Thỏa thuận chi trả giảm phát thải: Việt Nam thu về 51,5 triệu USD

Vũ Long |

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á - Thái Bình Dương và là quốc gia thứ năm trên toàn cầu ký Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải (ERPA).

Giảm phát thải thu về 51,5 triệu USD

Ngày 22.10.2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và Ngân hàng Thế giới (WB) - cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác Cácbon trong Lâm nghiệp (FCPF) sẽ ký kết Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA).

Với Thỏa thuận này, Việt Nam "chuyển nhượng" cho FCPF 10,3 triệu tấn CO2e giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2024. FCPF sẽ thanh toán cho dịch vụ này là 51,5 triệu USD.

Sau mỗi kỳ báo cáo, WB thực hiện thẩm định, xác minh kết quả và thanh toán, chi trả kết quả giảm phát thải như sau:

Năm 2021: 15 triệu USD, tương ứng với 3 triệu tấn CO2e.

Năm 2023: 20 triệu USD, tương ứng với 4 triệu tấn CO2e.

Năm 2025: 16,5 triệu triệu USD, tương ứng với 3,3 triệu tấn CO2.

Hai bên nhất trí lượng bán bổ sung (nếu có) sẽ được ưu tiên cho WB. Lượng bán bổ sung và đơn giá bán sẽ được hai bên đàm phán, thống nhất trong quá trình thực hiện ERPA.

Hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng

Với ngành lâm nghiệp Việt Nam, việc thực hiện ERPA mang lại những lợi ích thiết thực, đồng thời mở ra cơ hội hiện thực hóa việc triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn, chương trình giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam được thực hiện nhằm hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết các nguyên nhân mất rừng ở vùng Bắc Trung Bộ, qua đó giảm phát thải do mất rừng, suy thoái rừng và tăng hấp thụ do phục hồi, tái tạo rừng.

Giảm phát thải giúp bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Ảnh: Hoàng Triều
Giảm phát thải giúp bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Ảnh: Hoàng Triều

Vùng Bắc Trung Bộ được lựa chọn vì tầm quan trọng đặc biệt về đa dạng sinh học và tình hình kinh tế - xã hội. Toàn vùng có tổng diện tích tự nhiên khoảng 5,1 triệu hécta (chiếm 16% diện tích đất của cả nước), trong đó 80% là đồi núi, bao gồm năm hành lang bảo tồn đã được quốc tế công nhận. Diện tích rừng của vùng trên 3,1 triệu ha, tỉ lệ che phủ của rừng năm 2019 đạt 57,76%.

”Chi trả giảm phát thải dựa vào kết quả là tiếp nối quá trình chuẩn bị, sẵn sàng thực thi REDD+ (giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng - PV) tiến tới triển khai toàn diện về dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật Việt Nam, là thành quả của sự hợp tác giữa Việt Nam với FCPF và WB trong việc cùng nỗ lực thực thi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu”- Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Thực hiện ERPA sẽ tạo ra nguồn tài chính bổ sung mới, góp phần đầu tư cho các hoạt động giảm mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao thu nhập cho chủ rừng; đồng thời hướng tới hình thành thị trường tín chỉ giảm phát thải trong nước và quốc tế; góp phần bảo vệ, phát triển rừng bền vững khu vực 6 tỉnh Bắc Trung Bộ.

Thỏa thuận này đánh dấu sự khởi đầu của một chương mới đối với Việt Nam trong việc huy động nguồn lực mới cho bảo vệ rừng và nâng cao chất lượng rừng và quản lý rừng bền vững, qua đó giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á - Thái Bình Dương và là quốc gia thứ năm trên toàn cầu ký Thỏa thuận Chi trả giảm phát thải (ERPA).

Các thỏa thuận chi trả giảm phát thải là công cụ mới nhằm khuyến khích quản lý đất đai bền vững ở quy mô lớn và giúp kết nối các quốc gia với các nguồn tài trợ khác về khí hậu.

Đến nay, nguồn kinh phí cam kết đóng góp cho FCPF để chuẩn bị sẵn sàng và thực hiện chi trả cho dịch vụ giảm phát thải từ rừng đã lên tới 1,3 tỉ USD.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Đại dịch COVID-19 làm giảm phát thải carbon toàn cầu thấp nhất trong 15 năm

Phương Linh |

Một nghiên cứu quốc tế về phát thải carbon toàn cầu cho thấy lượng phát thải hàng ngày giảm xuống mức sâu nhất kể từ năm 2006.

"Sử dụng xe cũ, xe phát thải ô nhiễm phải trả chi phí môi trường lớn hơn"

Thanh Tùng - Nguyễn Hà |

Tại cuộc họp chiều 19.12 với các Bộ ban ngành về vấn đề ô nhiễm không khí, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nêu ra những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời nêu lên những giải pháp cần làm ngay trước tình trạng ô nhiễm này.

Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải carbon tại Việt Nam

Anh Huy |

Trong bối cảnh tăng trưởng và công nghiệp hoá nhanh chóng đang để lại nhiều tác động tới môi trường và nguồn tài nguyên của Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn đang nổi lên là một giải pháp bền vững và là một xu hướng trên thế giới.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đại dịch COVID-19 làm giảm phát thải carbon toàn cầu thấp nhất trong 15 năm

Phương Linh |

Một nghiên cứu quốc tế về phát thải carbon toàn cầu cho thấy lượng phát thải hàng ngày giảm xuống mức sâu nhất kể từ năm 2006.

"Sử dụng xe cũ, xe phát thải ô nhiễm phải trả chi phí môi trường lớn hơn"

Thanh Tùng - Nguyễn Hà |

Tại cuộc họp chiều 19.12 với các Bộ ban ngành về vấn đề ô nhiễm không khí, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nêu ra những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm không khí, đồng thời nêu lên những giải pháp cần làm ngay trước tình trạng ô nhiễm này.

Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn ít phát thải carbon tại Việt Nam

Anh Huy |

Trong bối cảnh tăng trưởng và công nghiệp hoá nhanh chóng đang để lại nhiều tác động tới môi trường và nguồn tài nguyên của Việt Nam, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn đang nổi lên là một giải pháp bền vững và là một xu hướng trên thế giới.