Mỏ vàng bủa vây, vẫn loay hoay tìm nguyên nhân sông Thần Sa ô nhiễm

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Sông Thần Sa (Võ Nhai) bị bức tử nhiều năm qua khiến người dân sống trong nơm nớp lo sợ ô nhiễm. Trong khi cơ quan chức năng vẫn đang loay hoay đi tìm nguyên nhân thì phía trên thượng nguồn, các mỏ vàng vẫn hoạt động ngày đêm.

Sống chung với ô nhiễm

Xã Thần Sa (Võ Nhai) từng được biết đến là thủ phủ "vàng tặc". Hiện nay, việc khai thác vàng tại đây đã được cấp phép cho một số doanh nghiệp. Tuy nhiên với người dân, họ chưa bao giờ hết lo lắng bởi tình trạng ô nhiễm môi trường.

Ngày 21.11, theo ghi nhận của PV, mặc dù trong ngày nắng tạnh, không có mưa lũ nhưng sông Thần Sa vẫn mang một màu đục ngầu của bùn đất. Rõ nhất là khu vực phía sau trường Phổ thông dân tộc bán trú Thần Sa. Đây cũng là nơi giao cắt với con suối chảy ra từ khu khai thác vàng.

Dòng sông Thần Sa bị đổi màu bởi nước từ khu mỏ khai thác vàng chảy ra. Ảnh: Phùng Minh.
Dòng sông Thần Sa bị đổi màu bởi nước từ khu mỏ khai thác vàng chảy ra. Ảnh: Phùng Minh

Ông Lường Công Nhân (xóm Trung Sơn) cho biết, tình trạng này cả chục năm nay rồi, quanh năm nước có màu đục, vàng khè như vậy. Từ khi có công ty khai thác vàng về hoạt động phía trên thượng nguồn là nước sông bị đổi màu như vậy.

Nhìn về dòng suối, ông Nhân bức xúc: "Nhiều hôm còn có mùi hoá chất, mùi thuốc nổ nữa, thế này thì không con gì sống được. Dân chúng tôi nhiều năm nay không ai dám sử dụng nguồn nước này. Trâu bò thì phải cho uống nước dẫn từ khe núi về chứ uống nước sông chắc sinh bệnh mà chết".

Từng hòn đá cũng đã bị nhuộm màu bởi nước ô nhiễm chảy ra từ khu mỏ khai thác vàng bức tử môi trường. Ảnh: Kiên Nguyễn
Từng hòn đá cũng đã bị nhuộm màu bởi nước ô nhiễm chảy ra từ khu mỏ khai thác vàng bức tử môi trường. Ảnh: Kiên Nguyễn

Theo ông Đồng Văn Cường (xóm Trung Sơn), nước ô nhiễm thì quanh năm rồi nhưng kinh khủng nhất là vào mùa mưa. Nước lũ cuốn theo bùn đất, hoá chất từ khu khai thác vàng chảy về đặc quánh cả dòng sông Thần Sa. Không ai dám lội qua, tưới tiêu cây cối cũng không dùng được.

Ông Cường cho biết: "Nhìn chỗ giao cắt thôi đã thấy 2 màu nước rồi, mà nước đục thì chảy từ khu khai thác vàng ra. Ngay đầu nguồn mỏ của Công ty Thủ đô gió ngàn. Ô nhiễm chắc cũng từ trên đó, nhiều đoàn kiểm tra lắm rồi nhưng đâu vẫn vào đó không thấy thay đổi được gì".

Nước từ các khe suối chảy đổ về sông Thần Sa, nhiều năm qua người dân đã không dám dùng nguồn nước này để tưới tiêu. Ảnh: Kiên Nguyễn.
Nước từ các khe suối chảy đổ về sông Thần Sa, nhiều năm qua người dân đã không dám dùng nguồn nước này để tưới tiêu. Ảnh: Kiên Nguyễn

Người dân xã Thần Sa hàng chục năm qua đã bao nhiêu lần kiến nghị về việc ô nhiễm nguồn nước do hoạt động khai thác vàng. Nhưng đến nay vẫn không có gì thay đổi, thậm chí tình trạng còn nặng nề hơn.

Cả chục năm không tìm ra nguyên nhân

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Thần Sa xác nhận tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Thần Sa đã tồn tại cả chục năm nay. Nguyên nhân do đâu vẫn đang được các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện tìm hiểu.

Gần đây nhất, cuối tháng 10.2022, đoàn công tác của huyện Võ Nhai cũng đã về kiểm tra nhưng đến nay cũng không xác định được nguyên nhân ô nhiễm là do đâu.

Ông Tuấn cho biết, trên địa bàn xã hiện có 2 đơn vị được cấp phép khai thác vàng. Các công ty này đều có bể lắng chứa nước thải, thời điểm các cuộc kiểm tra đều không phát hiện có xả thải ra môi trường.

