Rơm rạ sau mùa gặt: Người dân cần giải pháp lâu dài, vì "không đốt thì vứt đi đâu"

Tô Thế |

Người dân các huyện ngoại thành Hà Nội đã bước vào thu hoạch lúa xuân 2021, cũng là thời điểm việc đốt rơm rạ tái diễn trên các cánh đồng gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng không khí.

Không khí Hà Nội đang bị ảnh hưởng nặng nề từ việc đốt rơm rạ

Những ngày vừa qua, chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội luôn ở ngưỡng xấu - có hại cho sức khỏe con người. Theo chuyên gia của Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên nhân dẫn tới hiện trạng trên đến từ những nguồn chủ yếu, như người dân đốt rơm rạ tại các cánh đồng ngoại thành Hà Nội; điều kiện khí hậu thời tiết ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc thay đổi, không thuận lợi cho việc khuếch tán bụi nên bụi vẫn lẩn khuất ở các tầng thấp.

Các số liệu quan trắc trong một tuần qua cũng cho thấy, chất lượng không khí trên địa bàn thành phố Hà Nội đột ngột giảm mạnh về đêm và sáng sớm. Khung giờ từ 21h đến 2h sáng hôm sau, chỉ số AQI - Chỉ số chất lượng không khí luôn ở mức báo động.

Bầu trời Hà Nội mù mịt, ghi nhận vào ngày 6.6.2021. Ảnh: Tô Thế
Bầu trời Hà Nội mù mịt, ghi nhận vào ngày 6.6.2021. Ảnh: Tô Thế

Theo đánh giá của TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, việc người dân đốt rơm rạ là nguyên nhân lớn nhất khiến chất lượng không khí ở Hà Nội xuống mức thấp những ngày qua.

"Cũng như mọi năm, cứ sau mùa gặt thì Hà Nội lại vô cùng ô nhiễm. Người dân thường đốt rơm rạ vào buổi chiều tối, khói và bụi từ việc đốt rơm rạ có khả năng khuếch tán không quá xa, nhưng gặp điều kiện thuận lợi như gió, nhiệt độ sẽ mang các chất bụi bẩn vào nội thành, vì vậy ban đêm mức độ ô nhiễm thường tăng cao.

Đồng thời, Hà Nội là khu vực có nhà cao tầng chắn gió, mật độ dân số cao nên các chất ô nhiễm có khả năng bám lại lâu hơn", TS Hoàng Dương Tùng đánh giá.

Theo ghi nhận của PV báo Lao Động, trong 2 ngày 5 - 6.6.2021, bầu trời Hà Nội luôn trong tình trạng mù mịt, u ám gây ra cảm giác ngột ngạt đối với người dân trong khu vực nội thành, tầm nhìn xa bị hạn chế, ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường, đặc biệt là vào buổi sáng.

"Chúng tôi cần giải pháp cụ thể"

Ghi nhận tại một số cánh đồng trên địa bàn huyện Quốc Oai, Thanh Trì (Hà Nội) những ngày gần đây, người dân đang tất bật thu hoạch vụ lúa xuân 2021. Ngay khi thu hoạch, số rơm rạ được phần lớn người dân đốt ngay tại đồng.

Người dân đốt rơm rạ trên cánh đồng thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ghi nhận vào ngày 4.6.2021. Ảnh: Tô Thế
Người dân đốt rơm rạ trên cánh đồng thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ghi nhận vào ngày 4.6.2021. Ảnh: Tô Thế

Theo người dân, đốt rơm rạ sẽ không tốn công xử lý sau khi thu hoạch mà còn tiêu diệt được mầm mống dịch hại và sau khi đốt rơm thành tro và tro này ủ khoảng 2 - 3 tháng, sẽ đem bón cho các ruộng trồng rau. Người dân ở đây cũng nhận thức được việc đốt rơm rạ sẽ gây ô nhiễm môi trường, nhưng "không đốt thì vứt đi đâu".

