Ngập ở Hà Nội: "Nên khoán trách nhiệm cho từng đơn vị vận hành thoát nước"

Tô Thế - Cát Tường |

Hà Nội - Trận mưa chiều 29.5 mới đây đã bộc lộ rõ hạn chế hệ thống thoát nước của Thủ đô. Trên thực tế, mỗi năm cứ vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội bắt đầu vào mùa mưa, cũng là lúc các tuyến phố nội đô ngập sâu trong nước. Tuy nhiên, hiện tại, các giải pháp cải thiện tình hình mưa ngập dường như vẫn chưa đem lại hiệu quả rõ rệt.

Một trận mưa là nước ngập bánh

Mỗi năm cứ vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội bắt đầu vào mùa mưa, cũng là lúc các tuyến phố nội đô chìm sâu trong nước.

Chỉ tính riêng trận mưa lớn vào ngày 29.5.2022, theo Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội, đơn vị này ghi nhận tới 35 điểm ngập úng trong thành phố, trong đó tập trung nhiều điểm ở lưu vực sông Tô Lịch, ở địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Cầu Giấy và một số địa bàn thuộc lưu vực sông Nhuệ (quận Nam Từ Liêm), lưu vực Long Biên..

Theo kết quả quan trắc, trong đợt mưa vừa qua, khu vực mưa lớn nhất là Cầu Giấy với vũ lượng lên tới 181,5 mm. Đáng chú ý, tại trạm Láng ghi nhận kỷ lục về lượng mưa tích lũy theo ngày trong vòng 36 năm qua. Lần gần nhất, khu vực ghi nhận mưa 132 mm trong vòng 2 giờ là từ năm 1986.

 
Loạt tuyến phố ở Hà Nội ngập sâu sau cơn mưa chiều 29.5. Ảnh: Tô Thế

Bì bõm dắt xe về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi, giữa dòng nước ngập gần hết bánh xe máy, anh Hoàng Văn Nghĩa (Nam Từ Liêm, Hà Nội) không khỏi ngán ngẩm, anh Nghĩa cho hay, gần 10 năm anh xuống Hà Nội học tập và làm việc, chưa bao giờ gặp một trận ngập úng trên đường lớn và kéo dài nhiều giờ như vậy. "Tình hình tắc đường thế này khả năng phải 8h tối mới về tới nhà, khiếp thật sự", anh Nghĩa cho hay.

Rơi vào hoàn cảnh éo le hơn anh Nghĩa, chỉ vì không để ý mà đi đúng vào khu vực ngập sâu trên đường Nguyễn Xiển, anh Dương Đình Dinh (Thanh Xuân, Hà Nội) đành nhìn chiếc ôtô của mình nằm chết máy giữa dòng nước.

"Tôi đi vào đường Nguyễn Xiển khoảng 10 phút thì con đường này bắt đầu ngập sâu, nhiều đoạn như Đại học Thăng Long nước phải lên tầm 30-35cm. Rất lâu rồi tôi mới thấy Hà Nội có trận mưa lớn như vậy, giờ đành ngồi chờ xe cứu hộ đến trợ giúp", anh Dương Đình Dinh cho hay.

 
 
Xe máy, ôtô chết máy hàng loạt sau trận ngập. Ảnh: Tô Thế

Trường hợp như anh Dinh không phải là hiếm, bởi theo ghi nhận của PV báo Lao Động tại các tiệm sửa xe, sau trận ngập do mưa kéo dài ngày 29.5, hàng loạt xe máy và ôtô phải đợi vài giờ đồng hồ để đi sửa xe. Thậm chí, chi phí sửa chữa lên đến hơn 100 triệu đồng với những chiếc xe ôtô hạng sang khiến nhiều chủ xe "choáng váng".

Những gì yếu kém, lạc hậu cần phải thay đổi

TP Hà Nội ngập úng nặng trong chiều 29.5.

Nhìn nhận về thực trạng Hà Nội cứ mưa là ngập, KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho hay, đây là hệ quả của quá trình đô thị hóa trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.

“Chúng ta tiếp tục bê tông hóa mặt đất, san lấp các hồ ao, mà nguy hiểm nhất là san lấp đúng vào các vùng đất trũng, khu vực trước đây có thể trở thành hồ tự nhiên trữ nước khi có mưa to. Khi mặt đất không còn khả năng thẩm thấu, hồ lưu trữ không có, giếng tích tụ nước tức thời cũng không có thì việc cứ mưa là ngập là điều dễ hiểu.”, KTS Trần Huy Ánh phân tích.

 
KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội. Ảnh: Tô Thế

Ngoài ra, KTS Ánh cũng cho rằng cần xem xét lại hiệu quả của hệ thống thoát nước tại Hà Nội, liệu còn phù hợp để thích ứng trong thời điểm hiện tại hay không.

Những trận mưa ngập úng vừa qua, dễ thấy nước sông Tô Lịch, dòng sông để thoát nước nhưng lại không hề dâng cao, trong khi những khu vực xung quanh lại ngập ngụa trong nước.

“Cần đặt ra câu hỏi hệ thống thoát nước ở Hà Nội đang có chuyện gì vậy, các trạm bơm hoạt động ra sao. Tất cả những vấn đề đó chúng ta cần phải xem xét. Ngoài ra cần đánh giá tổng thể dự án thoát nước giai đoạn I, II có giá trị như thế nào, nếu không có tác dụng nữa thì chúng ta phải thay đổi nó”, KTS Trần Huy Ánh phân tích.

