Hà Nội vẫn loay hoay tìm giải pháp chống ô nhiễm

Phạm Đông - Tùng Giang |

Sau nhiều sự cố ô nhiễm môi trường xảy ra trên địa bàn trong thời gian gần đây, Hà Nội đã có những chỉ đạo sát sao đến từng đơn vị trong việc cải thiện chỉ số chất lượng không khí. Còn theo các chuyên gia về môi trường, việc kiểm soát chất lượng không khí đòi hỏi một chiến lược tổng thể, thực hiện trong nhiều năm với những nhóm giải pháp khác nhau. 

Nhiều giải pháp được đề ra

Sau sự cố tại bãi rác Nam Sơn, những ngày gần đây theo số liệu từ 10 trạm quan trắc không khí trên địa bàn TP.Hà Nội luôn ở ngưỡng “Xấu” và “Rất xấu”. So với cùng kỳ năm ngoái, năm nay chất lượng không khí kém hơn. Nồng độ bụi PM2.5 tại các trạm có thể lên đến >200 µg/m3 vào buổi sáng sớm, trong khi nồng độ bụi ngày cao nhất vào tháng 12.2018 vẫn <100 µg/m3.

Đây cũng không phải lần đầu tiên Hà Nội gặp sự cố về ô nhiễm môi trường thế này. Gần đây nhất, vụ cháy khu công nghiệp nhà máy hóa chất Đức Giang (Long Biên, Hà Nội) vào cuối tháng 6 vừa qua khiến nhiều người dân sống quanh khu vực lo sợ hóa chất bị rò rỉ ra môi trường. Hay trước đó vụ cháy nhà máy phích nước Rạng Đông (quận Thanh Xuân) vào tháng 8.2019 được các chuyên gia môi trường đánh giá là vụ đại hỏa hoạn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Để cải thiện chỉ số chất lượng không khí AQI trên địa bàn, mới đây UBND TP.Hà Nội đã giao UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm soát, xử phạt hành vi vứt rác không đúng nơi quy định, thu gom đốt rác, đốt rơm rạ tự phát; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đổ rác đúng nơi quy định, không đốt rơm rạ, rác thải tự phát, giảm thiểu đốt vàng mã.

Các đơn vị cần đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, đảm bảo không để tồn đọng rác thải. Nghiên cứu ứng dụng sử dụng pin năng lượng mặt trời, hoặc các nguồn nhiên liệu tái tạo khác thân thiện môi trường trong đời sống sinh hoạt. Rà soát quỹ đất, đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các sân chơi, vườn hoa, tăng mật độ cây xanh, trồng cây xanh tại công viên, dải phân cách, ven đường giao thông trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và bảo vệ môi trường không khí.

UBND TP.Hà Nội cũng giao Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện công tác tưới nước rửa đường theo chỉ đạo của UBND Thành phố để giảm phát tán bụi, yêu cầu các đơn vị thực hiện vệ sinh môi trường nghiên cứu cải tiến công nghệ, quy trình phun rửa đảm bảo tiết kiệm nước và đạt hiệu quả làm sạch cao...

Đặc biệt, Sở Xây dựng, Sở Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về “Chế tài xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân”, trong đó đề xuất nâng mức xử phạt, áp dụng mức chế tài mạnh đủ sức răn đe, quy định cụ thể, chi tiết đối với từng hành vi gây ô nhiễm môi trường của tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố.

Cần quyết tâm thực hiện giải pháp căn cơ

Trao đổi với Lao Động ngày 23.7, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhận định, từ sự cố tại bãi rác Nam Sơn đã cho chúng ta thấy một số điểm bất cấp từ cơ quan chức năng. Đó chính là biện pháp dự phòng để kịp thời ứng phó khi có sự cố ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí xảy ra.

“Việc người dân tại bãi rác Nam Sơn chặn xe rác vào khu xử lý dẫn đến tình trạng nội thành bị tồn động rác gây ô nhiễm môi trường toàn thành phố. Đây là những dẫn chứng cụ thể cho việc cần có giải pháp kịp thời để ứng phó. Hoặc cần phải đảm bảo quy trình bảo vệ môi trường, không để mùi hôi thối, hay nước bẩn ảnh hưởng đến môi trường bên ngoài, đến cuộc sống của người dân”, ông Đăng nói.

Ngoài ra, ông Đăng cũng chỉ ra, Hà Nội nói riêng và các địa phương khác cần chủ động, tích cực thực hiện các giải pháp đồng bộ như UBND TP nêu ở trên. Đặc biệt, người dân cùng chung tay thực hiện các giải pháp để đảm bảo môi trường, đảm bảo chính cuộc sống của họ.

Đồng quan điểm, ông Phạm Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam phân tích, để giảm thiểu ô nhiễm không khí có rất nhiều giải pháp. Hiện nay, Hà Nội đang khôi phục lại các xe tưới đường để giảm thiểu lượng bụi mịn cơ học thuần túy. Tuy nhiên, theo ông Sơn chất lượng không khí không chỉ phụ thuộc vào ô nhiễm từ bụi mịn. Mà nó còn xảy ra nhiều nguyên nhân như khói, hóa chất độc hại phát sinh ở các khu công nghiệp quanh TP.Hà Nội.

Ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề phức tạp, không chỉ riêng Hà Nội mà của cả nước. Vì vậy, để quản lý, kiểm soát chất lượng không khí thì chính quyền đại phương cần hạn chế các nguồn gây ô nhiễm bụi trên địa bàn. Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng nhằm kiểm soát việc phát tán bụi tại các địa điểm thi công xây dựng và trên phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng; tăng mật độ cây xanh trong đô thị, mở rộng công viên.