Những bể nước đục ngầu tại mỏ khai thác của Công ty Thủ đô gió ngàn. Ảnh: Phùng Minh.
Công ty Thủ đô gió ngàn khẳng định chưa có hoạt động tuyển rửa nhưng tại khu mỏ xuất hiện nhiều bể lắng đục ngầu màu bùn đất. Ảnh: Phùng Minh

"Bây giờ nói thì khó, lúc đi kiểm tra không có nước thải xả ra, sau đó vẫn cứ thấy nước sông suối đục ngầu thì không hiểu nguyên nhân từ đâu. Chúng tôi chỉ biết đề nghị các đơn vị thực hiện nghiêm biện pháp bảo vệ môi trường, thẩm quyền của xã cũng có hạn" - ông Tuấn cho hay

Cũng theo vị Chủ tịch UBND xã Thần Sa, nhiều đoàn kiểm tra đã xuống làm việc nhưng không xác định được nguyên nhân ô nhiễm. Ngoài ra, không loại trừ nguyên nhân do hoạt động khai thác vàng từ bên phía tỉnh Bắc Kạn cách đó hơn... 20km chảy sang.

Đất đá kèm bùn đặc sệt với dấu tích rất mới được phát hiện tại các khu vực đổ thải trong mỏ của Công ty Thủ đô gió ngàn. Ảnh: Phùng Minh.
Đất đá kèm bùn đặc sệt với dấu tích rất mới được phát hiện tại các khu vực đổ thải của Công ty Thủ đô gió ngàn. Ảnh: Phùng Minh.

Thông tin tới PV, ông Nguyễn Văn Thế - Giám đốc Công ty Thủ đô gió ngàn thừa nhận trong quá trình khai thác đơn vị có hoạt động xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, ông Thế khẳng định, ô nhiễm nguồn nước suối không phải do đơn vị mình gây ra.

Trong khi phía đơn vị khai thác khẳng định không gây ô nhiễm, chính quyền và các cơ quan chức năng không đưa ra được kết luận cuối cùng thì người dân xã Thần Sa vẫn phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm.

Tình trạng này đã kéo dài hơn chục năm qua và chưa thể chấm dứt trong thời gian tới khi mà chính quyền địa phương vẫn đang loay hoay đi tìm nguyên nhân.

Nguyễn Tùng
TIN LIÊN QUAN

Thái Nguyên: Người dân tố trại lợn ồ ạt xả thải "bức tử" môi trường

Nhóm PV |

Thái Nguyên - Hàng chục hộ dân tại thôn Nông Trường (Cát Nê, Đại Từ) đang bị "tra tấn" mỗi ngày bởi trại lợn nằm ngay cạnh khu dân cư. Không chỉ toả ra mùi hôi nồng nặc, trang trại này còn ngang nhiên xả thải ra môi trường dù chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải.

Thái Nguyên: Bãi tập kết rác tự phát “bức tử” môi trường khu dân cư

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Một bãi tập kết rác thải sinh hoạt tự phát trong khu đông dân cư tại xóm Đầm Đanh, xã Thành Công (TP. Phổ Yên, Thái Nguyên) cả năm nay nhưng chính quyền địa phương không xử lý triệt để. Gần đây việc đốt rác diễn ra công khai khiến khói và mùi “bức tử” môi trường sống của cả trăm con người.

Sông Phó Đáy bị bức tử, vì sao khó xử lý dứt điểm?

Phong Quang |

Tuyên Quang - Hơn chục năm qua sông Phó Đáy chảy qua các xã Trung Minh, Hùng Lợi, Trung Sơn (Yên Sơn) thường xuyên phải hứng chịu các đợt xả thải thượng nguồn tỉnh Bắc Kạn đổ về. Dòng sông bị bức tử, người dân sống trong bất an. Sự việc diễn ra trong thời gian dài vì sao không được xử lý dứt điểm?

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Thái Nguyên: Người dân tố trại lợn ồ ạt xả thải "bức tử" môi trường

Nhóm PV |

Thái Nguyên - Hàng chục hộ dân tại thôn Nông Trường (Cát Nê, Đại Từ) đang bị "tra tấn" mỗi ngày bởi trại lợn nằm ngay cạnh khu dân cư. Không chỉ toả ra mùi hôi nồng nặc, trang trại này còn ngang nhiên xả thải ra môi trường dù chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải.

Thái Nguyên: Bãi tập kết rác tự phát “bức tử” môi trường khu dân cư

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Một bãi tập kết rác thải sinh hoạt tự phát trong khu đông dân cư tại xóm Đầm Đanh, xã Thành Công (TP. Phổ Yên, Thái Nguyên) cả năm nay nhưng chính quyền địa phương không xử lý triệt để. Gần đây việc đốt rác diễn ra công khai khiến khói và mùi “bức tử” môi trường sống của cả trăm con người.

Sông Phó Đáy bị bức tử, vì sao khó xử lý dứt điểm?

Phong Quang |

Tuyên Quang - Hơn chục năm qua sông Phó Đáy chảy qua các xã Trung Minh, Hùng Lợi, Trung Sơn (Yên Sơn) thường xuyên phải hứng chịu các đợt xả thải thượng nguồn tỉnh Bắc Kạn đổ về. Dòng sông bị bức tử, người dân sống trong bất an. Sự việc diễn ra trong thời gian dài vì sao không được xử lý dứt điểm?