Giữa nắng hạn, hàng trăm hộ dân ngóng nước sạch

NGUYỄN TRI |

Gần 200 hộ dân xã Ân Tín, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định “dài cổ” ngóng nước sạch bởi công trình nước sinh hoạt tự chảy Vạn Hội đang trong tình cảnh ngưng hoạt động, bốn bề hoang vắng. Nguyên nhân chính: Nước đầu nguồn khan hiếm; đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, tình hình hạn hán diễn biến ngày một phức tạp, khô hạn kéo dài.

Dân “chạy nước từng bữa”

Công trình nước sinh hoạt tự chảy Vạn Hội được đầu tư xây dựng vào năm 2011 với kinh phí khoảng 6 tỉ đồng. Đến năm 2012, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Trớ trêu thay, chỉ vài tháng sau khi hoàn thành, công trình này... hết nước. Kể từ đó, hàng trăm hộ dân được hưởng lợi từ công trình này sống trong cảnh “chạy”... nước từng bữa. Rất khó nhận ra công trình nước sạch này vì bốn bề hoang vắng, cây bụi um tùm “ôm trọn” các hạng mục. Do lâu ngày không hoạt động, hệ thống các van, đường ống nước đã gỉ sét. Đường ống chính dẫn nước từ công trình về cung cấp nước cho người dân đã bị đất, rác bồi lấp.

Để giải quyết vấn đề nước uống, người dân phải dùng nguồn nước giếng đào, giếng khoan. Nhưng, nguồn nước này chỉ đáp ứng đủ sinh hoạt từ tháng 11 đến tháng 3 hằng năm. Vào các tháng còn lại, do nắng hạn kéo dài khiến lượng nước ngầm sụt giảm mạnh. Đặc biệt, thời điểm hiện nay tình hình nắng nóng, khô hạn kéo dài kỷ lục, tình trạng thiếu nước sinh hoạt của người dân ở địa phương thêm phần trầm trọng.

Dẫn PV đi xem đường ống dẫn nối từ công trình nước sạch vào nhà, chị Phan Thị Thanh (trú thôn Vạn Hội, xã Ân Tín) bức xúc, khi công trình nước hoàn thành, gia đình chị đã bỏ ra hơn 1 triệu đồng mua ống nhựa để có thể đưa nước lên bể chứa. Tuy nhiên, sau 3 tháng sử dụng, nước bắt đầu thiếu hụt. “Lúc đầu còn nước nhưng ít, vài năm trở lại đây thì không còn một giọt nào. Gia đình phải bỏ tiền ra để đào giếng nhưng mùa nắng giếng cũng cạn. Tui phải tiết kiệm từng giọt, mua nước bình về sử dụng” - chị Thanh than thở.

Cùng chung hoàn cảnh, ông Đào Văn Tâm (ở xóm 1, thôn Vạn Hội) cũng lắc đầu ngao ngán: “2 năm nay, gia đình tui dựa hoàn toàn vào nguồn nước giếng khoan để sinh hoạt. Tuy nhiên, do tình hình nắng nóng nên giếng cũng trơ đáy. Gia đình tui phải đi xin hàng xóm và bỏ thêm tiền nước bình mới có đủ nước sử dụng”.

Không có kinh phí... khoan giếng tạo nguồn nước

Qua trao đổi, ông Võ Duy Tín - Phó Trưởng phòng Phòng NNPTNT huyện Hoài Ân - cho biết, công trình nước Vạn Hội có công suất thiết kế 333m3/ngày đêm, có chức năng cấp nước sinh hoạt cho 175 hộ dân ở thôn Vạn Hội. Thời gian đầu đi vào vận hành, công trình hoạt động rất hiệu quả, cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân.

Cũng theo ông Tín, công trình này có đặc thù tiếp nhận nguồn nước mặt tự chảy ở đầu nguồn. Nước đầu nguồn khan hiếm là nguyên nhân chính khiến công trình ngưng hoạt động. Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, tình hình hạn hán diễn biến ngày một phức tạp, khô hạn kéo dài khiến nguồn nước đầu nguồn cạn kiệt.

