Những "cứu tinh" của sinh vật biển

Thuỳ Trang |

Cuối tháng 7 vừa qua, một cuộc gây quỹ đặc biệt do nhóm cứu hộ sinh vật biển Sasa tại Đà Nẵng tổ chức với sự tham gia chỉ với 20 người. Đặc biệt là bởi, sau hơn 2 năm hoạt động, đây là lần đầu tiên họ muốn “xin” cộng đồng hỗ trợ một chiếc khoan chạy bằng pin để cứu hộ san hô.

Anh Lê Chiến - người sáng lập nhóm -  chia sẻ: “Mọi thành quả đều bắt đầu từ những điều rất nhỏ, thậm chí là vụn vặt. Với chúng tôi, một chiếc khoan là đủ”...

Bỏ tiền tỉ xuống biển nuôi... hạnh phúc

Nhóm cứu hộ sinh vật biển Sasa hơn 2 năm nay đã trở thành địa chỉ đỏ của nhiều tỉnh thành, nhất là các địa phương miền Trung khi có trường hợp cá heo, rùa bị thương dạt vào bờ. Chưa kể, chẳng cần ai gọi, nhóm Sasa cũng đều đặn 4-6 ngày mỗi tuần ra các bãi rạn quanh núi Sơn Trà, ngụp lặn cứu hộ từng cành san hô.

Gặp anh Chiến sau một ngày đi biển. “Nhóm anh sắp đóng cửa văn phòng rồi, chuyển địa bàn hoạt động ra biển hết” - lời thông báo của anh Chiến khiến tôi giật mình. Anh Chiến thừa nhận, việc duy trì văn phòng làm nơi ăn ở cho anh em tình nguyện viên trở nên khó khăn...

Từng làm việc cho công ty đa quốc gia với mức lương cao, kinh doanh “mát tay” cộng thêm khoảng thời gian làm việc cho tổ chức phi chính phủ nhiều năm, anh Chiến chẳng lo về tiền bạc. Vậy nhưng nay, đến việc thuê văn phòng cũng khó khăn, tiền sinh hoạt phí bản thân cũng phải “gửi gắm” nơi vợ. Gặng hỏi anh đã bỏ bao nhiêu tiền vào việc duy trì nhóm, anh nói khoảng vài tỉ đồng, không quên kèm nụ cười. Số tiền khiến nhiều người giật mình! Anh Chiến nói ngay: “Cái giá đó là còn rẻ hơn nhiều so với quốc tế làm rồi”.

Nhóm anh Lê Chiến dành thời gian từ 6-8 giờ dưới biển mỗi ngày. Ảnh: Sasa
Nhóm anh Lê Chiến dành thời gian từ 6-8 giờ dưới biển mỗi ngày. Ảnh: Sasa

Lấy ví dụ ngay câu chuyện nhóm vừa cứu chữa thành công một con rùa được đặt tên là Olive. Anh Chiến kể, chỉ riêng tiền ăn của con rùa là 200.000 đồng/ngày gồm 1kg cá, 1kg mực. Để con rùa có môi trường dưỡng thương, bể nước phải được thay mỗi ngày mà nếu làm sức người thì không xuể.

“Thời điểm đó, tôi gặp và trao đổi với một người bạn đang làm việc ở một tập đoàn lớn. Chúng tôi đề cập việc xin tài trợ cho con rùa, đó là chi phí tiền ăn, tiền thay nước, còn thuốc men nhóm sẽ lo. Họ đồng ý. Thế là với 5 tháng điều trị, Olive ngốn của chúng tôi hơn 300 triệu đồng” - anh Chiến kể.

Cứu hộ rùa đã tốn kém, cứu hộ cá heo còn phải tính số tiền gấp nhiều lần. Vậy nên, hơn 2 năm, với hơn 100 con rùa và nhiều chú cá heo khác được đưa về lại với biển đã ngốn không ít tiền của của cá nhân anh Chiến và các thành viên. Thế nhưng khi hỏi về việc tại sao không xin tài trợ hay các dự án liên quan bảo tồn, cứu hộ, anh Chiến từ chối. Ngay từ khi thực hiện, nhóm đã xác định không xin tài trợ vì không ít đơn vị sẽ đặt ra những yêu cầu, mà câu chuyện môi trường thì rất nhiều vấn đề, lằn ranh giữa tốt và xấu, ảnh hưởng hay không ảnh hưởng đến môi trường rất mong manh. Không phụ thuộc vào nguồn tài trợ nào, nhóm được làm điều mình muốn.

