Lũ lụt, lở đất ở miền Trung: "Thủ phạm" nào gây thảm hoạ?

Tiến sĩ Tô Văn Trường |

Cả nước hướng về khúc ruột miền Trung đang chịu thảm cảnh màn trời chiếu đất, nhiều người đã hy sinh tính mạng và cơ sở hạ tầng bị tàn phá khủng khiếp bởi lũ lụt và lở đất. Vì sao, tại ai mà hầu như năm nào miền Trung cũng phải gánh chịu thảm hoạ do thiên tai và nhân tai? Báo Lao Động xin được lược ghi ý kiến của Tiến sĩ Tô Văn Trường - chuyên gia độc lập về tài nguyên nước và môi trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam về vấn đề này.

Tàn phá thiên nhiên phải trả rất đắt

Về nguyên nhân khách quan, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp và cực đoan trên phạm vi toàn cầu trong đó có Việt Nam. Bão lũ liên tục, mưa lớn cả về lượng, cường độ và thời gian vượt mọi dự kiến làm lũ dâng cao, đất đồi bị sạt lở kể cả những nơi đã được thiết lập doanh trại quân đội tồn tại ổn định hàng chục năm qua.

Đối với khu vực miền Trung, với đặc điểm tự nhiên mưa lũ lớn, lòng sông dốc và hẹp, cửa sông bị sa bồi và thay đổi qua từng năm, nhiều vùng địa chất yếu,... nên thường xuyên chịu tổn thất lớn về người và tài sản trong mùa lũ hàng năm.

Tổng lượng mưa luỹ tích từ ngày 15.10.2020 đến 19 giờ ngày 19.10.2020 rất lớn ở một số khu vực như Kỳ Thượng (Hà Tĩnh) 1868 mm; Trường Sơn (Quảng Bình) 1198 mm; Hương Linh (Quảng Trị) 1354 mm; Trà My (Quảng Nam) 414 mm…

Về nguyên nhân chủ quan, từ lâu, các nhà khoa học đã cảnh báo tàn phá thiên nhiên là cái giá phải trả rất đắt do con người gây ra. Bài toán quy hoạch phát triển kinh tế xã hội bền vững thiếu "nhạc trưởng” chỉ huy chung nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở của các ngành đã làm cho bài toán phòng tránh thiên tai ngày càng phức tạp.

Công tác dự báo và cảnh báo chưa theo kịp diễn biến bất thường của thời tiết. Việc xây dựng các tuyến đường giao thông vuông góc dòng chảy, không đủ khẩu độ thoát nước, làm dao động lớn mực nước giữa các vùng. Thuỷ điện, nạn phá rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng không hợp lý đã góp phần không nhỏ vào biến cố thiên tai…

Đối với các công trình thủy điện vừa và nhỏ, do chủ yếu nằm trên các lưu vực sông nhánh hoặc suối với diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc lớn nên dung tích hồ chứa rất nhỏ nên hiệu quả cắt giảm lũ không đáng kể. Việc đầu tư xây dựng các dự án thủy điện đòi hỏi phải chuyển đổi mục đích sử dụng một số diện tích đất rừng nhất định (gồm đất thực tế có rừng và chưa có rừng).

Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT đến tháng 9.2019, công tác trồng rừng thay thế tại các dự án thủy điện là 30.305 ha. Tuy nhiên, rừng trồng lại, không thể hữu hiệu về bảo vệ môi trường như rừng tự nhiên.

Quản lý thiên tai hiệu quả, sử dụng tài nguyên khôn ngoan

Các cơ quan từ trung ương đến các địa phương cần rà soát gắn chặt nhiệm vụ phòng tránh thiên tai vào quy hoạch chung của các ngành và quy hoạch tổng thể. Đẩy mạnh, kiện toàn nâng cao chất lượng công tác dự báo và cảnh báo về thời tiết, chủ động di dời dân đến vùng an toàn trước thiên tai.

Rà soát các tiêu chuẩn xây dựng để ứng phó với thiên tai. Cơ sở hạ tầng đặc biệt là các tuyến đường giao thông phải bổ sung đủ khẩu độ thoát lũ.

Tăng cường khả năng thoát lũ cho các vùng dân cư ven biển miền Trung. Từng bước nâng cao khả năng chống lũ của các hệ thống đê sông. Chủ động phòng, tránh lũ và thích nghi để bảo vệ dân cư ở các lưu vực sông; đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu và Đông Xuân với tần suất đảm bảo 5-10% (tương đương các trận lũ xuất hiện 10-20 năm/lần).

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch hành động đã loại khỏi quy hoạch 08 dự án thủy điện bậc thang, 472 dự án thủy điện nhỏ và 213 vị trí tiềm năng thủy điện. Đây là các dự án có chiếm nhiều diện tích đất, ảnh hưởng lớn đến môi trường - xã hội hoặc hiệu quả kinh tế thấp. Đồng thời, chưa xem xét, nghiên cứu để bổ sung vào quy hoạch đối với các dự án thủy điện có quy mô công suất nhỏ.

Cần tăng cường khả năng thoát lũ cho các vùng dân cư ven biển miền Trung. Từng bước nâng cao khả năng chống lũ của các hệ thống đê sông. Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp ổn định lòng dẫn, chỉnh trị sông, chống bồi lắng cửa các sông Thu Bồn, Ba, Lại Giang, Trà Khúc, Trà Câu, Bàn Thạch và Cái Nha Trang.

Củng cố, nâng cao khả năng chống lũ tại các lưu vực sông lớn ở Bắc Trung bộ; chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ để bảo vệ dân cư ở các lưu vực sông thuộc duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu, Đông Xuân với tần suất lũ 5% đến 10%;

Thiết lập bản đồ 1:25000 phân hạng các nguy cơ lũ lụt, động đất, sạt lở, cháy rừng ở những vùng trọng điểm rồi thông báo cho các huyện địa phương để nắm rõ.

Tùy theo mức độ nguy cơ dự báo, huyện cần lập kho dự trữ nhu yếu phẩm, tối thiểu là mì gói, nước uống, cùng phèn chua để làm lắng nước đục và các viên thuốc khử trùng nước. Người dân vùng bị thiên tai có thể xử lý các nguồn nước sẵn có xung quanh mà uống. Thiết lập hướng dẫn ứng phó và tổ chức tuyên truyền cho các đơn vị, công ty có liên quan.

Để chủ động phòng tránh thiên tai một cách hiệu quả, Nhà nước và các ngành, các chính quyền địa phương cần xây dựng kế hoạch hành động thống nhất dựa trên cơ sở tầm nhìn chung: ”Quản lý thiên tai hiệu quả, sử dụng tài nguyên khôn ngoan, ứng phó với biến đổi khí hậu - nước biển dâng một cách mềm dẻo, vì một nền kinh tế ổn định và thịnh vượng, môi trường đa dạng và bền vững.”

Tiến sĩ Tô Văn Trường
TIN LIÊN QUAN

Những cách thức tham gia cứu trợ dân vùng lũ lụt phổ biến trên thế giới

Yến Nhi (Tổng hợp) |

Dưới đây là một số hướng dẫn của một số tổ chức thiện nguyện quốc tế về cách những người bình thường có thể hỗ trợ người dân vùng lũ lụt một cách hiệu quả nhất.

Tranh cãi về cứu trợ lũ lụt bằng mì tôm: Chuyên gia dinh dưỡng nói cứu đói là quan trọng

AN AN - CÁT TƯỜNG |

Những ngày qua, việc cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung bằng những thùng mì tôm đang gây tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Hành trình về miền Trung cứu trợ bà con gặp lũ lụt của sao Việt

ĐÔNG DU |

Trước tình hình mưa lũ gây thiệt hại nặng tại miền Trung, nhiều nghệ sĩ Việt như: Thủy Tiên, Phi Nhung... đã quyết định đi đến tận nơi để trao tặng phao bơi cũng như nhu yếu phẩm hỗ trợ cho bà con.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Những cách thức tham gia cứu trợ dân vùng lũ lụt phổ biến trên thế giới

Yến Nhi (Tổng hợp) |

Dưới đây là một số hướng dẫn của một số tổ chức thiện nguyện quốc tế về cách những người bình thường có thể hỗ trợ người dân vùng lũ lụt một cách hiệu quả nhất.

Tranh cãi về cứu trợ lũ lụt bằng mì tôm: Chuyên gia dinh dưỡng nói cứu đói là quan trọng

AN AN - CÁT TƯỜNG |

Những ngày qua, việc cứu trợ đồng bào lũ lụt miền Trung bằng những thùng mì tôm đang gây tranh cãi trong cộng đồng mạng.

Hành trình về miền Trung cứu trợ bà con gặp lũ lụt của sao Việt

ĐÔNG DU |

Trước tình hình mưa lũ gây thiệt hại nặng tại miền Trung, nhiều nghệ sĩ Việt như: Thủy Tiên, Phi Nhung... đã quyết định đi đến tận nơi để trao tặng phao bơi cũng như nhu yếu phẩm hỗ trợ cho bà con.