Giải quyết, xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề

Phạm Đông |

Sáng 20.11, tại Hà Nội, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 15 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng ba.

Tham dự lễ kỷ niệm có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng Trung ương Trần Thanh Mẫn; ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Cao Đức Phát, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương...

Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, các nghề phục vụ cuộc sống hằng ngày của nhân dân đã ra đời và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Các nghề nổi tiếng trong và ngoài nước được trao truyền qua nhiều thế kỷ như dệt lụa, gốm sứ, mây tre đan, đúc đồng, thêu, mộc mỹ nghệ… trở thành những di sản quý báu của dân tộc.

Quang cảnh Lễ kỷ niệm. Ảnh: Quang Vinh
Quang cảnh Lễ kỷ niệm. Ảnh: Quang Vinh

Theo ông Trần Thanh Mẫn, cách đây 15 năm, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra - đó là phải có một tổ chức thống nhất, đại diện và tập hợp được rộng rãi các làng nghề, các nghệ nhân để chấn hưng và phát triển các làng nghề ở nước ta, đủ sức vươn lên cạnh tranh thành công trên thương trường quốc tế.

Trong những năm qua, hiệp hội đã chú trọng, phát triển hội viên với tổng số hơn 13 nghìn hội viên. Hiệp hội xây dựng được 6 chương trình hỗ trợ làng nghề, qua đó cung cấp các dịch vụ và giúp hội viên kết nối với nhau.

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Trần Thanh Mẫn đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng ba cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Ảnh: Quang Vinh
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Trần Thanh Mẫn đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng ba cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Ảnh: Quang Vinh

Ông Trần Thanh Mẫn mong muốn, Hiệp hội sẽ cố gắng hơn nữa để khắc phục những khó khăn, hạn chế, vượt qua thách thức, tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường đoàn kết để nâng cao chất lượng và năng lực tư vấn, hỗ trợ hội viên. Đặc biệt, Hiệp hội làng nghề Việt Nam cần lấy hội viên làm trung tâm, hướng mọi hoạt động vào việc phục vụ hội viên và cộng đồng làng nghề tốt và hiệu quả.

“Hiệp hội cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên và có những giải pháp thiết thực, cụ thể để phối hợp cùng các cơ quan hữu quan của Nhà nước từng bước giải quyết, tiến tới xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trong thời gian sớm nhất”, ông Trần Thanh Mẫn đề nghị.

Tại Lễ kỷ niệm, thay mặt Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương Trần Thanh Mẫn đã trao tặng Huân chương Lao động Hạng ba cho Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Cũng tại buổi Lễ, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cũng tổ chức phong tặng các danh hiệu làng nghề Việt Nam lần thứ IX, năm 2020 cho các hội viên, các nghệ nhân tiêu biểu.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Ngắm nhìn nét óng ả của làng nghề truyền thống nuôi tằm, ươm tơ Thái Bình

MINH ÁNH |

Xã Hồng Lý (Vũ Thư - Thái Bình) xưa nay nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến nghề nuôi tằm, ươm tơ. Từng được gọi là làng nghề, thế nhưng đến nay khi về với Hồng Lý, cũng chỉ có 2, 3 nhà là còn bám lấy nghề.

Làng nghề có hàng trăm tỉ phú

HẢI NGUYỄN - VÔ ƯU |

Làng nghề Tống Xá (thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống với lịch sử phát triển hơn 900 năm. Tinh hoa của nghề được đúc kết qua thời gian, truyền từ đời này sang đời khác để tạo nên những sản phẩm tinh xảo, đa dạng phục vụ nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.

Cây lục bình không còn “trôi sông”, nuôi sống làng nghề

NGUYÊN ANH - THANH BỒNG |

Lục bình là một trong những loài thủy sinh mọc hoang khắp vùng kênh rạch miền Tây. Trước đây người dân chỉ dùng để làm phân bón hoặc làm thức ăn cho vật nuôi. Giờ đây lục bình đã “lên bờ” và là loại cây đem lại nguồn kinh tế ổn định cho chính làng nghề mang tên nó.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Ngắm nhìn nét óng ả của làng nghề truyền thống nuôi tằm, ươm tơ Thái Bình

MINH ÁNH |

Xã Hồng Lý (Vũ Thư - Thái Bình) xưa nay nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến nghề nuôi tằm, ươm tơ. Từng được gọi là làng nghề, thế nhưng đến nay khi về với Hồng Lý, cũng chỉ có 2, 3 nhà là còn bám lấy nghề.

Làng nghề có hàng trăm tỉ phú

HẢI NGUYỄN - VÔ ƯU |

Làng nghề Tống Xá (thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) là một trong những cái nôi lớn của nghề đúc đồng truyền thống với lịch sử phát triển hơn 900 năm. Tinh hoa của nghề được đúc kết qua thời gian, truyền từ đời này sang đời khác để tạo nên những sản phẩm tinh xảo, đa dạng phục vụ nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội.

Cây lục bình không còn “trôi sông”, nuôi sống làng nghề

NGUYÊN ANH - THANH BỒNG |

Lục bình là một trong những loài thủy sinh mọc hoang khắp vùng kênh rạch miền Tây. Trước đây người dân chỉ dùng để làm phân bón hoặc làm thức ăn cho vật nuôi. Giờ đây lục bình đã “lên bờ” và là loại cây đem lại nguồn kinh tế ổn định cho chính làng nghề mang tên nó.