Phát hiện ‘kho báu’ về đa dạng sinh học cần được bảo tồn tại Kon Tum

Thùy Linh |

Sau nhiều tháng khảo sát thực địa tại rừng Kon Plông– một khu vực hẻo lánh của Tây Nguyên, Tổ chức FFI và Trung tâm GreenViet đã phát hiện được "kho báu" về đa dạng sinh học cần được bảo tồn tại Kon Tum, đó là một số loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. 

Chà vá chân xám, Vượn má vàng Trung Bộ, Cầy vằn, Gấu ngựa, Cu li nhỏ, Rái cá, Mèo rừng và nhiều loài động vật quý hiếm khác của Việt Nam đã được tìm thấy tại đây.

Khởi động từ năm 2016, các khảo sát có hệ thống của FFI đã phát hiện quần thể khoảng 500 cá thể Chà vá chân xám tại Kon Plông và gần đây phát hiện thêm hơn 100 cá thể Vượn má vàng Trung Bộ. Cả hai loài này đều đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Chà vá chân xám chỉ được tìm thấy ở Việt Nam và là một trong số các loài được xếp hạng "Cực kỳ nguy cấp", mức cao nhất trong Danh lục đỏ IUCN. Quần thể ở Kon Plông và quần thể tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có khả năng là hai quần thể lớn nhất còn lại của loài này.

Bên cạnh đó, các khảo sát bẫy ảnh chuyên sâu với sự phối hợp của IZW, sử dụng 130 bẫy ảnh Panthera đã ghi lại được hình ảnh của 121 loài động vật có vú và chim, trong đó có một số loài cực kỳ nguy cấp và đặc hữu.

Điển hình như quần thể Cầy vằn đã được tìm thấy một cách đáng ngạc nhiên ở nhiều nơi tại Kon Plông. Đây là loài thú ăn thịt nhỏ, xếp loại "Nguy cấp" trong danh lục đỏ của IUCN và có tầm quan trọng quốc tế. Loài này đã bị tuyệt chủng hoặc bị bẫy bắt tại nhiều nơi, ngay cả tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Kon Plông cũng là nơi sinh sống của nhiều loài chim đặc hữu của Việt Nam và khu vực như Khướu Kon Ka Kinh, Khướu Ngọc Linh và một số loài thực vật đặc hữu khác.

Những kết quả này cho thấy rừng Kon Plông là một trong những khu vực có giá trị lớn nhất cho bảo tồn không chỉ ở Kon Tum mà cả Việt Nam và khu vực.

Chà vá chân xám tại vùng Tây Nguyên. Ảnh: FFI cung cấp
Chà vá chân xám tại vùng Kon Plông. Ảnh: FFI cung cấp

Hiện nay các khu vực rừng ở Kon Plông đang được quản lý cho dịch vụ lâm nghiệp và phòng hộ đầu nguồn nên các giá trị về đa dạng sinh học quan trọng vẫn chưa được chú trọng.

Do vậy, điều khẩn thiết trước mắt là sự can thiệp kịp thời vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học thông qua sự phối hợp của các tổ chức xã hội và cơ quan chính quyền.

Ưu tiên hàng đầu và vô cùng cấp bách hiện nay là thành lập một khu bảo tồn để bảo vệ khu vực rừng nguyên sinh còn lại này của Việt Nam một cách hợp pháp và hiệu quả.

Dưới đây là một số hình ảnh về "kho báu" về đa dạng sinh học vừa mới được phát hiện:

Cầy Vằn (nhóm Nguy cấp)- Bẫy ảnh tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Cầy Vằn (nhóm Nguy cấp)- Bẫy ảnh tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Cu li nhỏ tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Cu li nhỏ tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Gấu ngựa (Nhóm sắp nguy cấp)- Bẫy ảnh tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Gấu ngựa (Nhóm sắp nguy cấp)- Bẫy ảnh tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Khướu Ngọc Linh (Nhóm nguy cấp)- Bẫy ảnh tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Khướu Ngọc Linh (Nhóm nguy cấp)- Bẫy ảnh tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Rái cá vuốt bé (Sắp nguy cấp)- Bẫy ảnh tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Rái cá vuốt bé (Sắp nguy cấp)- Bẫy ảnh tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Trĩ sao (Sắp nguy cấp)- Bẫy ảnh tại Kon Plông. Ảnh: FFI
Trĩ sao (Sắp nguy cấp)- Bẫy ảnh tại Kon Plông. Ảnh: FFI

Tổ chức Fauna & Flora International (FFI) được thành lập năm 1903, là một trong những tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã lâu đời nhất trên thế giới.


Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ từ Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020

Hương Giang |

Văn phòng Liên hợp quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) vừa công bố Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020, trong đó nhấn mạnh nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trị giá hàng tỉ đôla tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với tự nhiên, đa dạng sinh học toàn cầu và sức khỏe con người. Đáng chú ý là các nhóm tội phạm ngày càng sử dụng nhiều nền tảng truyền thông xã hội để bán hàng.

Những hình ảnh xót xa về thú rừng dính bẫy

Hương Giang |

Ước tính có khoảng 5 triệu bẫy dây được đặt trong các khu rừng của Việt Nam, tại bất kỳ một thời điểm nào từ năm 2010-2019. Tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, con số ước tính này là 12,3 triệu bẫy.

Trả về tự nhiên 24 cá thể động vật hoang dã bị nuôi nhốt

THUỲ TRANG |

Ngày 11.6, Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng thành phố Đà Nẵng cho biết, đã phối hợp với Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa tổ chức thả 24 cá thể động vật hoang dã về rừng tự nhiên tại Tiểu khu 12 thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa.

Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH): Nghìn tỉ đồng chôn chân tại các dự án dang dở

Quang Dân |

Tính đến cuối năm 2022, Dầu khí Nam Sông Hậu đang có 1.991 tỉ đồng xây dựng cơ bản dở dang dài hạn. Cũng trong năm 2022, doanh nghiệp này huy động gần 1.000 tỉ đồng trái phiếu để bổ sung vốn phục vụ sản xuất và phát triển các dự án.

Bỏ hoang trên 20ha đất "vàng" tại trung tâm thành phố Ninh Bình

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Khu đất rộng hơn 20ha nằm tại trung tâm thành phố Ninh Bình (thuộc phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình), được phân lô, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn nằm bỏ hoang gây lãng phí.

Chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền nhằm vào tài khoản quảng cáo Facebook

Mạnh Cường |

Vì một chút lơ là, chị Nguyễn Thị Hoài (Nam Định) đã bị kẻ gian lừa mất hơn 3 triệu đồng. Đáng nói, đây là một chiêu lừa mới của kẻ gian, thường nhắm đến các tài khoản quảng cáo Facebook.

Không có căn cứ giải quyết vụ công ty nợ bảo hiểm xã hội tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Về nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, hiện nay, do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp có người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để giải quyết.

Chuỗi cung ứng đa quốc gia đe dọa vị thế nhà sản xuất của Trung Quốc

Thanh Hà |

Các công ty toàn cầu đang để mắt đến chuỗi cung ứng ở Châu Á gọi là Altasia - nhóm được coi là có nhiều tiềm năng để thay thế sản xuất ở Trung Quốc.

Bất ngờ từ Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020

Hương Giang |

Văn phòng Liên hợp quốc về chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) vừa công bố Báo cáo tội phạm động vật hoang dã 2020, trong đó nhấn mạnh nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trị giá hàng tỉ đôla tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với tự nhiên, đa dạng sinh học toàn cầu và sức khỏe con người. Đáng chú ý là các nhóm tội phạm ngày càng sử dụng nhiều nền tảng truyền thông xã hội để bán hàng.

Những hình ảnh xót xa về thú rừng dính bẫy

Hương Giang |

Ước tính có khoảng 5 triệu bẫy dây được đặt trong các khu rừng của Việt Nam, tại bất kỳ một thời điểm nào từ năm 2010-2019. Tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, con số ước tính này là 12,3 triệu bẫy.

Trả về tự nhiên 24 cá thể động vật hoang dã bị nuôi nhốt

THUỲ TRANG |

Ngày 11.6, Đội Kiểm lâm Cơ động và Phòng cháy chữa cháy rừng thành phố Đà Nẵng cho biết, đã phối hợp với Ban Quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa tổ chức thả 24 cá thể động vật hoang dã về rừng tự nhiên tại Tiểu khu 12 thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa.