“Lộ” dự án sai quy hoạch từ mùi hôi ở nhà máy nước sạch

PHÚC ĐẠT |

Từ phản ánh của người dân về mùi hôi bốc ra ở nhà máy nước, phóng viên tìm hiểu và biết về việc một dự án sai quy hoạch vẫn ngang nhiên tồn tại ở Thừa Thiên - Huế.

Người dân bức xúc vì mùi hôi

Năm 2011, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt Quy hoạch cấp nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Đến 2012, một nhà máy nước sạch được khánh thành tại xã Lộc An (huyện Phú Lộc) sát cạnh sông Truồi. Nhà máy này thuộc Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế (thời điểm khánh thành nhà máy là Công ty TNHH nhà nước một thành viên xây dựng và cấp nước Thừa Thiên - Huế) với công suất thiết kế 8.000 m3/ngày đêm.

 
Cổng vào nhà máy nước Lộc An (huyện Phú Lộc). Ảnh: PĐ.

Tuy nhiên, những ngày qua, người dân thôn Nam Phước (xã Lộc An, huyện Phú Lộc) phản ánh về mùi hôi của mương nước chảy ra từ bên trong khuôn viên nhà máy này.

Bà Đoàn Thị Màng (SN 1956, trú ở thôn Nam Phước, xã Lộc An) dẫn phóng viên ra mương nước sát cạnh nhà và cho biết vào ban đêm khoảng 22h đến sáng, nhà máy này thường xả nước khối lượng lớn, nghe như tiếng nước lũ, chảy thẳng ra sông Truồi.

Bà Màng bức xúc vì mùi hôi từ nhà máy nước. Video: PĐ.

Bà Màng còn cho biết mùi nước xả từ con mương này rất hôi như mùi xác động vật chết. Gia đình bà đã phải sống trong cảnh khổ sở bởi mùi hôi này nhiều tháng nay.

Ông Đường Minh Tám - Trưởng thôn Nam Phước, xã Lộc An xác nhận, phía thôn có nhận được phản ánh của người dân về tình trạng này; đồng thời, ông đã báo cáo với UBND xã để có ý kiến đề nghị nhà máy kiểm tra, xử lý, tránh việc xả thải ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Dự án sai quy hoạch

Phóng viên lần theo con mương thì thấy nước chảy ra từ một hồ nước có dấu hiệu mới thi công sát cạnh nhà máy. Theo quan sát, mặc dù là nhà máy nước sạch nhưng trong khuôn viên của nhà máy lại xuất hiện nhiều khu nhà màng với quy mô lớn, chiếm đa số diện tích.

Quy mô đồ sộ của dự án vườn dưa lưới bên trong nhà máy nước sạch Lộc An.
Quy mô đồ sộ của dự án vườn dưa lưới bên trong nhà máy nước sạch Lộc An.

Phía sau hệ thống nhà màng này là một rãnh thoát nước sẫm màu. Lượng nước từ rãnh này chảy ra hồ nước nói trên rồi chảy theo mương nước cạnh nhà bà Màng và ra sông Truồi.

Theo tìm hiểu, những nhà màng này là dự án vườn dưa lưới của Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế với diện tích diện tích gần 20.000 m2. Đây là một mô hình nông nghiệp công nghệ cao, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh và khu vực miền Trung.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế cho biết, mương nước này là đường dẫn nước thải sau khi tiến hành xả nước lọc bể của nhà máy hàng ngày. Lý giải về việc nước có mùi hôi, ông Tuấn cho rằng, có thể trong quá trình lọc bể khiến bùn lắng bị khuấy lên hòa vào nước nên có mùi.

Rãnh nước sẫm màu phía sau các nhà màng nằm trong khuôn viên nhà máy nước. Ảnh: PĐ.
Rãnh nước sẫm màu phía sau các nhà màng nằm trong khuôn viên nhà máy nước. Ảnh: PĐ.

Trước những hình ảnh của phóng viên về ống nước phía sau hệ thống nhà màng của đơn vị, lãnh đạo công ty này khẳng định, vườn dưa này được trồng trong nhà màng theo công nghệ cách ly hoàn toàn môi trường bên ngoài và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khép kín, tự động, đồng bộ.

Được biết, dự án vườn dưa lưới đồ sộ này đã được triển khai từ cuối năm 2018, đến thời điểm hiện tại, vườn dưa đã cho thu hoạch 1 mùa và các công nhân đang tiến hành trồng mùa vụ thứ 2 tại các nhà đã thu hoạch, cũng như mở rộng ươm, trồng thêm nhà màng.

Nhưng theo văn bản “Thống nhất chủ trương thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp sạch” cho công ty này của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chỉ mới được ký vào tháng 9.2019.

Lãnh đạo công ty cho rằng, dòng nước sẫm màu chảy ra từ ống nước là từ ngọn núi cạnh đó. Video: PĐ.

Như vậy, dù chưa được sự phê duyệt của UBND tỉnh về dự án, chưa hoàn thiện các thủ tục liên quan nhưng công ty này vẫn ngang nhiên triển khai và thu lợi từ dự án.

Ông Hồ Đắc Trường - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, sẽ chỉ đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, Thanh tra Sở cử người về kiểm tra việc xả nước của nhà máy.

Bản đồ khu vực đất nhà máy nước sạch Lộc An. Dự án vườn dưa lưới công nghệ cao đã và đang xây dựng trong ô đỏ với gần 20.000m2.
Bản đồ khu vực đất nhà máy nước sạch Lộc An. Dự án vườn dưa lưới công nghệ cao đã và đang xây dựng trong ô đỏ với gần 20.000m2.

Ông Trường cho biết, dù UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương nhưng đất tại khu vực xung quanh nhà máy nước sạch Lộc An là đất do Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên - Huế thuê để làm phần đất dự trữ cho mục đích mở rộng nhà máy tầm nhìn đến 2030.

“Hiện tại, 20.000m2 đất ở đây chưa được cấp phép để phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, việc dựng nên dự án trồng cây công nghệ cao ở đây là hoàn toàn sai”, lãnh đạo này khẳng định.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Tình tiết mới vụ "giáo viên" cơ sở dạy kèm tự phát đánh nhiều học sinh

P.T |

Liên quan đến vụ chủ cơ sở dạy kèm không phép dùng thước đánh, dùng tay tát nhiều học sinh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) khẳng định không cấp giấy phép dạy thêm cho bất kỳ giáo viên tiểu học nào.

Nông dân xót xa nhìn vườn đào Tết… “chết trắng”

Mai Dung |

Trong khi các chủ vườn đào Tết Đặng Cương (An Dương, Hải Phòng) phấn khởi vì đào được giá, tốt “mã” thì ở thôn Đức Phong, xã Đại Đồng (Kiến Thụy, Hải Phòng), hàng chục hộ dân “khóc ròng” vì cánh đồng trồng đào Tết “chết trắng”.

Vụ phá rừng để trồng dược liệu: Chỉ đạo phát dây leo nhưng chặt cây khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Hàng chục cây rừng tự nhiên trong khu rừng có diện tích 3,72ha do Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai quản lý đã bị chặt hạ. Đến khi lực lượng kiểm lâm của tỉnh Đồng Nai phát hiện mới ngăn chặn lại, nhưng hậu quả là gần 1ha rừng với 61 cây rừng đã bị cưa hạ, thu được hơn 12,6m3 gỗ, 428 lóng. Điều đáng nói, chính đơn vị quản lý rừng lại đưa ra lý do dọn cây bụi, dây leo để thực hiện đề tài trồng cây dược liệu đã chặt hạ số cây này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tình tiết mới vụ "giáo viên" cơ sở dạy kèm tự phát đánh nhiều học sinh

P.T |

Liên quan đến vụ chủ cơ sở dạy kèm không phép dùng thước đánh, dùng tay tát nhiều học sinh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) khẳng định không cấp giấy phép dạy thêm cho bất kỳ giáo viên tiểu học nào.

Nông dân xót xa nhìn vườn đào Tết… “chết trắng”

Mai Dung |

Trong khi các chủ vườn đào Tết Đặng Cương (An Dương, Hải Phòng) phấn khởi vì đào được giá, tốt “mã” thì ở thôn Đức Phong, xã Đại Đồng (Kiến Thụy, Hải Phòng), hàng chục hộ dân “khóc ròng” vì cánh đồng trồng đào Tết “chết trắng”.

Vụ phá rừng để trồng dược liệu: Chỉ đạo phát dây leo nhưng chặt cây khủng

HÀ ANH CHIẾN |

Hàng chục cây rừng tự nhiên trong khu rừng có diện tích 3,72ha do Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai quản lý đã bị chặt hạ. Đến khi lực lượng kiểm lâm của tỉnh Đồng Nai phát hiện mới ngăn chặn lại, nhưng hậu quả là gần 1ha rừng với 61 cây rừng đã bị cưa hạ, thu được hơn 12,6m3 gỗ, 428 lóng. Điều đáng nói, chính đơn vị quản lý rừng lại đưa ra lý do dọn cây bụi, dây leo để thực hiện đề tài trồng cây dược liệu đã chặt hạ số cây này.