Hà Nội đến năm 2020: 100% người dân được dùng nước sạch?

QUANG HIỆU |

UBND TP.Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, 100% người dân được dùng nước sạch. Tuy nhiên, thực tế 6/11 dự án cấp nước sạch tại Hà Nội đến thời điểm hiện tại vẫn giậm chân tại chỗ.

Hàng loạt dự án chậm tiến độ

Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, địa bàn Hà Nội hiện triển khai 11 dự án phát triển cấp nước tập trung, trong đó có 6 dự án triển khai chậm, do khả năng tài chính của nhà đầu tư nên không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án.

Cụ thể, dự án xây dựng trạm cấp nước tại thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức) do Cty CP Đầu tư Phát triển Công nghệ cao Minh Quân đầu tư, đã hoàn thành hạng mục nhà máy từ năm 2013. Đến năm 2016, dự án tạm dừng do thiếu kinh phí, thành phố giao cho một công ty tiếp tục xây dựng theo hình thức xã hội hóa, song đến nay dự án bị bỏ hoang. Dự án có tổng kinh phí 43 tỉ đồng, trong đó 17 tỉ đồng từ ngân sách thành phố Hà Nội; được xây dựng từ năm 2011 trên diện tích hơn 1ha, công suất 2.000m3/ngày đêm nhằm cấp nước sạch cho hơn 10.000 người dân của thị trấn.

Cũng qua đánh giá của Sở Xây dựng Hà Nội, dân cư thưa thớt, địa hình khó khăn là những lý do gây trở ngại cho việc triển khai dự án tại các huyện ngoại thành như: Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thạch Thất. Thêm vào đó, những dự án đã được nhà đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành vẫn đang chậm tiêu thụ và gặp nhiều khó khăn về cơ chế giá bán nước. Một trong những ví dụ điển hình cho thực trạng này là Nhà máy nước mặt sông Đuống. Đến nay, mặc dù công suất đã đạt đến 300.000m3/ngày đêm và đủ để cung cấp cho khoảng 3 triệu người, nhưng trên thực tế mới chỉ tiêu thụ được khoảng 45% công suất.

Vướng mặt bằng, nhà đầu tư năng lực yếu

Tại phiên họp giải trình về cung cấp nước sạch cho nhân dân của Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội mới đây, đại biểu Đoàn Việt Cường (Tổ Mê Linh) đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của Sở và các đơn vị liên quan, và nêu ra các giải pháp để khắc phục trong thời gian tới khi trên địa bàn thành phố triển khai 11 dự án cấp nước tập trung nhưng 6 dự án triển khai chậm, thậm chí có dự án chưa triển khai.

Về việc này, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho hay, phát triển nguồn cấp nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng, xương sống của thành phố. Trong hơn một năm, thành phố đã cấp được 11 dự án, tổng công suất nguồn đạt 1,52 triệu m3/ngày đêm với 5 nhà máy, tăng hơn 600.000/m3 ngày đêm so với năm 2016. 5 nhà máy này đã đưa nước đến các huyện Thường Tín, Thanh Oai và quận Hà Đông…

Về nguyên nhân việc triển khai các dự án chậm, theo Giám đốc Sở Xây dựng, là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và khả năng của nhà đầu tư. Thành phố đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ của 11 dự án này. Qua đánh giá của Bộ Xây dựng, tính khả thi của các quy hoạch cấp nước rất cao.

Về dự án xây dựng trạm cấp nước sạch thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức) do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển công nghệ cao Minh Quân làm chủ đầu tư đã hoàn thành hạng mục nhà máy vào năm 2013, tạm dừng năm 2016. Tuy nhiên, từ khi hoàn thành đến nay, sau 9 năm, dự án chưa đi vào hoạt động, một số hạng mục xuống cấp. Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục lý giải, dự án này gặp vướng mắc bởi khả năng, kinh nghiệm của nhà đầu tư. Và điều đáng nói là nguồn nước ngầm ở sông Đáy bị ô nhiễm nên không có nguồn để khai thác.

Dự kiến, đến cuối năm 2019, nước sạch sẽ được đưa về thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa và khoảng quý I/2020, nước sẽ được đưa về thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức.