Còn ông Nguyễn Hữu Khúc - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Hoài Ân - thông tin, huyện đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn kiểm tra, đánh giá lại thực trạng công trình.

Sau khảo sát, cơ quan chuyên môn đề xuất phương án khoan 3 giếng bơm bổ sung nguồn nước, xây dựng 1 bể chứa để xử lý nguồn nước trước khi đưa vào hệ thống và mở mạng 2km đường ống. Đây là giải pháp khả thi để khắc phục tình trạng công trình ngưng hoạt động do nguồn nước mặt khan hiếm.

“Tuy nhiên khó khăn là nguồn kinh phí để khắc phục công trình khá lớn, khoảng 6 - 7 tỉ đồng. Trong khi nguồn ngân sách huyện có hạn và gặp nhiều khó khăn giữa bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi, hạn hán vẫn đang diễn ra phức tạp. Huyện kiến nghị UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ nguồn vốn tạo điều kiện cho địa phương cân đối, bố trí sửa chữa, khắc phục công trình, sớm cấp nước sinh hoạt, đảm bảo cuộc sống cho người dân” - ông Khúc cho hay.

NGUYỄN TRI
TIN LIÊN QUAN

Sau vụ chôn thuốc trừ sâu, hàng ngàn người dân chờ nước sạch

Quách Du |

Sau khi phát hiện một công ty chôn hàng tấn thuốc trừ sâu nguy hại xuống lòng đất, người dân 3 xã tại 2 huyện Cẩm Thủy và Yên Định (Thanh Hóa) đã nơm nớp lo sợ nguồn nước ngầm có thể bị ô nhiễm. Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định cho xây dựng nhà máy nước sạch. Tuy nhiên, đến nay, sau 5 năm, công trình này vẫn đang đắp chiếu.

Khủng hoảng nước sạch tại Đà Nẵng: Lỗi tại chính quyền

Thanh Hải |

Trường học đóng cửa, huy động quân đội tiếp nước cho dân, xe phòng cháy chữa cháy phải ngược xuôi bơm nước cho các bệnh viện… cuộc sống, sinh hoạt của người dân, du khách tại Đà Nẵng bị đảo lộn vì thiếu hụt nước sinh hoạt liên tiếp nhiều ngày qua.

Cỏ mọc um tùm trong nhà máy nước sạch tiền tỉ

N.T |

Được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề thiếu nước sạch sinh hoạt cho người dân địa phương, thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, Công trình Bổ sung nguồn nước cấp cho hệ thống nước sinh hoạt của huyện Vân Canh, Bình Định đã rơi vào cảnh “đắp chiếu”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Sau vụ chôn thuốc trừ sâu, hàng ngàn người dân chờ nước sạch

Quách Du |

Sau khi phát hiện một công ty chôn hàng tấn thuốc trừ sâu nguy hại xuống lòng đất, người dân 3 xã tại 2 huyện Cẩm Thủy và Yên Định (Thanh Hóa) đã nơm nớp lo sợ nguồn nước ngầm có thể bị ô nhiễm. Để giải quyết vấn đề trên, tỉnh Thanh Hóa đã quyết định cho xây dựng nhà máy nước sạch. Tuy nhiên, đến nay, sau 5 năm, công trình này vẫn đang đắp chiếu.

Khủng hoảng nước sạch tại Đà Nẵng: Lỗi tại chính quyền

Thanh Hải |

Trường học đóng cửa, huy động quân đội tiếp nước cho dân, xe phòng cháy chữa cháy phải ngược xuôi bơm nước cho các bệnh viện… cuộc sống, sinh hoạt của người dân, du khách tại Đà Nẵng bị đảo lộn vì thiếu hụt nước sinh hoạt liên tiếp nhiều ngày qua.

Cỏ mọc um tùm trong nhà máy nước sạch tiền tỉ

N.T |

Được kỳ vọng sẽ giải quyết được vấn đề thiếu nước sạch sinh hoạt cho người dân địa phương, thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn đưa vào sử dụng, Công trình Bổ sung nguồn nước cấp cho hệ thống nước sinh hoạt của huyện Vân Canh, Bình Định đã rơi vào cảnh “đắp chiếu”.