Ngoài ra, đối với công tác quản lý ô nhiễm không khí, theo ông Sơn, Hà Nội cũng như các thành phố lớn cần loại bỏ các phương tiện cũ nát, không đảm bảo bằng cách kiểm định khí thải ở ôtô, xe máy, hay các loại phương tiện khác mới đảm bảo hơn. Từ đó tăng cường phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe điện trên cao, xe điện ngầm và hình thức giao thông không gây ô nhiễm.

“Việc giải quyết ô nhiễm môi trường không phải việc khó, giải pháp căn cơ đã có, việc cần làm bây giờ là sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cả nhân dân thì việc khó cũng thành dễ”, ông Sơn khẳng định.

Phạm Đông - Tùng Giang
TIN LIÊN QUAN

Hồ điều tiết bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm giữa lòng TP. Đà Nẵng

Hương Mai |

Hồ Trung Nghĩa trên địa bàn quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng lâu nay bị ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Gia Viễn (Ninh Bình): Cá chết hàng loạt nghi do nguồn nước bị ô nhiễm

DIỆU ANH |

Sáng ngày 22,7, tại khu vực trạm bơm Gia Trấn, (thuộc thôn Gián Khẩu, xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, nhiều người dân nghi ngờ cá chết là do nguồn nước bị ô nhiễm.

Hà Nội: Hàng trăm mẫu ruộng bị “bức tử” vì nguồn nước ô nhiễm

Phạm Đông - Lan Nhi |

Do chất thải từ các nhà máy, trang trại lợn đổ xuống sông, suối nên hàng trăm mẫu ruộng tại thôn Thuần Lương (xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) đang phải bỏ hoang vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Hàng trăm hộ dân kêu trời vì ô nhiễm nguồn nước

Nguyên Dũng |

Nhiều năm nay, cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một số mỏ cát ở phía thượng nguồn suối Đá xả thải nước ô nhiễm ra môi trường.

Điểm tập kết rác tự phát trên những bãi đất trống gây ô nhiễm ở Đà Nẵng

Hương Mai |

Những bãi đất trống trên đường Lê Đức Thọ (Sơn Trà, Đà Nẵng) trở thành các điểm tập kết rác tự phát, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.

Bản tin 1 phút 8.6: Giữa lúc nắng nóng gay gắt, Hà Nội ô nhiễm vào ban đêm

Nhóm PV |

Màn diễu hành của Kỵ binh Cảnh sát cơ động trên Quảng trường Ba Đình; Đêm qua, Airvisual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới; Vì sao nhiều trường đại học công lập tăng học phí?... là những tin tức đáng chú ý trong Bản tin 1 phút ngày 8.6.

Airvisual đánh giá không khí Hà Nội ô nhiễm ở mức ảnh hưởng tới sức khoẻ

Nguyễn Hà |

Ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí Airvisual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ hai thế giới sáng 16.3.

Cuối tuần "tím rực", Air Visual xếp Hà Nội ô nhiễm thứ hai thế giới

Nguyễn Hà |

Sáng 22.2, ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí AirVisual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ hai thế giới.

Hồ điều tiết bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm giữa lòng TP. Đà Nẵng

Hương Mai |

Hồ Trung Nghĩa trên địa bàn quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng lâu nay bị ô nhiễm nặng, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân.

Gia Viễn (Ninh Bình): Cá chết hàng loạt nghi do nguồn nước bị ô nhiễm

DIỆU ANH |

Sáng ngày 22,7, tại khu vực trạm bơm Gia Trấn, (thuộc thôn Gián Khẩu, xã Gia Trấn, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, nhiều người dân nghi ngờ cá chết là do nguồn nước bị ô nhiễm.

Hà Nội: Hàng trăm mẫu ruộng bị “bức tử” vì nguồn nước ô nhiễm

Phạm Đông - Lan Nhi |

Do chất thải từ các nhà máy, trang trại lợn đổ xuống sông, suối nên hàng trăm mẫu ruộng tại thôn Thuần Lương (xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) đang phải bỏ hoang vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Hàng trăm hộ dân kêu trời vì ô nhiễm nguồn nước

Nguyên Dũng |

Nhiều năm nay, cuộc sống của hàng trăm hộ dân ở xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một số mỏ cát ở phía thượng nguồn suối Đá xả thải nước ô nhiễm ra môi trường.

Điểm tập kết rác tự phát trên những bãi đất trống gây ô nhiễm ở Đà Nẵng

Hương Mai |

Những bãi đất trống trên đường Lê Đức Thọ (Sơn Trà, Đà Nẵng) trở thành các điểm tập kết rác tự phát, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.

Bản tin 1 phút 8.6: Giữa lúc nắng nóng gay gắt, Hà Nội ô nhiễm vào ban đêm

Nhóm PV |

Màn diễu hành của Kỵ binh Cảnh sát cơ động trên Quảng trường Ba Đình; Đêm qua, Airvisual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới; Vì sao nhiều trường đại học công lập tăng học phí?... là những tin tức đáng chú ý trong Bản tin 1 phút ngày 8.6.

Airvisual đánh giá không khí Hà Nội ô nhiễm ở mức ảnh hưởng tới sức khoẻ

Nguyễn Hà |

Ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí Airvisual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ hai thế giới sáng 16.3.

Cuối tuần "tím rực", Air Visual xếp Hà Nội ô nhiễm thứ hai thế giới

Nguyễn Hà |

Sáng 22.2, ứng dụng đo chỉ số chất lượng không khí AirVisual xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ hai thế giới.