Thực hư thông tin TPHCM và Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ bị "xoá sổ"

A.T-N.H |

Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định thông tin "TPHCM và Đồng Bằng Sông Cửu Long bị xóa sổ vào năm 2050" do biến đổi khí hậu là chưa đủ cơ sở khoa học và chỉ dựa trên các giả định cực đoan.

Mới đây, các nhà khoa học của Climate Central công bố bài báo khoa học mới về nguy cơ ngập gây ra bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu cho các đồng bằng trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trả lời báo chí về vấn đề này, PGS. TS Huỳnh Thị Lan Hương Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thông tin “vào năm 2050, TPHCM và Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ bị xoá sổ” là chưa đủ cơ sở khoa học và dựa trên các giả định cực đoan.

Theo đó, các cơ quan, địa phương khi đánh giá nguy cơ ngập do nước biển dâng cần sử dụng số liệu chính thức do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố;

Theo bà Phương, việc quan tâm đúng mức đến nguy cơ mất đất do nước biển dâng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có mấy điểm sau đây cần cân nhắc.

Thứ nhất, về số liệu và phương pháp luận, trong nghiên cứu của Climate Centreal, số liệu địa hình ven biển được xây dựng trên cơ sở hiệu chỉnh sai số của STRM DEM. Thực tế, STRM DEM thường có sai số về độ cao lớn do bao gồm cả các lớp thực vật và nhà cửa. Vì vậy, bài báo đã hiệu chỉnh số liệu địa hình ven biển thông qua sử dụng số liệu địa hình Lidar tại Mỹ và mạng thần kinh nhân tạo MLP, sau đó áp dụng cho toàn cầu. Như vậy, nghiên cứu đã không hiệu chỉnh cho Đồng Bằng Sông Cửu Long, nên số liệu địa hình trong nghiên cứu này chưa phản ánh đúng độ cao thực tế của khu vực.

Thứ hai, về giả định nghiên cứu: Trong nghiên cứu của Climate Central, các tác giả sử dụng kịch bản nước biển dâng 2 m kết hợp với triều cường trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập. Thực tế, đây là sự chồng chập của hai giả định rất cực đoan, tất nhiên, sẽ dẫn đến tình trạng nguy cơ rủi ro rất cao.

Hơn nữa, kết quả đưa ra sẽ không thể phân biệt ngập lụt do mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu (ngập vĩnh viễn) và nguyên nhân ngập lụt do hiệu ứng thủy triều (chỉ trong vài giờ).

Bên cạnh đó, kịch bản nước biển dâng 2m không được đề xuất trong báo cáo Đánh giá lần thứ năm của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (AR5). Trong quá trình xây dựng kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng kịch bản với mức ngập 2m, với mức ngập 2m, tỷ lệ ngập tại Đồng Bằng Sông Cửu Long lên tới 87,34%. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, kịch bản nước biển dâng 2m không được đề xuất trong báo cáo đánh giá của Ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu, do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã không cung cấp kịch bản này.

Trong Kịch bản Biến đổi khí hậu đã được công bố năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả xác định nguy cơ ngập ứng với mực nước dâng 100cm (tương ứng với kịch bản RCP 8.5, đến năm 2100) như sau: Khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích TPHCM 38,9% diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập; cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có nguy cơ ngập cao. Nguy cơ ngập đối với quần đảo Trường Sa là không lớn. Quần đảo Hoàng Sa có nguy cơ ngập lớn hơn.

Trên thực tế, Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay, có chỗ hạ, chỗ nâng đan xen, đặc biệt Long An, An Giang nâng lên rõ rệt. Khu vực Bạc Liêu theo nghiên cứu thì hạ nhiều nhất.

A.T-N.H
TIN LIÊN QUAN

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu trầm trọng lao động phục vụ nuôi tôm

NHẬT HỒ |

Lao động phục vụ cho việc nuôi tôm tại ĐBSCL đối với các mô hình siêu thâm canh, thâm canh thiếu trầm trọng. Điều này đẩy người nuôi vào cảnh khó khăn, gia tăng chi phí sản xuất.

Số lượng bệnh nhi mắc bệnh sốt xuất huyết liên tục tăng cao

BẢO TRUNG |

Bệnh sốt xuất huyết hiện đang hoành hành ở một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Lượng bệnh nhi nhập viện liên tục tăng cao...

Đồng bằng sông Cửu Long: Mùa nước nổi đang... “chìm”

Hưng Thơ |

Những ngày cuối tháng 9, nước thượng nguồn sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhích lên, nhưng so với mọi năm vẫn thấp hơn nhiều. Nước về muộn, lại ở mức thấp, kéo theo lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản ít hơn trước. Đi dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, gặp những người dân lâu nay gắn bó mưu sinh mùa nước nổi, ai cũng lo lắng.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Đồng bằng sông Cửu Long thiếu trầm trọng lao động phục vụ nuôi tôm

NHẬT HỒ |

Lao động phục vụ cho việc nuôi tôm tại ĐBSCL đối với các mô hình siêu thâm canh, thâm canh thiếu trầm trọng. Điều này đẩy người nuôi vào cảnh khó khăn, gia tăng chi phí sản xuất.

Số lượng bệnh nhi mắc bệnh sốt xuất huyết liên tục tăng cao

BẢO TRUNG |

Bệnh sốt xuất huyết hiện đang hoành hành ở một số tỉnh, thành khu vực ĐBSCL. Lượng bệnh nhi nhập viện liên tục tăng cao...

Đồng bằng sông Cửu Long: Mùa nước nổi đang... “chìm”

Hưng Thơ |

Những ngày cuối tháng 9, nước thượng nguồn sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhích lên, nhưng so với mọi năm vẫn thấp hơn nhiều. Nước về muộn, lại ở mức thấp, kéo theo lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản ít hơn trước. Đi dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, gặp những người dân lâu nay gắn bó mưu sinh mùa nước nổi, ai cũng lo lắng.