Đặt dự án cuộc đời ở biển

Nói là nuôi hạnh phúc nhưng niềm hạnh phúc của anh Chiến và các cộng sự chẳng phải là cảm xúc giữ riêng cho bản thân, bởi từng công việc họ làm đều gắn với tự nhiên, môi trường, gắn với biển. Khoe với tôi về thành quả đạt được hơn 2 năm qua, anh Chiến cho biết, nhóm Sasa đã cứu hộ được 100m2 rạn san hô bãi nam của bán đảo Sơn Trà. “Tất cả đã phát triển, lên màu sắc cả rồi này” - mở những hình ảnh của bãi rạn san hô, anh chiến nói như thể khoe về những đứa con của mình.

Những người dành cuộc đời cho biển vẫn cặm cụi cứu hộ từng sinh vật mỗi ngày. Ảnh: Sasa
Những người dành cuộc đời cho biển vẫn cặm cụi cứu hộ từng sinh vật mỗi ngày. Ảnh: Sasa

Lướt thêm vài tấm ảnh đến chú rùa Olive, anh đăm chiêu. Anh nói rất chậm như để tôi hiểu thật kỹ mọi thông tin rằng, rùa biển là tác nhân duy trì 2 hệ sinh thái quan trọng nhất của biển là thảm cỏ biển và rạn san hô. Rùa biển là nhân chứng nhãn tiền nhất cho tác động của con người đến với biển và sinh vật. Chúng ta vứt quá nhiều rác thải nhựa ra biển, dầu máy từ những người ngư dân đổ thẳng xuống biển. Tất cả bãi tắm trước đây là bãi đẻ của rùa, chúng ta đã chiếm đoạt hết, đẩy rùa biển đến trạng thái gần như tuyệt chủng. Ngày nhận con rùa Oliver về trong tình trạng thoi thóp, nhóm phát hiện nó đã ăn phải rất nhiều lưới, nhựa, trong khoang họng nó đóng đặc những cục dầu máy, dầu thải.

“Chúng ta là con người thì chúng ta phải sửa sai. Tất cả các loài liên kết với nhau mạnh mẽ thông qua mạng lưới thức ăn, nhỏ hơn là chuỗi thức ăn. Nếu 1 mắt xích mất đi thì cả mạng lưới sẽ lung lay. Nếu rùa biển bị mất, toàn bộ biển chúng ta sẽ ngập trong sứa. Rạn san hô, cỏ biển cho đến con người cũng sẽ không sống yên ổn" - anh Chiến nói.

Đó là lý do vì sao có câu chuyện, không ít lần nhận tin người dân hay cộng tác viên báo về có rùa biển bị nuôi nhốt làm cảnh hoặc bị bắt thịt, anh Chiến và các cộng sự đã đặt vé máy bay, tàu xe vào tận Kiên Giang, Cà Mau để thuyết phục, vận động người dân báo cáo với chi cục thuỷ hải sản địa phương rồi mang đi thả để yên tâm.

Những cành san hô dần hồi phục, nở hoa dưới đáy biển Sơn Trà, Đà Nẵng. Ảnh: Sasa
Những cành san hô dần hồi phục, nở hoa dưới đáy biển Sơn Trà, Đà Nẵng. Ảnh: Sasa

“Nếu không đi thì phải báo công an. Mà báo công an thì đánh động, có khi con rùa sẽ bị thịt ngay” - anh Chiến nói. Với những con rùa bị thương nặng, để thực hiện cứu hộ, anh Chiến phải kết nối với các chuyên gia hàng đầu thế giới rồi vừa học vừa nghiên cứu thêm về giải phẫu bệnh.

Cứu hộ cá heo cũng chẳng hề đơn giản. Có những tuần, anh Chiến cùng đồng đội phải ngâm mình dưới nước. Thế nhưng sau tất cả, thành quả lại là niềm hạnh phúc rất đặc biệt. "Tôi còn nhớ hình ảnh một chú cá heo sau khi hồi phục, được thả về biển. Nó bơi ra một đoạn rồi bơi vòng lại, nhô người cao lên mặt nước, lắc lắc người như vẫy chào tạm biệt. Hạnh phúc lúc đó không vỡ oà như mọi người tưởng tượng đâu, nhưng tôi thấy mình được kết nối với biển, với một thế giới đầy kỳ bí, đẹp đẽ".

