Lý do nào khiến nước sông Nhuệ - Đáy ô nhiễm nặng, không thể tưới tiêu?

Nguyễn Hà |

Theo Tổng cục Môi trường, nguyên nhân khiến nước sông Nhuệ - Đáy ô nhiễm là do tiếp nhận nước thải sinh hoạt cũng như nước thải làng nghề của Thành phố Hà Nội.

Theo Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường, kết quả tính toán giá trị WQI (chỉ số chất lượng nước được tính theo thang điểm) trên 5 lưu vực sông khu vực phía Bắc đợt 4.2020 (tháng 5.2020) cho thấy chất lượng môi trường nước sông được cải thiện hơn so với cùng kỳ quan trắc năm 2019.

Trong số 185 điểm quan trắc trên 5 lưu vực sông, có đến 131/185 điểm (chiếm 71%) tổng số điểm quan trắc đạt mức tốt đến rất tốt, nước sông sử dụng được cho mục đích cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và các mục đích tương đương khác. 

Có 15/185 điểm quan trắc bị ô nhiễm nặng (chiếm 8,1%), xác định tại các điểm nóng về ô nhiễm môi trường nước trên lưu vực sông Cầu (2 điểm), lưu vực sông Nhuệ - Đáy (13 điểm). Nguyên nhân, do tiếp nhận nước thải sinh hoạt của Thành phố Hà Nội, Thành phố Thái Nguyên, Thành phố sông Công và nước thải làng nghề (tỉnh Bắc Ninh).

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lưu vực sông Nhuệ - Đáy là một trong những lưu vực sông có chất lượng môi trường nước sông kém nhất trong số các lưu vực sông khu vực phía Bắc, có tới 62% số điểm quan trắc cho kết quả WQI <50 ở mức xấu đến rất xấu, trong đó 31% số điểm quan trắc cho giá trị WQI <25, nước bị ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai.

Bảng quy đổi chỉ số
Bảng quy đổi chỉ số chất lượng nước được tính theo thang điểm.

Đoạn sông Nhuệ chảy qua Thành phố Hà Nội không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2019, ô nhiễm cục bộ vẫn tiếp diễn từ điểm Phúc La tới điểm Cống Nhật Tựu (WQI: 10-25).

"Nguyên nhân, do tiếp nhận nước thải sinh hoạt cũng như nước thải làng nghề của Thành phố Hà Nội. Môi trường nước sông được cải thiện dần khi chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam, tại đây, nước sông Nhuệ có thể sử dụng được cho mục đích giao thông thủy và các mục đích tương đương khác (WQI: 26-50)" - Tổng cục Môi trường cho hay.

Với chỉ số này, nước sông Nhuệ - Đáy không thể dùng với mục đích sinh hoạt, tưới tiêu.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

“Nóng” về ô nhiễm nước, không khí, vấn đề Biển Đông

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Ngày 31.10, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch năm 2020. Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề khó khăn, tồn tại trong quản lý nguồn nước, ô nhiễm nước, không khí. Các đại biểu đã thẳng thắn đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc này. Ngoài ra, vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ cũng được đưa ra.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị phối hợp xử lý ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Nguyễn Hà |

Thời gian qua, môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy liên tục bị ô nhiễm, thậm chí có xu hướng gia tăng mức độ ô nhiễm đối với một số thông số. Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời cải thiện chất lượng nước lưu vực sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị phối hợp xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

Thực hư thông tin người dân bắt được cá "khủng" ở sông Nhuệ

T.T |

Hình ảnh con cá rất to và việc bắt được ở sông Nhuệ (con sông đi qua địa phận Hà Nội và Hà Nam) - vốn đang bị ô nhiễm nặng khiến nhiều người tò mò.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.  

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

“Nóng” về ô nhiễm nước, không khí, vấn đề Biển Đông

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Ngày 31.10, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch năm 2020. Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đã đề cập đến vấn đề khó khăn, tồn tại trong quản lý nguồn nước, ô nhiễm nước, không khí. Các đại biểu đã thẳng thắn đề cập đến trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc này. Ngoài ra, vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ cũng được đưa ra.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị phối hợp xử lý ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Nguyễn Hà |

Thời gian qua, môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy liên tục bị ô nhiễm, thậm chí có xu hướng gia tăng mức độ ô nhiễm đối với một số thông số. Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời cải thiện chất lượng nước lưu vực sông, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị phối hợp xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

Thực hư thông tin người dân bắt được cá "khủng" ở sông Nhuệ

T.T |

Hình ảnh con cá rất to và việc bắt được ở sông Nhuệ (con sông đi qua địa phận Hà Nội và Hà Nam) - vốn đang bị ô nhiễm nặng khiến nhiều người tò mò.