Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, Hưng Yên cho dừng 5 doanh nghiệp gây ô nhiễm

P.Đông |

Để thực hiện các biện pháp xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh Hưng Yên đã yêu cầu dừng hoạt động đến khi hoàn thành khắc phục ô nhiễm môi trường đối với 5 doanh nghiệp trên địa bàn.

Cụ thể, sau khi xem xét đề nghị của Sở TN- MT về kết quả thực hiện các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường năm 2016, 2017, UBND tỉnh Hưng Yên đã yêu cầu 5 doanh nghiệp phải dừng hoạt động đó là Cty CP SX và XNK Phương Đông; Cty TNHH Thép không gỉ Hà Anh; Cty TNHH AOCC Việt Nam; Cty TNHH Công thương Tinh Nhuệ Hưng Yên; Cty TNHH Công nghiệp Nam Thái.

Theo kết quả kiểm tra lấy mẫu của Sở cho thấy các cơ sở này có mẫu nước thải sau khi xử lý đều vượt tư 1,2- 2 lần so với mức cho phép. Cụ thể, Cty Phương Đông có trụ sở tại xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào là cơ sở gây ô nhiễm môi trường năm 2012 nhưng chưa hoàn thành xử lý triệt để.

Cty Thép không gỉ Hà Anh đóng tại xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào cũng là một cái tên trong danh sách "đen" các DN có thâm niên trong việc xả thải gây ô nhiễm môi trường nhiều năm qua. Cty đã tái vi phạm và nhiều lần bị xử phạt nhưng vẫn không nghiêm túc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường. Theo kết quả phân tích mẫu, nước thải sau khi xử lý của công ty lấy ngày 9.3.2018 có thông số COD vượt hơn 1,204 lần so với quy chuẩn cho phép.

Cty TNHH AOCC Việt Nam, tại thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ cũng đã nhiều lần bị xử phạt do tái diễn các vi phạm về xả chất thải nguy hại ra môi trường. Gần đây nhất tháng 6.2018, công ty đã bị phạt hơn 400 triệu đồng vì có 3 hành vi vi phạm vì không thực hiện một trong các nội dung trong đề án bảo vệ môi trường đã được duyệt.

Đây là những doanh nghiệp dù đã bị phạt nhiều lần nhưng vẫn chưa thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo quy định. Cùng việc yêu cầu dừng hoạt động 5 DN trên, tỉnh Hưng Yên cũng đã đưa ra khỏi danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đối với 10 doanh nghiệp đã hoàn thành xử lý triệt để ô nhiễm.

Trước đó, UBND tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định xử phạt 500 triệu đồng đối với công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi miền Bắc đóng tại  huyện Yên Mỹ và công ty TNHH STP Việt Nam đóng trên địa bàn huyện Văn Lâm có vi phạm về lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, Công ty TNHH STP Việt Nam ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm bị xử phạt 300 triệu đồng vì lỗi vi phạm hoạt động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi miền Bắc ở xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ bị xử phạt trên 200 triệu đồng do thực hiện 2 hành vi vi phạm là xả khí thải và nước thải vượt quy chuẩn cho phép.

P.Đông
TIN LIÊN QUAN

Đốt rác gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email dangdungx@xxx hỏi: Hàng xóm nhà tôi thường xuyên chất rác thành đống rồi tự ý đốt gây ô nhiễm không khí và đổ rác, chất thải vào hố thoát nước công cộng quanh khu dân cư. Theo quy định của pháp luật, người có hành vi như vậy sẽ bị xử lý như thế nào?

Lò than “thổ phỉ” hoạt động gây ô nhiễm

H.L |

Tuy các lò đốt than củi tồn tại ở Đắk Nông tạo việc làm, lợi nhuận cho một số người dân nhưng việc thiếu kiểm kiểm tra, thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường tại nhiều nơi đã tạo kẽ hở cho các lò than “thổ phỉ” hoạt động trái pháp luật.

Đà Nẵng: Toàn cảnh hai nhà máy thép gây ô nhiễm môi trường nhìn từ trên cao

Sơn Tùng - Tan |

Toàn cảnh 2 nhà máy hoạt động gây ô nhiễm khu dân cư, người dân liên tục phản đối, ngăn trở, khiến hoạt động của hai nhà máy thép bị đình đốn, nợ xấu hàng nghìn tỷ đồng khiến chính quyền TP Đà Nẵng lúng túng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Đốt rác gây ô nhiễm môi trường bị xử phạt như thế nào?

Phạm Hằng |

Bạn đọc có email dangdungx@xxx hỏi: Hàng xóm nhà tôi thường xuyên chất rác thành đống rồi tự ý đốt gây ô nhiễm không khí và đổ rác, chất thải vào hố thoát nước công cộng quanh khu dân cư. Theo quy định của pháp luật, người có hành vi như vậy sẽ bị xử lý như thế nào?

Lò than “thổ phỉ” hoạt động gây ô nhiễm

H.L |

Tuy các lò đốt than củi tồn tại ở Đắk Nông tạo việc làm, lợi nhuận cho một số người dân nhưng việc thiếu kiểm kiểm tra, thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường tại nhiều nơi đã tạo kẽ hở cho các lò than “thổ phỉ” hoạt động trái pháp luật.

Đà Nẵng: Toàn cảnh hai nhà máy thép gây ô nhiễm môi trường nhìn từ trên cao

Sơn Tùng - Tan |

Toàn cảnh 2 nhà máy hoạt động gây ô nhiễm khu dân cư, người dân liên tục phản đối, ngăn trở, khiến hoạt động của hai nhà máy thép bị đình đốn, nợ xấu hàng nghìn tỷ đồng khiến chính quyền TP Đà Nẵng lúng túng.