Nam bộ ngập dưới đỉnh triều năm 2050: "Chỉ có thể thích nghi và chung sống"

Phan Anh - Hà Phương |

Liên quan đến dự báo phần lớn Nam Bộ (trong đó có thành phố Hồ Chí Minh) có thể chìm trong nước ở đỉnh triều năm 2050, GS-TS Lê Huy Bá cho rằng: "Con người chỉ có thể thích nghi và chung sống chứ không thể chống lại sự thay đổi của thiên nhiên".

Mới đây, Climate Central - tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Mỹ vừa công bố dự báo phần lớn Nam Bộ (trong đó có thành phố Hồ Chí Minh) có thể chìm trong nước ở đỉnh triều năm 2050. Đồ họa: New York Times
Mới đây, Climate Central - tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Mỹ vừa công bố dự báo phần lớn Nam Bộ (trong đó có thành phố Hồ Chí Minh) có thể chìm trong nước ở đỉnh triều năm 2050. Đồ họa: New York Times

PV Lao Động đã có cuộc trao đổi với GS-TS Lê Huy Bá - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Trường đại học Công nghiệp TPHCM về dự báo này.

PV: Thưa ông, tổ chức khoa học Climate Central vừa công bố dự báo về việc  phần lớn Nam Bộ (trong đó có thành phố Hồ Chí Minh) có thể chìm trong nước ở đỉnh triều năm 2050; ông có đánh giá như thế nào về dự báo này? Việt Nam từng có những dự báo tương tự chưa?

GS-TS Lê Huy Bá: Những dự báo tình trạng ngập chỉ là phác thảo chứ không phải chính xác hoàn toàn và có thể có những sai số và chênh lệch.

Tuy nhiên, nước ta đang nằm trong top 5 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là miền Nam. Những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu là có thật và đang hiện hữu từng ngày.

Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu liên quan, trong đó mức ngập cao nhất đưa ra chỉ là ngập một nửa thành phố. Tuy nhiên mới đây theo kịch bản dự báo của Mỹ, phần lớn Nam Bộ trong đó có TP.Hồ Chí Minh sẽ ngập dưới đỉnh triều, một con số lớn và trầm trọng hơn rất nhiều.

PV: Vậy theo ông, những nguyên nhân nào đang dẫn đến tình trạng ngập của Nam bộ và TP.Hồ Chí Minh?

GS-TS Lê Huy Bá: Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập là băng tan hai cực; nước biển dâng; kết hợp với triều cường; gió chướng (gió mùa Đông Bắc – PV); mưa lớn và đặc biệt là tình trạng sụt lún nền đất.

Trước đây rất lâu chúng ta mới phải hứng chịu những cơn mưa với lượng mưa lớn. Tuy nhiên những năm gần đây, những cơn mưa khiến thành phố ngập cả mét nước xuất hiện ngày càng nhiều.

Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Cửu Long có nền đất rất yếu, thậm chí nhiều nơi không có nền. Việc chúng ta xây dựng nhiều công trình, thu hẹp diện tích rừng ngập mặn… dẫn đến tình trạng sụt lún nhanh. Thay vì việc mỗi năm chúng ta lấn ra biển bao nhiêu mét như trước đây, hiện tại chúng ta đang bị biển xâm lấn trở lại.

Ngoài những yếu tố trên, những tác nhân gây ngập thêm như khi nước lũ tràn về từ thượng nguồn do các đập thủy điện xả lũ. Chúng ta khá bị động vì mùa khô các đập thủy điện giữ nước, mùa lũ họ phải xả nước, trong khi ta nằm ở cuối nguồn.

GS-TS Lê Huy Bá. Ảnh: Hà Phương
GS-TS Lê Huy Bá. Ảnh: Hà Phương

PV: Theo ông, liệu có cách chống lại tình trạng ngập của Nam bộ?

GS-TS Lê Huy Bá: Hiện nay chúng ta chỉ có thể thích nghi và chung sống chứ không thể chống lại sự thay đổi của thiên nhiên.

Sự biến đổi của thiên nhiên là vô cùng lớn. Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nói rằng chống bão, nhưng thực tế chúng ta chỉ có thể tránh bão và hạn chế thiệt hại do bão gây ra.

PV:  Ngập sẽ tác động đến đời sống người dân như thế nào? Giải pháp để thích nghi với ngập là gì, thưa ông?

GS-TS Lê Huy Bá: Thời kỳ đầu khi công bố những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, nhiều người không tin và tỏ ra thờ ơ. Tuy nhiên với những dự báo gần đây, nhiều người bắt đầu tỏ ra lo lắng.

Tôi cho rằng lo lắng là đúng vì nhiều khía cạnh của cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Khi nước biển dâng, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải… đều phải thay đổi. Việt Nam chúng ta thậm chí có thể mất đi vựa lúa lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long.

Về cách chung sống với nước biển dâng, nhiều nhà khoa học và các hội thảo cũng đã có những nghiên cứu. Thứ nhất, chúng ta phải thích ứng với điều kiện, tất cả mọi thứ sẽ phải thay đổi theo.

