Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn chống biến đổi khí hậu

Quý An (theo Reuters) |

Theo Liên Hợp Quốc (UN), phải hành động nhiều hơn "trên mọi mặt trận" để đáp ứng các mục tiêu chống biến đổi khí hậu.

Báo cáo Global Stocktake, cảnh báo mới nhất của Liên Hợp Quốc về những nguy cơ môi trường, sẽ là nền tảng của các cuộc đàm phán COP28 ở Dubai vào cuối năm nay sau nhiều tháng xảy ra cháy rừng kinh hoàng và nhiệt độ tăng cao.

Báo cáo được đúc kết từ quá trình đánh giá kéo dài hai năm về các mục tiêu của thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, chắt lọc từ hàng nghìn ý kiến chuyên gia, chính phủ và các nhà vận động.

“Thỏa thuận Paris đã thúc đẩy hành động về khí hậu toàn cầu bằng cách đặt ra các mục tiêu và gửi tín hiệu tới thế giới về tính cấp thiết của việc ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu... Trong khi các chính sách đang được tiến hành, hiện tại, chúng ta cần hành động nhiều hơn nữa trên tất cả các mặt trận" - báo cáo nêu rõ.

Tại Paris năm 2015, gần 200 quốc gia đã đồng thuận về chính sách hạn chế gia tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 2 độ C so với thời kì tiền công nghiệp.

Mỗi quốc gia đều chịu trách nhiệm quyết định các hành động về khí hậu của riêng mình và nộp báo cáo tiến độ vào năm 2023 để chờ các đề xuất.

Liên Hợp Quốc cho hay, các cam kết hiện tại về cắt giảm khí thải là không đủ để duy trì nhiệt độ trong ngưỡng 1,5 độ C. UN đánh giá, cần phải cắt giảm thêm hơn 20 gigaton CO2 trong thập kỷ này - và mức ròng toàn cầu bằng 0 vào năm 2050 - để đạt được các mục tiêu.

Báo cáo kêu gọi các nước cắt giảm 67-92% việc sử dụng năng lượng than vào năm 2030 so với năm 2019 và gần như loại bỏ loại nhiên liệu này để sản xuất điện vào năm 2050.

Điện năng thấp không có carbon sẽ chiếm tới 99% tổng sản lượng toàn cầu vào giữa thế kỷ này. Những thách thức về công nghệ là vấn đề phải được giải quyết.

Báo cáo cũng kêu gọi tài trợ để hỗ trợ phát triển dự án hạn chế carbon. Hiện hàng tỉ USD vẫn đang được đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch.

Tom Evans, cố vấn chính sách về ngoại giao khí hậu tại tổ chức nghiên cứu khí hậu E3G của Anh, cho biết: “Đã có một danh sách việc cần làm cho các chính phủ nhằm hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5 độ C và bảo vệ người dân ở khắp mọi nơi khỏi sự tàn phá của khí hậu”.

Ông chia sẻ, cần phải có cam kết loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch, đặt mục tiêu mở rộng năng lượng tái tạo vào năm 2030, đảm bảo hệ thống tài chính tài trợ cho hành động về khí hậu và gây quỹ để thích ứng và khắc phục thiệt hại.

Nói với các lãnh đạo khối G20, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết, các nước có quyền thiết lập lại cuộc khủng hoảng khí hậu đang “vượt quá tầm kiểm soát”.

Quý An (theo Reuters)
TIN LIÊN QUAN

Nông dân Ấn Độ hát về biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Nông dân Ấn Độ Probir Mandal, 51 tuổi, gần đây đã gieo hạt 2 giống lúa truyền thống trên mảnh đất của ông ở Kalitala - ngôi làng biên giới cuối cùng tại Sundarbans - khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới ở biên giới Ấn Độ - Bangladesh.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng ở châu Á

Thanh Hà |

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng ở châu Á, cơ quan thời tiết của Liên Hợp Quốc cảnh báo.

Biến đổi khí hậu - "tử thần" của chuỗi cung ứng

Quý An (theo Financial Times) |

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các vùng nguyên liệu, tiềm ẩn nguy cơ khan hiếm hàng hóa trên thế giới.

Lưu ý làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tránh ''thiệt đơn, thiệt kép''

MINH HÀ - LƯƠNG HẠNH |

Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho rằng, người lao động hết sức chú ý có việc làm lập tức phải thông báo ngay cho Trung tâm Dịch vụ việc làm tại địa phương nơi mình đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp biết để tránh tình trạng trùng đóng, trùng hưởng - có việc làm mà vẫn hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Khách du lịch ngán ngẩm cảnh chờ cả tiếng để qua phà Bình Khánh

Hữu Chánh |

Du khách đến huyện đảo Cần Giờ (TPHCM) vào mỗi dịp cuối tuần hay lễ Tết, cản trở lớn nhất chính là nỗi ám ảnh mang tên chờ phà Bình Khánh.

Đề xuất đầu tư băng tải dài 10km đưa đất đá thải mỏ đi san lấp mặt bằng

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Quảng Ninh đang thực hiện chủ trương sử dụng đất đá thải mỏ để san lấp mặt bằng các dự án, công trình bởi nguyên vật để san lấp mặt bằng tiếp tục khan hiếm, trong khi lượng đất đá thải mỏ tại các mỏ than ở Quảng Ninh lại cực lớn. Tuy nhiên, việc vận chuyển đất đá thải từ các mỏ than ra đường, đến công trường đang là một trong những thách thức lớn trong thực hiện chủ trương trên.

Bản tin công đoàn: Kiểm tra chấp hành pháp luật ở các doanh nghiệp nợ BHXH

NHÓM PV |

Bản tin công đoàn: Kiểm tra việc chấp hành pháp luật ở nhiều doanh nghiệp nợ BHXH; Không chỉ trợ cấp tiền, cần đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp; Trao 150 phần quà cho học sinh là con em công nhân lao động Bình Dương;...

Xe tải quần thảo đêm ngày, đường liên xóm ở TP Thái Nguyên cứ vá lại bung

Việt Bắc |

Mỗi ngày, tuyến đường liên xóm Ngọc Lâm - Bến Đò thuộc xã Linh Sơn (TP Thái Nguyên) phải gánh hàng trăm lượt xe tải trọng lớn quần thảo. Mặt đường bị cày xới, vỡ nát nghiêm trọng, dù đã nhiều lần sửa chữa nhưng tình trạng hư hỏng lại tiếp diễn.

Nông dân Ấn Độ hát về biến đổi khí hậu

Thanh Hà |

Nông dân Ấn Độ Probir Mandal, 51 tuổi, gần đây đã gieo hạt 2 giống lúa truyền thống trên mảnh đất của ông ở Kalitala - ngôi làng biên giới cuối cùng tại Sundarbans - khu rừng ngập mặn lớn nhất thế giới ở biên giới Ấn Độ - Bangladesh.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng ở châu Á

Thanh Hà |

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gia tăng ở châu Á, cơ quan thời tiết của Liên Hợp Quốc cảnh báo.

Biến đổi khí hậu - "tử thần" của chuỗi cung ứng

Quý An (theo Financial Times) |

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến các vùng nguyên liệu, tiềm ẩn nguy cơ khan hiếm hàng hóa trên thế giới.