Mưa lũ lịch sử Trung Quốc có mối liên hệ gì với thời tiết ở Việt Nam?

Thảo Anh |

mưa lũ lịch sử tại Trung Quốc không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam song hình thái thời tiết này lại có mối liên quan mật thiết với tình hình nắng nóng khắc nghiệt ở miền Trung nước ta.

Mưa lũ lớn ở phía nam Trung Quốc năm 2020 gây ra hàng loạt các tác động, thời gian kéo dài, cường độ cao và lượng mưa lớn liên tục ở một số khu vực.

Trả lời về nguy cơ mưa lũ ảnh hưởng đến Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho rằng các nhà khoa học đã xác định nguyên nhân gây ra mưa lũ một tháng qua ở Trung Quốc là do một dải mây gọi là dải mây Front Mei-yu.

Mưa lũ nhấn chìm nhà ở của người dân ở khu Kỳ Giang, Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 1.7. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Mưa lũ nhấn chìm nhà ở của người dân ở khu Kỳ Giang, Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 1.7. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Theo nghiên cứu của các nhà khí tượng thế giới cũng như Việt Nam, Front Mei-yu chủ yếu gây mưa ở khu vực phía Đông, Nam của Trung Quốc và khu vực Nhật Bản mà không ảnh hưởng đến Việt Nam. Do vậy, mưa lũ lịch sử sẽ không tác động đến nước ta.

Tuy nhiên, theo phân tích của giới chuyên gia thì mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc vẫn có mối liên quan mật thiết đến thời tiết đang diễn biến tại Việt Nam.

GS.TS Phan Văn Tân - Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích, hiện tượng nắng nóng năm nay được nhận định tương đối khốc liệt đặc biệt là ở khu vực miền Trung, hạn hán khốc liệt, nhiều nơi đào giếng xuống rất sâu nhưng cũng không có nước.

"Hạn hán ở miền Trung liên quan đến mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc. Cụ thể, do hệ thống gió Tây Nam quá mạnh nên ở miền Trung xảy ra hiện tượng gió Tây khô nóng trong thời gian dài. Trung Quốc mưa lũ kéo dài bao nhiêu thì nắng nóng miền Trung cũng kéo dài bấy nhiêu" - GS.TS Phan Văn Tân nhận định.

Nắng nóng kéo dài gây cháy rừng ở Hà Tĩnh ngày 29.6. Ảnh: DT.
Nắng nóng kéo dài gây cháy rừng ở Hà Tĩnh ngày 29.6. Ảnh: DT.

Giải thích rõ hơn về tương quan hai hình thái thời tiết đối lập này, GS.TS Phan Văn Tân cho biết thêm, hệ thống gió mùa Tây Nam kéo dài hàng nghìn ki lô mét và khi mạnh quá mức tràn sang vượt qua dãy Trường Sơn gây mưa ở Tây Trường Sơn tức là phía Lào.

Khi sang phía Đông Trường Sơn đã bay hết hơi nước và không khí đi xuống gây ra hiện tượng khô nóng ở khu vực miền Trung Việt Nam và thường gọi là hiện tượng phơn (dân gian gọi là gió Lào).

Hệ thống gió càng kéo dài hơn nữa đẩy mạnh lên và chặn hệ thống ở vĩ độ cao và hai bên kìm giữ nhau ở vùng Trung Quốc, Nhật Bản. Đó chính là hai hệ thống giao tranh tạo ra hiệu ứng mưa lớn ở Trung Quốc thời gian vừa qua.

Dù mưa lũ ở Trung Quốc không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam nhưng đã phản ánh thực trạng xu thế thời tiết biến đổi cực đoan và dị thường. Mặt khác, dân gian có câu "nắng lắm mưa nhiều", vậy với diễn biến mùa hè nắng nóng khắc nghiệt ở nước ta thì liệu năm nay mùa mưa lũ có lặp lại kịch bản xấu?

Trả lời về vấn đề này, GS.TS Phan Văn Tân cho biết, theo thông tin dự báo của cơ quan khí tượng Hoa Kỳ tháng 9, 10 năm nay lượng mưa ở khu vực Việt Nam sẽ nhiều hơn những năm thông thường.

"Hiện tượng lũ sẽ xảy ra dữ dội hơn nếu như mưa cực đoan xảy ra nhiều và kéo dài. Hiện nay mưa lũ ở Trung Quốc không ảnh hưởng đến Việt Nam song nếu mưa ở khu vực Tây Nam Trung Quốc tức là vùng thuộc lưu vực sông Hồng, sông Đà thì có thể ảnh hưởng đến Việt Nam" - GS.TS Phan Văn Tân nói.

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia "điểm mặt" nguyên nhân mưa lũ, thiên tai dị thường dồn dập

Thảo Anh |

Theo GS.TS Phan Văn Tân - Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nóng lên toàn cầu, biên độ dao động của các hiện tượng gia tăng kéo theo hệ quả nhiều loại hình thiên tai khác nhau. Không khó để tìm ra nguyên nhân chung của thiên tai ngày càng diễn biến dị thường, cực đoan, song tìm ra lời giải để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra mới là bài toán khó.

Mưa lũ lịch sử, kỷ lục nắng nóng và thời tiết dị thường dồn dập do đâu?

Thảo Anh - Cát Tường |

Thời tiết cực đoan và dị thường đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thời gian gần đây, mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc, lũ lớn ở Nhật Bản là những điển hình. Hay ngay tại Việt Nam,  trong năm nay mưa đá dị thường đã xảy ra ngay vào đêm giao thừa. Vậy nguyên nhân, khởi nguồn chung của những thảm hoạ thiên tai ngày càng dồn dập và dị thường này là gì?

Dự báo thời tiết 15.7: Miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối có thể mưa dông

Thảo Anh |

Dự báo thời tiết hôm nay 15.7, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ C, chiều tối có thể trở mưa rào và dông rải rác.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Chuyên gia "điểm mặt" nguyên nhân mưa lũ, thiên tai dị thường dồn dập

Thảo Anh |

Theo GS.TS Phan Văn Tân - Khoa Khí tượng Thuỷ văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nóng lên toàn cầu, biên độ dao động của các hiện tượng gia tăng kéo theo hệ quả nhiều loại hình thiên tai khác nhau. Không khó để tìm ra nguyên nhân chung của thiên tai ngày càng diễn biến dị thường, cực đoan, song tìm ra lời giải để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra mới là bài toán khó.

Mưa lũ lịch sử, kỷ lục nắng nóng và thời tiết dị thường dồn dập do đâu?

Thảo Anh - Cát Tường |

Thời tiết cực đoan và dị thường đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Thời gian gần đây, mưa lũ lịch sử ở Trung Quốc, lũ lớn ở Nhật Bản là những điển hình. Hay ngay tại Việt Nam,  trong năm nay mưa đá dị thường đã xảy ra ngay vào đêm giao thừa. Vậy nguyên nhân, khởi nguồn chung của những thảm hoạ thiên tai ngày càng dồn dập và dị thường này là gì?

Dự báo thời tiết 15.7: Miền Bắc ngày nắng nóng, chiều tối có thể mưa dông

Thảo Anh |

Dự báo thời tiết hôm nay 15.7, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ C, chiều tối có thể trở mưa rào và dông rải rác.