Ví dụ như nhà cửa, những vùng ngập lụt nước biển dâng chúng ta không thể xây dựng nhà như phương thức cũ được. Cụ thể, muốn sống ở đó chúng ta phải nâng độ cao nhà, xây dựng nhà nổi hoặc chọn địa điểm xây nhà nở nơi ít chịu ảnh hưởng việc nước biển dâng. Thậm chí người dân nên tính đến việc xây nhà cửa để chống gió, chống bão như thế nào.

Về giao thông, giao thông đường thủy có thể sẽ phát triển hơn, giao thông đường bộ sẽ phải nâng lên cao hơn. Đặc biệt về mảng nông nghiệp, để không ảnh hưởng thì có thể chúng ta phải tìm ra loại lúa có thể chịu ngập, thậm chí chịu mặn được. Nếu không thể trồng trọt thì nhiều hộ có thể phải chuyển qua nuôi thủy sản (nước lợ)...

Xin cảm ơn ông!

Phan Anh - Hà Phương
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất chống ngập cho TPHCM của Hà Lan "đa năng" như thế nào?

Hà Phương - Phan Anh |

Mới đây, Hà Lan đề xuất xây dựng hệ thống công trình chống ngập cho quận 2 và quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh). Phía chuyên gia Hà Lan cho biết đây là công trình độc đáo và đa mục tiêu.

TP.Hồ Chí Minh: Thay đổi cách chống ngập vì quy hoạch lỗi thời

HUYỀN TRÂN - MINH QUÂN |

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Climate Central - tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Mỹ thực hiện vừa được công bố mới đây đã đưa ra cảnh báo sốc rằng, các tỉnh Nam Bộ (trong đó có TPHCM) gần như ngập dưới nước ở đỉnh triều năm 2050. 

Bạc Liêu: Công trình chống ngập làm ngập nhà dân

NHẬT HỒ |

Nguyên nhân ngập được cho là cống ngăn mặn chống ngập ngăn dòng nước khiến nước bị tức tràn qua đê gây nên ngập bất ngờ. Chiều 31.10, các đơn vị tạm thời không ngăn nước, đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục.

Nghệ An: Vì sao thu ngân sách hơn 20 nghìn tỉ nhưng không đủ chi?

QUANG ĐẠI |

Tính đến hết năm 2022, thu ngân sách của tỉnh Nghệ An đạt 21.152 tỉ đồng, tăng 40,9% so với dự toán HĐND tỉnh giao.

Hà Nội: Cận Tết, giá pháo hoa Z121 vẫn ở mức cao

HỮU CHÁNH |

Càng cận Tết Nguyên đán 2023, nhiều dân buôn tích trữ pháo hoa Z121 ồ ạt xả hàng với mức giá rẻ hơn so với tháng trước. Còn pháo hoa ở một số đại lý của Nhà máy Z121 vẫn được bán ở mức giá cao so với niêm yết.

Cận Tết, người tiêu dùng "méo mặt" vì phí ship tăng cao

Nhóm PV |

Bận rộn với công việc, bạn Nguyễn Hồng Phúc tranh thủ chút thời gian nghỉ trưa lên mạng đặt ship quà Tết về biếu bố mẹ. Ấy thế nhưng ngay khi vừa nghe bên cửa hàng báo phí ship, Phúc giật mình ngã ngửa bởi phí ship quá cao.

Ông Putin ký luật về cổ đông của các nước "không thân thiện"

Khánh Minh |

Các công ty liên doanh Nga có quyền ra quyết định mà không cần lá phiếu của cổ đông các nước "không thân thiện" - theo sắc lệnh mới của Tổng thống Vladimir Putin.

Sau 772 ngày, Messi và Ronaldo sẽ gặp nhau?

Văn An |

Trong chương cuối sự nghiệp, Messi và Ronaldo sẽ có cơ hội gặp nhau… 

Đề xuất chống ngập cho TPHCM của Hà Lan "đa năng" như thế nào?

Hà Phương - Phan Anh |

Mới đây, Hà Lan đề xuất xây dựng hệ thống công trình chống ngập cho quận 2 và quận 9 (thành phố Hồ Chí Minh). Phía chuyên gia Hà Lan cho biết đây là công trình độc đáo và đa mục tiêu.

TP.Hồ Chí Minh: Thay đổi cách chống ngập vì quy hoạch lỗi thời

HUYỀN TRÂN - MINH QUÂN |

Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Climate Central - tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, Mỹ thực hiện vừa được công bố mới đây đã đưa ra cảnh báo sốc rằng, các tỉnh Nam Bộ (trong đó có TPHCM) gần như ngập dưới nước ở đỉnh triều năm 2050. 

Bạc Liêu: Công trình chống ngập làm ngập nhà dân

NHẬT HỒ |

Nguyên nhân ngập được cho là cống ngăn mặn chống ngập ngăn dòng nước khiến nước bị tức tràn qua đê gây nên ngập bất ngờ. Chiều 31.10, các đơn vị tạm thời không ngăn nước, đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục.