Dự án thí điểm làm sạch Hồ Tây: Công bố kết quả hàm lượng oxy trong nước

Phạm Đông |

Theo kết quả đo của Viện Công nghệ Môi trường, kết quả hàm lượng oxy DO tại khu thí điểm bằng Công nghệ Nhật Bản tại Hồ Tây có chất lượng tốt. Đây là điều kiện rất tốt cho cá, thủy sinh phát triển.

Clip ghi nhận ngày 19.9 so sánh trực quan chất lượng nước trong và ngoài khu vực xử lý nước ở Hồ Tây của Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt. Clip: JVE

Ngày 19.9, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) đã công bố kết quả hàm lượng oxy DO tại khu thí điểm bằng Công nghệ Nhật Bản tại Hồ Tây. Trong đó, hình ảnh cá Koi bơi lội tung tăng bên trong trái ngược với cảnh cá chết bên ngoài.

Theo kết quả đo tại hiện trường của Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) lấy mẫu ngày 16.9, nồng độ PH đo được là 7,4 ổn định đạt trong khoảng cho phép.

Tiếp đó, chỉ số DO (hàm lượng oxy hòa tan còn dư lại) sau khi đã cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hấp thụ và lượng oxy tiêu hao trong quá trình phân hủy bùn hữu cơ vẫn đạt 9,14mg/l. Chