Thủ tướng: Nhiều bài toán hóc búa về tài nguyên và môi trường cần lời giải

Nguyễn Hà |

Ngày 5.8 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (5.8.2002-5.8.2022) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Dự lễ kỷ niệm có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Thư và lẵng hoa chúc mừng; Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lẵng hoa chúc mừng. 

Chuyển bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Trong suốt chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong dòng chảy đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, thể hiện qua những dấu mốc lớn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan triển làm thành tựu của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong khuôn khổ lễ kỷ niệm
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan triển lãm thành tựu của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong khuôn khổ lễ kỷ niệm

"Môi trường và khí hậu đã trở thành một trong những trọng tâm, nội dung quan trọng trong các chương trình nghị sự của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trong các chủ trương, quyết sách phát triển đất nước với vai trò là vừa mục tiêu vừa là động lực dẫn dắt. Tư duy bảo vệ môi trường đã chuyển bị động ứng phó, khắc phục sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi môi trường, các hệ sinh thái" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TNMT. Ảnh: Khương Trung
Bộ trưởng Trần Hồng Hà phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TNMT. Ảnh: Khương Trung

Bộ đã chủ động hội nhập, đóng góp nhiều sáng kiến toàn cầu, khu vực về môi trường, khí hậu. Tham gia Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại COP21 và đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, tuyên bố các nhà chính trị về sử dụng đất và lâm nghiệp, tham gia Liên minh toàn cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu tại COP26. Tham gia 100 khuôn khổ hợp tác đa phương và có 90 đối tác hợp tác song phương về tài nguyên, môi trường và khí hậu, trong đó có nhiều khuôn khổ hợp tác, chúng ta đóng vai trò chủ động, dẫn dắt.

Bộ trưởng cho biết, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức to lớn đang đặt ra trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử: tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, hệ sinh thái ngày càng suy giảm, thậm chí có nguy cơ sụp đổ, dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát. Đời sống kinh tế - xã hội thế giới, vì thế, cũng đang thay đổi nhanh chóng với việc hình thành “luật chơi mới” về đầu tư, thương mại cùng với xu thế không thể đảo ngược về “phát thải ròng bằng “0”, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng từ hóa thạch sang sạch, tái tạo, bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tài nguyên môi trường là yếu tố không thể thiếu với sự sinh tồn 

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Tài nguyên môi trường là lĩnh vực rất rộng lớn, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước.

Thủ tướng cho biết, công tác bảo vệ môi trường đã tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của toàn xã hội, chuyển từ tư duy bị động ứng phó, khắc phục sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi môi trường, các hệ sinh thái của quốc gia. Nhiều dự án thu gom xử lý nước thải để phục hồi xanh hóa các dòng sông đã và đang được triển khai, nổi bật là thành công trong hồi sinh kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TNMT. Ảnh: La Duy
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TNMT. Ảnh: La Duy

"Đặc biệt, việc tham gia thỏa thuận lịch sử Paris về biến đổi khí hậu và tuyên bố cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP26) mang lại lợi ích kép cho Việt Nam trong tiếp cận tri thức, công nghệ, tài chính để thực hiện tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, cũng như chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các chỉ số về môi trường có sự chuyển biến, góp phần đưa chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam năm 2021 lên vị trí 51/165 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng, tăng 37 bậc so với năm 2016" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu ngành tài nguyên và môi trường tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ:

Bám sát tình hình, bám sát thực tiễn, tham mưu cho các cấp rà soát hoàn thiện hệ thống các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và các Hiệp định, thỏa thuận quốc tế có liên quan về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, khắc phục cho được những tồn tại, hạn chế, cản trở trong quản lý sử dụng đất đai, giải phóng, phát huy nguồn lực quan trọng này cho phát triển đất nước.

Đẩy mạnh chuyển đổi xanh, đưa các yêu cầu về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu thành một nội dung, nhiệm vụ trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Triển khai đưa Luật Bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống. Xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, thực hiện di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ ô nhiễm ra khỏi đô thị, khu dân cư; cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường ở các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông...

Phát triển các ngành công nghiệp môi trường, tái chế, tái sử dụng tuần hoàn biến rác thải thành tài nguyên. Cải tạo, phục hồi chất lượng các nguồn nước sông, hồ đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện chất lượng không khí trong các đô thị, khu dân cư. Kiên quyết, kiên trì quan điểm và hành động không hy sinh môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

Thể chế hóa, lồng ghép yêu cầu giảm phát thải vào các quy hoạch, chiến lược, chuyển dịch mô hình phát triển nhằm đạt mục tiêu phát thải bằng "0" vào năm 2050. Đầu tư nguồn lực ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu bằng các giải pháp công trình và phi công trình; chuẩn bị nội lực để từng bước chủ động thực hiện những cam kết với quốc tế cũng như các hành động cấp bách "không hối tiếc" trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở nước ta, huy động nguồn lực bằng các hình thức hợp tác công tư.

"Các nhiệm vụ của ngành tài nguyên và môi trường trong giai đoạn tiếp theo là hết sức nặng nề với nhiều bài toán "hóc búa" cần lời giải phù hợp, kịp thời, hiệu quả; tin tưởng rằng, ngành TN&MT sẽ khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đóng góp ngày càng nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững đất nước, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao các phần thưởng cao quý cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao các phần thưởng cao quý cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Huân chương Lao động hạng Nhất tặng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao các phần thưởng cao quý khác cho các tập thể, cá nhân thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ công thức tạo đột phá cho ngành Tài nguyên Môi trường

Nguyễn Hà |

Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những Bộ đa ngành đầu tiên được thành lập tại Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5.8.2022. Trong 20 năm qua, ngành tài nguyên và môi trường vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thuận lợi, thời cơ từng bước củng cố vững chắc nền tảng, khẳng định vị thế, vai trò quan trọng. Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, Báo Lao động có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Quy hoạch điện VIII giúp giảm mạnh khí phát thải

Nguyễn Hà - Cát Tường |

Tại Hội Nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết đã mất gần 1 năm để xây dựng quy hoạch điện VIII với tinh thần giảm điện hoá thạch, điện than để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là con đường phát triển bền vững

Nguyễn Hà - Cát Tường |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, Chuyển đổi xanh dựa nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, kinh tế số là con đường để chúng ta đưa đất nước phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ công thức tạo đột phá cho ngành Tài nguyên Môi trường

Nguyễn Hà |

Bộ Tài nguyên và Môi trường là một trong những Bộ đa ngành đầu tiên được thành lập tại Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 5.8.2022. Trong 20 năm qua, ngành tài nguyên và môi trường vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt thuận lợi, thời cơ từng bước củng cố vững chắc nền tảng, khẳng định vị thế, vai trò quan trọng. Nhân kỷ niệm 20 năm thành lập, Báo Lao động có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà.

Quy hoạch điện VIII giúp giảm mạnh khí phát thải

Nguyễn Hà - Cát Tường |

Tại Hội Nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết đã mất gần 1 năm để xây dựng quy hoạch điện VIII với tinh thần giảm điện hoá thạch, điện than để hạn chế ô nhiễm môi trường.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là con đường phát triển bền vững

Nguyễn Hà - Cát Tường |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, Chuyển đổi xanh dựa nền tảng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, kinh tế số là con đường để chúng ta đưa đất nước phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân.