Liên tiếp sạt lở khốc liệt ở miền Trung: Cảnh báo rồi nhưng không ai nghe?

Thùy Linh |

Mưa lũ dữ dội ở miền Trung, sạt lở đất đã và đang vùi lấp, lấy đi tính mạng của nhiều đồng bào ta. Theo các chuyên gia, chúng ta có thể dự báo được sạt lở đất để cảnh báo cho người dân, tránh những thiệt hại nặng nề, đau xót.

"Đưa ra bản đồ cảnh báo sạt lở, nhưng tỉnh Thừa Thiên - Huế không triển khai"

Trao đổi với báo Lao Động, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam đánh giá, tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung có thể được cảnh báo trước.

"Nếu càng mưa nhiều sẽ càng sạt trượt mạnh. Sông miền Trung ngắn và dốc, đất dốc và nhiều lớp sét.

Từ xưa đã có cảnh báo nếu xây dựng hồ chứa và đập tràn ở miền Trung thì phải cẩn thận vì đất không thấm nước, không đắp được vì không thấm nước nhưng đã không có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề này ở miền Trung, chỉ có Viện Địa chất và khoáng sản từng cảnh báo ở Thừa Thiên Huế"- GS Hồng chia sẻ.

Theo GS Hồng, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã từng lập bản đồ sạt lở ở Rào Trăng 3.

Các nhà khoa học đã nói, nhưng không ai nghe, không được ủng hộ.

"Sạt lở đất đã được cảnh báo rồi, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản đã có báo cáo từ năm 2019, đến tháng 6.2020 đưa ra bản đồ sạt lở, nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế không triển khai.

Từ dự báo cảnh báo của các chuyên gia, thì chúng ta phải đặt ra vấn đề chỗ nào sạt lở và bao giờ sạt lở để phòng tránh từ trước. Chúng ta đã mất nhiều người ở Rào Trăng 3. Rất đau xót"- GS Hồng nói.

Giáo sư Vũ Trọng Hồng lên tiếng cảnh báo về tình trạng sạt lở đất ở miền Trung. Ảnh: NVCC
Giáo sư Vũ Trọng Hồng lên tiếng cảnh báo về tình trạng sạt lở đất ở miền Trung. Ảnh: NVCC

Cũng theo Giáo sư Hồng, kinh nghiệm của các chuyên gia thế giới đã được chắt lọc thành tài liệu phòng chống thiên tai cần được các địa phương chú ý hơn.

"Các dấu hiệu cơ bản để nhận diện khu vực có khả năng sạt trượt như sau: Thứ nhất, nếu rừng cây nghiêng, thì đã có sự thay đổi bên trong. Thứ 2 là nhìn khe nứt, nếu khe mới thì đất đã có dịch chuyển. Thứ 3 là có nước rỉ ra tức là đất trong đó đã bão hòa nước...

Nếu thấy những đặc điểm đó, chúng ta cắm biển cấm, ngăn chặn từ đầu thì sẽ không có thiệt hại về người. Không đi kiểm tra, không nắm trước tình hình nên mới xảy ra hậu quả như vậy"- Giáo sư Hồng cho hay.

Năng lực dự báo yếu kém

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị các Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, phải có trách nhiệm, phải vào cuộc ngay từ đầu mùa lũ.

Hơn nữa, năng lực dự báo về thủy văn còn yếu, cần phải được đầu tư để phòng chống, dự báo thật tốt trước thiên tai, chứ không chỉ nặng về cứu hộ cứu nạn như hiện nay.

Cuối cùng, theo ông, nếu thiếu chuyên gia, thì chúng ta khó có thể phát triển được trong lĩnh vực phòng chống thiên tai. Phòng chống thiên tai không thể chỉ sử dụng sức mạnh được, mà phải sử dụng ý chí, tư duy, kiến thức.

"Tôi từng học được kinh nghiệm từ các chuyên gia Nga là khi hòn đá lăn thì chắc chắn sạt, phải hô mọi người chạy ngay. Hoặc khi con chim nó đang đậu ăn mà bay vụt đi, là đất sẽ rung chuyển. Đó là kinh nghiệm, không có sách nào viết, cán bộ của chúng ta buộc phải trau dồi kinh nghiệm đó.

Dự báo được khi nào và chỗ nào sạt lở 2 câu hỏi khó nhất. Dự báo về sạt lở đất không những đòi hỏi phải nghiên cứu về khoa học mà còn đòi hỏi cả kinh nghiệm"- ông khẳng định.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Hiện trường sạt lở trôi cả làng làm 27 người chết và mất tích ở Nam Trà My

Thanh Chung |

Cuối giờ chiều 29.10, lực lượng tại chỗ cứu được 33 người trong vụ sạt lở ở huyện Nam Trà My, Quảng Nam. 16 người trong số này bị thương, được sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện.

Kon Tum: Rà soát những vùng đất dốc có nguy cơ sạt lở

THANH TUẤN - BẢO TRUNG |

Tỉnh Kon Tum yêu cầu rà soát những vùng đất dốc có nguy cơ sạt lở núi, tránh những tai nạn thương tâm.

Sẽ đến Trà Leng bằng đường thủy để cứu nạn vụ sạt lở ở Nam Trà My

Thượng Chung |

Sở Chỉ huy tiền phương cứu nạn vụ sạt núi ở Nam Trà My, Quảng Nam (đóng tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Bắc Trà My) vừa có một cuộc họp khẩn đầu tiên về công tác tổ chức các phương án tiếp cận hiện trường và hỗ trợ thực hiện mai táng đối với các thi thể đã được tìm thấy.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hiện trường sạt lở trôi cả làng làm 27 người chết và mất tích ở Nam Trà My

Thanh Chung |

Cuối giờ chiều 29.10, lực lượng tại chỗ cứu được 33 người trong vụ sạt lở ở huyện Nam Trà My, Quảng Nam. 16 người trong số này bị thương, được sơ cứu trước khi chuyển đến bệnh viện.

Kon Tum: Rà soát những vùng đất dốc có nguy cơ sạt lở

THANH TUẤN - BẢO TRUNG |

Tỉnh Kon Tum yêu cầu rà soát những vùng đất dốc có nguy cơ sạt lở núi, tránh những tai nạn thương tâm.

Sẽ đến Trà Leng bằng đường thủy để cứu nạn vụ sạt lở ở Nam Trà My

Thượng Chung |

Sở Chỉ huy tiền phương cứu nạn vụ sạt núi ở Nam Trà My, Quảng Nam (đóng tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Bắc Trà My) vừa có một cuộc họp khẩn đầu tiên về công tác tổ chức các phương án tiếp cận hiện trường và hỗ trợ thực hiện mai táng đối với các thi thể đã được tìm thấy.