Quyết tâm để đạt mục tiêu

Theo UBND TP.Hà Nội, tỉ lệ người dân nông thôn trên địa bàn Thủ đô được dùng nước sạch tăng từ 37% (năm 2016) lên 65% trong 6 tháng đầu năm 2019. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa bàn, khu vực ngoại thành, người dân được sử dụng nước sạch còn thấp.

Để đảm bảo mục tiêu 100% người dân được cấp nước sạch sinh hoạt vào năm 2020, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nêu một số giải pháp sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm đạt mục tiêu này. Theo đó, UBND thành phố sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho một số nhà đầu tư nhỏ lẻ; đặc biệt, hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các nhà đầu tư lắp mạng nước ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn...

Ngoài ra, thành phố sẽ rà soát toàn bộ giếng khoan bị ô nhiễm, dừng hoạt động sớm hơn lộ trình với các giếng khoan nhiễm thạch tín. Với 300.000 giếng khoan ở khu vực nông thôn, thành phố sẽ có cơ chế hỗ trợ người dân đóng các giếng này, không để thẩm thấu ô nhiễm tới mạch nước ngầm...

“Trong 16 tháng nữa, nếu cách làm như hiện nay tại các huyện Thạch Thất, Quốc Oai được tất cả huyện khác vào cuộc thì mục tiêu này sẽ thành công” - ông Chung khẳng định.

QUANG HIỆU
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng lại lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

THUỲ TRANG |

Nguồn nước thô tại Đà Nẵng bị nhiễm mặn nghiêm trọng, trong khi khô hạn kéo dài làm các hồ thuỷ điện cạn kiệt, khiến hàng nghìn người dân lao đao vì mất nước sinh hoạt tái diễn. UBND TP.Đà Nẵng đã phải họp khẩn để tìm các phương án có nước cho người dân từng ngày chứ chưa chắc tính được đến hết mùa khô này.

Khu đô thị Mường Thanh Thanh Hà: Nước sạch đã đạt chuẩn

An An |

Khu đô thị Mường Thanh Thanh Hà là dự án có quy mô lớn nhất từ trước tới nay của Tập đoàn Mường Thanh với diện tích lên tới hơn 416 ha. Hướng tới cuộc sống an lành KĐT Mường Thanh Thanh Hà được định hướng phát triển trở thành KĐT Xanh với mật độ xây dựng thấp (dưới 30%) còn lại là công viên, hồ điều hòa và các tiện ích công cộng.

Nước sạch Sông Đà đã về đến khu đô thị Mường Thanh Thanh Hà

Văn Tuân |

KĐT Mường Thanh Thanh Hà được thiết kế có mật độ xây dựng thấp (30%), các công trình được bao trọn trong cây xanh và hệ thống hồ điều hòa  diện tích lớn. 

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Đà Nẵng lại lao đao vì thiếu nước sinh hoạt

THUỲ TRANG |

Nguồn nước thô tại Đà Nẵng bị nhiễm mặn nghiêm trọng, trong khi khô hạn kéo dài làm các hồ thuỷ điện cạn kiệt, khiến hàng nghìn người dân lao đao vì mất nước sinh hoạt tái diễn. UBND TP.Đà Nẵng đã phải họp khẩn để tìm các phương án có nước cho người dân từng ngày chứ chưa chắc tính được đến hết mùa khô này.

Khu đô thị Mường Thanh Thanh Hà: Nước sạch đã đạt chuẩn

An An |

Khu đô thị Mường Thanh Thanh Hà là dự án có quy mô lớn nhất từ trước tới nay của Tập đoàn Mường Thanh với diện tích lên tới hơn 416 ha. Hướng tới cuộc sống an lành KĐT Mường Thanh Thanh Hà được định hướng phát triển trở thành KĐT Xanh với mật độ xây dựng thấp (dưới 30%) còn lại là công viên, hồ điều hòa và các tiện ích công cộng.

Nước sạch Sông Đà đã về đến khu đô thị Mường Thanh Thanh Hà

Văn Tuân |

KĐT Mường Thanh Thanh Hà được thiết kế có mật độ xây dựng thấp (30%), các công trình được bao trọn trong cây xanh và hệ thống hồ điều hòa  diện tích lớn.