Hà Nội “thành sông” sau mưa lớn: Không hạ tầng nào chịu được

Nhóm PV |

Việc mưa lớn, tập trung vào một điểm nhất định gây nên tình trạng ngập sâu, theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà "không có hạ tầng nào chống chịu" được. Để giải quyết cần có hệ thống dự báo mang tính dài hạn, đồng bộ và thông minh.

Cần phải nhìn lại toàn bộ quy hoạch hạ tầng các đô thị

Thưa Bộ trưởng, chiều 29.5, đường phố Hà Nội ngập sâu sau cơn mưa lớn. Đường tắc, nhiều người phải "chôn chân" hàng giờ ngoài đường. Trước đó, nhiều địa phương như Vĩnh Phúc cũng có lượng mưa kỷ lục, điều này cho thấy dấu hiệu bất thường của thời tiết?

- Sự nóng lên toàn cầu, cả thế giới biết rồi. Không chỉ ở Việt Nam, cả những quốc gia có hạ tầng phát triển như Mỹ, Châu Âu, câu chuyện thời tiết bất thường, lượng mưa lớn và tập trung vào một điểm nhất định, thì không có hạ tầng nào "chống chịu" được.

Chỉ có điều, chúng ta cần phân biệt rất rõ hai vấn đề: Dị thường của thời tiết, mưa lớn cực đoan và vấn đề đầu tư hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn, thiếu dự báo. Dù là hai vấn đề khác nhau, nhưng nguy cơ khiến các vùng đô thị ngập lụt là như nhau.

Hà Nội "cứ mưa là ngập" dường như là câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi", nhưng "nói mãi" mà vẫn chưa giải quyết được tình trạng này. Giải pháp cho vấn đề này là gì, thưa Bộ trưởng?

- Tôi cho rằng, cần phải nhìn lại toàn bộ quy hoạch hạ tầng các đô thị và vấn đề thiết kế các đô thị ở Việt Nam hiện nay. Mỗi một đô thị sẽ mang những đặc trưng riêng về địa hình; song quan trọng nhất phải có một hệ thống dự báo được tính cực đoan của khí hậu, thời tiết.

Hệ thống này cũng phải dự báo được số lượng dân cư ở các đô thị; hệ thống này như huyết mạch trong cơ thể con người, mà mang tầm nhìn dài hạn, từ 20-50 năm. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề ngập úng ở vùng lõi đô thị.

Cùng với việc tính toán được hệ thống dân cư và mật độ về hạ tầng, thì hệ thống xử lý nước mưa, xử lý nước thải cũng phải đồng bộ.

Trong quá trình đô thị phát triển, thay đổi, ta phải có tầm nhìn để làm từng khu vực tự nhiên thoát được nước; còn nếu không tự nhiên thoát được nước, phải sử dụng máy móc, nhưng nên hạn chế.

Và trong trường hợp thời tiết cực đoan, phải tính toán đến sử dụng cả hệ thống trữ nước. Như Nhật Bản có những khu vực được bố trí những đường ngầm, hầm chứa riêng - vừa trữ nước vừa tưới tiêu những lúc khô hạn.

Hoặc bố trí trường học, sân vận động, cánh đồng lúa... là những nơi chứa nước khi những vùng xung yếu ngập lụt. Đấy là những giải pháp cần làm, tất nhiên là chi phí đắt đỏ, quan trọng nhất là ngay từ tầm nhìn thiết kế hạ tầng phải đồng bộ. 

Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Ảnh: Quochoi
Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Ảnh: Quochoi

Trong vùng lõi đô thị được quy hoạch thành những khu phức hợp, nhưng có nghịch lý là trong những vùng này, mình thường "trồng" các toà nhà cao tầng, điều này có phải nguyên nhân gây nên tình trạng chỉ 1 cơn mưa lớn, Hà Nội biến thành sông không?

- Khi dân số tăng lên, kèm theo phải có hạ tầng, trong đó phải tính toán hạ tầng tiêu thoát nước, bao gồm cả lượng nước mà con người sử dụng, lượng nước mưa trong trường hợp thời tiết cực đoan. Tất cả phải tính toán đồng bộ.

Hoàn toàn có khả năng dự báo trước mức độ ngập nước

Chúng ta có thể dự báo trước được mức độ ngập không, thưa Bộ trưởng? 

- Chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Về lưu lượng mưa trong một đơn vị thời gian, chúng ta có thể tính toán được trên mỗi m2 sẽ có lượng nước thế nào và tính toán được trước mức độ ngập dựa trên khả năng công suất của hệ thống tiêu thoát nước.

