Sau 3 tháng làm sạch, sông Tô Lịch có thể đỡ bẩn tới đâu?

Hà Phương - Tô Thế |

Các chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch sau 3 tháng phải đạt được.

Hiện nay, nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu thải ra hệ thống các con sông quanh khu vực thành phố như sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu cùng hệ thống các hồ như hồ Bảy Mẫu, hồ Thủ Lệ… Lượng nước thải này trước khi xả thải ra hệ thống các sông hồ đa phần chưa được xử lý theo đúng tiêu chuẩn nhà nước đặt ra, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Ảnh: Sơn Tùng.
Ảnh: Sơn Tùng.

Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, TP. Hà Nội đang thí điểm nhiều biện pháp xử lý ô nhiễm nguồn nước tại các con sông và hồ điều hòa trong thành phố. Trong đó, dự án làm sạch bằng công nghệ Nhật Bản được dư luận chú ý vì dự án này được thí điểm trên con sông ô nhiễm nhất thành phố là sông Tô Lịch.

Trao đổi với Lao Động, TS. Tadashi Yamamura (chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản), tham gia dự án làm sạch sông Tô Lịch cho hay: “Để đánh giá mức độ thành công của dự án thí điểm sạch sông Tô Lịch, chúng tôi có 6 tiêu chí”.

Xử lý nước thải

Thứ nhất, khu vực thí điểm đảm bảo gần như không còn mùi hôi thối (phân hủy từ gốc). Thứ hai, nước sau khi được xử lý làm sạch đảm bảo đạt QCVN08.

 
Chuyên gia Nhật tiến hành lấy mẫu nước tại khu vực lắp đặt máy Nano - Bioreactor. Ảnh: Hà Phương.

Sông Tô Lịch nhận nước thải liên tục nên dự án làm sạch phải đảm bảo xử lý làm sạch liên tục thì mới được đánh giá là thành công.

Không chỉ đơn thuần là xử lý làm sạch nước

Tầng bùn đáy phải bị phân huỷ thành CO2, H2O mà không cần nạo vét cơ học, không đem đi chôn lấp. Bởi nếu lớp bùn đem đi chôn lấp sẽ gây ô nhiễm thứ cấp. Còn với công nghệ Nhật Bản, hợp chất ô nhiễm chứa Nito được phân huỷ thành khí trơ (N2). Bùn sau khi được xử lý phải đạt chuẩn QCVN 43: 2017/BTNMT.

 
Chuyên gia Tadashi Yamamura - chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường. Ảnh: Tô Thế.

Hệ sinh thái được bảo tồn, vi khuẩn có hại giảm dưới ngưỡng cho phép, vi sinh vật có lợi tăng, cá, thuỷ sinh phát triển tốt.

Cuối cùng, hệ thống phải xử lý được toàn bộ nước thải xả vào hàng ngày mà không cần thu gom, không gây ô nhiễm thứ cấp, không đẩy chất ô nhiễm xuống hạ lưu.

"Ngoài ra, với những thành công mà công nghệ Nano -Bioreactor mang lại cho nhiều dự án trên thế giới, chúng tôi tự tin chắc chắn sẽ làm sạch được dòng sông Tô Lịch này. Sau hai tháng thí điểm làm sạch nữa, chúng tôi sẽ đánh giá tổng thể dự án và đưa ra thời gian công nghệ Nhật giải quyết được cả 6 tiêu chí trên", chuyên gia Tadashi Yamamura khẳng định.

Ngày 16.5, Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản” đã được khởi động. Sau khi triển khai dự án, kết quả bước đầu được các chuyên gia đánh giá khả quan. Tuy nhiên, vào ngày 9.7, thực hiện chủ trương của UBND thành phố Hà Nội về công tác phục vụ thoát nước mùa mưa theo quy định, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã mở cửa xả nước Hồ Tây vào sông Tô Lịch do mực nước của hồ Tây đang cao hơn quy định khoảng 25cm. Việc tiếp nhận nước từ hồ Tây khiến hệ toàn bộ hệ vi sinh vật có lợi trong vòng gần 2 tháng qua đã trong chốc lát bị cuốn trôi. Để kết quả thí điểm được đảm bảo khách quan, Công ty Cổ phần đầu tư môi trường Nhật Việt (JVE) và đoàn chuyên gia Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện thí điểm xử lý kéo dài thêm 2 tháng.

Hà Phương - Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia Nhật lý giải vị trí đặt "bảo bối" trên Tô Lịch

Hà Vi |

Việc xả hơn 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch để đảm bảo an toàn cho thành phố trong mùa mưa, tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến kết quả thí điểm làm sạch sông Tô Lịch. Tiến sĩ Tadashi Yamamura (chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường) lý giải về ví trí đầu nguồn được chọn làm đoạn thí điểm.

Nước Hồ Tây trong vắt, cá bơi lội trong khu thí điểm làm sạch của Nhật Bản

Tô Thế - Văn Thắng |

Tại khu vực thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano-Biorector tại một góc Hồ Tây (Hà Nội), về mặt cảm quan, màu nước trong khu thử nghiệm đã thay đổi rõ rệt so với các khu vực khác, nước chuyển từ màu xanh đặc trưng của Hồ Tây sang màu trong hơn, có thể nhìn thấy đáy hồ, giảm hẳn mùi hôi tanh.

Cống hóa sông Tô Lịch: "Mất nhiều được chẳng là bao"

Hà Phương - Tô Thế |

Các nhà khoa học, tổ chức môi trường trong nước và quốc tế cho rằng nếu cống hóa sông Tô Lịch thì "mất nhiều, được chẳng là bao".

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chuyên gia Nhật lý giải vị trí đặt "bảo bối" trên Tô Lịch

Hà Vi |

Việc xả hơn 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây vào sông Tô Lịch để đảm bảo an toàn cho thành phố trong mùa mưa, tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến kết quả thí điểm làm sạch sông Tô Lịch. Tiến sĩ Tadashi Yamamura (chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường) lý giải về ví trí đầu nguồn được chọn làm đoạn thí điểm.

Nước Hồ Tây trong vắt, cá bơi lội trong khu thí điểm làm sạch của Nhật Bản

Tô Thế - Văn Thắng |

Tại khu vực thí điểm làm sạch bằng công nghệ Nano-Biorector tại một góc Hồ Tây (Hà Nội), về mặt cảm quan, màu nước trong khu thử nghiệm đã thay đổi rõ rệt so với các khu vực khác, nước chuyển từ màu xanh đặc trưng của Hồ Tây sang màu trong hơn, có thể nhìn thấy đáy hồ, giảm hẳn mùi hôi tanh.

Cống hóa sông Tô Lịch: "Mất nhiều được chẳng là bao"

Hà Phương - Tô Thế |

Các nhà khoa học, tổ chức môi trường trong nước và quốc tế cho rằng nếu cống hóa sông Tô Lịch thì "mất nhiều, được chẳng là bao".