu gom rác trước cửa nhà, người dân TPHCM phải phân rác thành 3 loại (hữu cơ, tái chế, rác thải còn lại). Song ghi nhận thực tế những ngày qua tại một số tuyến phố ở TPHCM, trước cửa nhiều nhà vẫn chỉ là những bịch rác hỗn hợp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Hàng nghìn thanh niên dự Ngày hội hành động chống rác thải nhựa

ÁI VÂN |

Ngày 9.11, tại Bắc Ninh, Trung ương Đoàn tổ chức Ngày hội "Thanh niên hành động chống rác thải nhựa" và trao giải chung kết cuộc thi "Hành trình thứ hai của lốp xe".

Cơ quan, đoàn thể phải là đơn vị gương mẫu trong giảm thiểu rác thải nhựa

Phạm Đông - Nguyễn Hà |

Theo ông Trần Xuân Hà, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, thành phố đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Trong thời gian tới các đơn vị, cơ quan trực thuộc UBND Thành phố không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần.

TPHCM phân loại rác tại nguồn: Trước cửa nhiều nhà vẫn là bịch rác hỗn hợp

MINH QUÂN |

Theo Quyết định 12/2019/QĐ-UBND của UBND TPHCM, từ hôm 1.6, muốn được thu gom rác trước cửa nhà, người dân TPHCM phải phân rác thành 3 loại (hữu cơ, tái chế, rác thải còn lại). Song ghi nhận thực tế những ngày qua tại một số tuyến phố ở TPHCM, trước cửa nhiều nhà vẫn chỉ là những bịch rác hỗn hợp.