"Nếu số rơm này chất thành đống trên bờ ruộng thì sẽ tạo điều kiện cho chuột sinh sống, gây hại cho vụ sau vì chỉ gần 1 tháng nữa thôi sẽ xuống giống vụ mới. Bây giờ nếu cấm đốt thì phải tìm giải pháp giúp dân xử lý số rơm rạ sau mỗi vụ, mà giải pháp phải lâu dài, chứ được một, hai vụ rồi thôi thì dân chúng tôi biết làm sao?", ông H.V.T (Liên Ninh, Thanh Trì, Hà Nội) cho hay.

Đánh giá về những giải pháp mà Hà Nội đã thực hiện, như tuyên truyền người dân thu gom rơm rạ, trồng nấm, thu mua làm chế phẩm sinh học, kể cả biện pháp hành chính là cấm..., đặc biệt thành phố từng đưa ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ xử lý để không còn rơm rạ đốt bỏ ngoài đồng ruộng sau thu hoạch, TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho hay, những giải pháp đó chưa bền vững.

"Ví dụ một sào ruộng người ta chỉ thu được khoảng 400 nghìn đồng sau quãng thời gian dài chăm sóc, nhưng lại phải bỏ ra một nửa số tiền đấy để thuê người thu gom rơm rạ, tự mua chế phẩm sinh học, mất thêm công sức... nên rất khó để người nông dân từ bỏ việc đốt bỏ rơm rạ như hiện nay.

Chúng ta chưa thấu hiểu họ, chưa có sự hỗ trợ cụ thể nên giải pháp đưa ra đều không đạt được hiệu quả như mong muốn, hoặc chỉ duy trì được một thời gian ngắn", TS Hoàng Dương Tùng đánh giá.

Sau mỗi vụ gặt, người dân thường chọn cách gom và đốt bỏ số rơm rạ còn lại ngay trên đồng. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Ảnh: Tô Thế
Sau mỗi vụ gặt, người dân thường chọn cách gom và đốt bỏ số rơm rạ còn lại ngay trên đồng. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Ảnh: Tô Thế

Cũng theo TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, giải pháp đưa ra cần phù hợp với từng vùng, từng địa phương và cần có sự vào cuộc không chỉ của cơ quan quản lý về môi trường, mà cả các ban ngành quản lý về kinh tế, nông nghiệp. Không phải chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động.

"Nếu rơm rạ bán được dễ dàng, hoặc có sự hướng dẫn và hỗ trợ mua chế phẩm sinh học để người dân ủ rơm làm phân bón, hay có những giải pháp lâu dài khác thì tôi tin người nông dân sẽ ủng hộ, không còn mất công đốt bỏ và gây ra tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay", TS Hoàng Dương Tùng chia sẻ.

Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Dân đốt rơm rạ, phơi thóc trên đường giao thông Thái Bình

TRUNG DU |

Ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn còn xuất hiện tình trạng người dân phơi thóc, đốt rơm rạ trên đường giao thông và trên đồng ruộng...

Mùa gặt ở Hà Nội: Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm

Tô Thế |

Người dân các huyện ngoại thành Hà Nội đã bước vào thu hoạch lúa xuân 2021, cũng là thời điểm nạn đốt rơm rạ tái diễn trên các cánh đồng.

Sáng tạo khẩu trang từ rơm rạ

PHẠM ĐÔNG |

Nhóm sinh viên nữ Khoa Hóa và Môi trường thuộc trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) nghiên cứu và sáng chế ra loại sản phẩm khẩu trang được làm từ rơm rạ.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Dân đốt rơm rạ, phơi thóc trên đường giao thông Thái Bình

TRUNG DU |

Ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn còn xuất hiện tình trạng người dân phơi thóc, đốt rơm rạ trên đường giao thông và trên đồng ruộng...

Mùa gặt ở Hà Nội: Khói rơm rạ lại lan khắp đường làng, ngõ xóm

Tô Thế |

Người dân các huyện ngoại thành Hà Nội đã bước vào thu hoạch lúa xuân 2021, cũng là thời điểm nạn đốt rơm rạ tái diễn trên các cánh đồng.

Sáng tạo khẩu trang từ rơm rạ

PHẠM ĐÔNG |

Nhóm sinh viên nữ Khoa Hóa và Môi trường thuộc trường Đại học Thủy Lợi (Hà Nội) nghiên cứu và sáng chế ra loại sản phẩm khẩu trang được làm từ rơm rạ.