Đây cũng là điều mà cơ quan khí tượng thuỷ văn cần làm. Tất nhiên khi dự báo lũ còn phải tính đến lưu vực sông, cộng với lượng mưa, khả năng thoát lũ của hạ tầng thì hoàn toàn có thể đưa ra dự báo. Đây là một trong những bài toán, yêu cầu nhiệm vụ của công tác dự báo.

Hiện nay đã thực hiện việc dự báo này, tất nhiên dự báo trong một thời gian ngắn, chính xác là điều không dễ đối với bất cứ dự báo viên.

Thưa ông, Hà Nội có nên có dự án chống ngập như TPHCM?

- TP.Hà Nội cần tăng cường công tác dự báo, cũng như cần một dự án tổng thể, trong đó đánh giá một cách căn cơ và đưa ra những số liệu lịch sử. Đồng thời, phải tính toán một cách kỹ càng khi thiết kế đô thị, để làm sao đô thị chống chịu được với thời tiết cực đoan.

Còn bài toán mang tính chất ứng phó như khi đã ngập rồi, sử dụng máy bơm để bơm nước thì đây là bài toán cần phải làm, bắt buộc. Nhưng quan trọng nhất phải xây dựng được những đô thị có khả năng chống chịu thông minh, hay nói cách khác phải thiết kế được thông minh các đô thị, đảm bảo được tính bền vững.

Cần có dự án tiếp cận một cách tổng thể, xuất phát từ dự báo, quy hoạch, tính toán để có hạ tầng có khả năng chống chịu, thích ứng và phù hợp.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Mẹo nhận biết ôtô đã có lịch sử ngập nước khi mua xe cũ

LÂM ANH |

Khi mua xe ôtô cũ, người mua cần nắm được một số mẹo  quan sát một số chi tiết trên xe nhằm nhận biết xe đã có lịch sử bị ngập nước, để từ đó tránh mua phải những chiếc xe mắc phải lỗi lớn này và đã được garage xe "dựng" lại.

Cách xử lý khi xe ôtô bị thuỷ kích, ngập nước chết máy giữa đường

LÂM ANH |

Xe ôtô bị ngập nước sẽ gây hại cho các ổ bi và ở bạc dưới gầm xe, gây ảnh hưởng xấu đến máy khi đề, ảnh hưởng đến máy phát điện và các linh kiện điện hay các cảm biến.... Bên cạnh đó, nếu xe bị ngập nước đến nắp capo thì nước sẽ tràn vào qua ống hút gió khiến máy bị hư và gây chết máy đột ngột, hiện tượng này được gọi là thủy kích.

Dân Thủ đô khiếp đảm với "biển nước" trên đường, có nơi ngập gần hết xe máy

Tô Thế |

Hà Nội - Do cường độ mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa lớn nhất 180mm/2h nên tại Hà Nội chiều nay (29.5) xảy ra ngập úng, có điểm ngập gần hết chiếc xe máy khiến người dân khiếp đảm.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Mẹo nhận biết ôtô đã có lịch sử ngập nước khi mua xe cũ

LÂM ANH |

Khi mua xe ôtô cũ, người mua cần nắm được một số mẹo  quan sát một số chi tiết trên xe nhằm nhận biết xe đã có lịch sử bị ngập nước, để từ đó tránh mua phải những chiếc xe mắc phải lỗi lớn này và đã được garage xe "dựng" lại.

Cách xử lý khi xe ôtô bị thuỷ kích, ngập nước chết máy giữa đường

LÂM ANH |

Xe ôtô bị ngập nước sẽ gây hại cho các ổ bi và ở bạc dưới gầm xe, gây ảnh hưởng xấu đến máy khi đề, ảnh hưởng đến máy phát điện và các linh kiện điện hay các cảm biến.... Bên cạnh đó, nếu xe bị ngập nước đến nắp capo thì nước sẽ tràn vào qua ống hút gió khiến máy bị hư và gây chết máy đột ngột, hiện tượng này được gọi là thủy kích.

Dân Thủ đô khiếp đảm với "biển nước" trên đường, có nơi ngập gần hết xe máy

Tô Thế |

Hà Nội - Do cường độ mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa lớn nhất 180mm/2h nên tại Hà Nội chiều nay (29.5) xảy ra ngập úng, có điểm ngập gần hết chiếc xe máy khiến người dân khiếp đảm.