Đi tìm lời giải cho bài toán ngập lụt ở Hà Nội, KTS Trần Huy Ánh nhấn mạnh, Hà Nội không nên đưa ra những giải pháp mang tính tạm thời mà phải có lộ trình rõ ràng và nên tận dụng thời điểm này khi mà Hà Nội đang bước vào đánh giá những bất cập của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là QHC1259) sau 10 năm thực hiện.

Cần nhìn thẳng vào những yếu kém của bản quy hoạch đấy để thay đổi nó. Kèm theo đó là nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Hà Nội.

“Vấn đề là Hà Nội có can đảm nói rằng bộ máy thực hiện quy hoạch, bộ máy thẩm định quy hoạch đang yếu kém”, KTS Trần Huy Ánh bày tỏ.

 
Thạc sĩ Vũ Hoàng Điệp cho rằng cần khoán trách nhiệm cho các đơn vị vận hành hệ thống thoát nước.

Từ thực trạng ao hồ bị san lấp, nhiều công trình mới xây dựng khiến tình trạng ngập thêm trầm trọng, Thạc sĩ Vũ Hoàng Điệp - giảng viên chuyên ngành kỹ thuật hạ tầng, ĐH Kiến trúc Hà Nội đánh giá cao tầm quan trọng của hệ thống ao hồ, đặc biệt là hồ điều tiết đóng vai trò như túi chứa nước tạm thời để giảm tải cho công trình đầu mối.

"Trong nguyên lý thiết kế hệ thống thoát nước mưa đều nhấn mạnh tầm quan trọng của túi nước tạm thời. Những hồ điều tiết sẽ giảm tải cho các công trình đầu ra, giúp công suất trạm bơm, kích thước đường cống... có thể giảm xuống. Khi xây dựng được các hồ điều tiết, cũng cần vận hành cho tốt, kiểm soát mực nước hồ để tối ưu hiệu quả thu gom nước khi mưa lớn", Thạc sĩ Vũ Hoàng Điệp phân tích.

Cũng theo Thạc sĩ Vũ Hoàng Điệp, để các đơn vị vào cuộc mạnh mẽ hơn trong việc giải quyết tình trạng ngập úng, TP Hà Nội nên xem xét triển khai mô hình khoán trách nhiệm cho từng đơn vị được giao vận hành hệ thống thoát nước trong từng khu vực. Khi đó, khu vực nào để xảy ra ngập, úng sẽ phải chịu trách nhiệm, chứ không thể quy trách nhiệm rất chung chung như hiện nay.

Tô Thế - Cát Tường
TIN LIÊN QUAN

Những thành phố Châu Á thành công trong việc chống ngập lụt cục bộ

Anh Vũ |

Tình hình ngập lụt tại Hà Nội và những đô thị, thành phố lớn luôn khiến các nhà chức trách và người dân đau đầu khi tìm cách giải quyết. Nhiều thành phố lớn tại các nước trong khu vực đã có những phương pháp đặc biệt và hiệu quả.

Lấp ao hồ, san lấp khu đất trũng... và loạt nguyên nhân khiến Hà Nội ngập

Tô Thế - Cát Tường |

Hà Nội - Trận mưa chiều 29.5 mới đây đã bộc lộ rõ hạn chế hệ thống thoát nước của Thủ đô. Theo chuyên gia, hệ thống thoát nước quá tải, ao hồ bị lấp, nhiều công trình mới xây dựng... là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cứ mưa là ngập như hiện nay.

Dân Thủ đô khiếp đảm với "biển nước" trên đường, có nơi ngập gần hết xe máy

Tô Thế |

Hà Nội - Do cường độ mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa lớn nhất 180mm/2h nên tại Hà Nội chiều nay (29.5) xảy ra ngập úng, có điểm ngập gần hết chiếc xe máy khiến người dân khiếp đảm.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Những thành phố Châu Á thành công trong việc chống ngập lụt cục bộ

Anh Vũ |

Tình hình ngập lụt tại Hà Nội và những đô thị, thành phố lớn luôn khiến các nhà chức trách và người dân đau đầu khi tìm cách giải quyết. Nhiều thành phố lớn tại các nước trong khu vực đã có những phương pháp đặc biệt và hiệu quả.

Lấp ao hồ, san lấp khu đất trũng... và loạt nguyên nhân khiến Hà Nội ngập

Tô Thế - Cát Tường |

Hà Nội - Trận mưa chiều 29.5 mới đây đã bộc lộ rõ hạn chế hệ thống thoát nước của Thủ đô. Theo chuyên gia, hệ thống thoát nước quá tải, ao hồ bị lấp, nhiều công trình mới xây dựng... là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cứ mưa là ngập như hiện nay.

Dân Thủ đô khiếp đảm với "biển nước" trên đường, có nơi ngập gần hết xe máy

Tô Thế |

Hà Nội - Do cường độ mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa lớn nhất 180mm/2h nên tại Hà Nội chiều nay (29.5) xảy ra ngập úng, có điểm ngập gần hết chiếc xe máy khiến người dân khiếp đảm.