Hay như những rạn san hô mà nhóm Sasa cứu hộ. Dù mỗi ngày phải dành 6-8 giờ dưới nước biển, dưới nắng nóng, lặn ngụp mang lên bờ những cành san hô “hấp hối”, tỉ mẩn cắt tỉa thật gọn, dán chúng vào những giá thể, viên đá rồi lại lặn ra ngoài xa, đặt xuống đáy biển. Chưa hết, ngày qua ngày, họ phải thay nhau đến thăm, kiểm tra chúng. San hô phát triển rất chậm, cũng như con đường của họ, phải luôn làm việc thật cặm cụi, từng chút từng chút. Thế nhưng đến một ngày, khi cành san hô nhỏ đã tự gắn chặt vào giá thể, những tế bào mới nhú lên, nhân bản và rồi, cả bãi rạn như nở hoa dưới đáy biển thì hạnh phúc chẳng nào bằng.

Một chú cá heo được nhóm cứu hộ. Ảnh: Sasa
Một chú cá heo được nhóm cứu hộ. Ảnh: Sasa

Chính từ những kết nối đó, đến nay, nhóm Sasa dù chỉ có 6-8 thành viên cố định tại Đà Nẵng nhưng họ lại có những “người nhà” ở khắp các tỉnh thành. Họ là những tình nguyện viên sẵn sàng bỏ ra 1-2 tháng vào Đà Nẵng làm việc và chưa biết đến bao giờ kết thúc. Bởi, với anh Chiến và các cộng sự, cứu hộ sinh vật biển là dự án của cuộc đời.

Về tương lai lâu dài, anh Chiến dự định sẽ phát triển Sasa trở thành doanh nghiệp xã hội, giải quyết vấn đề môi trường. Nhóm dự định sẽ làm chương trình cho người dân nhận nuôi san hô, họ sẽ được đặt tên cho nó, nhóm sẽ chụp ảnh, cập nhật sự sinh trưởng của nó với mức phí 100.000 đồng/tháng chẳng hạn. Đây là mô hình đã được làm ở nhiều nơi, còn ở Việt Nam có thể là mô hình đầu tiên. Để đến một ngày, mật ngọt không chỉ cho riêng họ.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Xuyên đêm đi cứu hộ cùng đội SOS Rạch Giá

NGUYÊN ANH |

Nếu bất ngờ bị hư xe, hết xăng hay những tai nạn giao thông mà cần sự trợ giúp thì người dân có thể gọi ngay đến số điện thoại nhóm SOS Rạch Giá. Lập tức, sẽ có 1 nhóm hỗ trợ ngay cho người gọi hoàn toàn miễn phí.

Nhiếp ảnh gia mê cứu hộ khỉ Sơn Trà

Mai Hương - Thuỳ Trang |

Từ những nhiếp ảnh gia yêu thích chụp động vật nhưng lỡ “quấn quít” với đàn khỉ ở Sơn Trà từ năm này qua tháng nọ nên thấy những con vật bị thương, bị tai nạn đến cụt chân, cụt tay đầy đau đớn, chị Nguyễn Bình An và anh Nguyễn Công Hưng đã lập nhóm tình nguyện cứu hộ khỉ.

Hành trình đưa cá thể gấu từ công trường ồn ào về trung tâm cứu hộ

SƠN TÙNG |

Trong hai ngày 2 và 3.10, diễn viên điện ảnh người Mỹ gốc Việt Maggie Q đã tới Việt Nam, cùng các văn nhân, nghệ sỹ đến từ nhiều nước lên ý tưởng bảo vệ loài gấu Việt Nam và đặt tên cho một cá thể gấu mới tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xuyên đêm đi cứu hộ cùng đội SOS Rạch Giá

NGUYÊN ANH |

Nếu bất ngờ bị hư xe, hết xăng hay những tai nạn giao thông mà cần sự trợ giúp thì người dân có thể gọi ngay đến số điện thoại nhóm SOS Rạch Giá. Lập tức, sẽ có 1 nhóm hỗ trợ ngay cho người gọi hoàn toàn miễn phí.

Nhiếp ảnh gia mê cứu hộ khỉ Sơn Trà

Mai Hương - Thuỳ Trang |

Từ những nhiếp ảnh gia yêu thích chụp động vật nhưng lỡ “quấn quít” với đàn khỉ ở Sơn Trà từ năm này qua tháng nọ nên thấy những con vật bị thương, bị tai nạn đến cụt chân, cụt tay đầy đau đớn, chị Nguyễn Bình An và anh Nguyễn Công Hưng đã lập nhóm tình nguyện cứu hộ khỉ.

Hành trình đưa cá thể gấu từ công trường ồn ào về trung tâm cứu hộ

SƠN TÙNG |

Trong hai ngày 2 và 3.10, diễn viên điện ảnh người Mỹ gốc Việt Maggie Q đã tới Việt Nam, cùng các văn nhân, nghệ sỹ đến từ nhiều nước lên ý tưởng bảo vệ loài gấu Việt Nam và đặt tên cho một cá thể gấu mới tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.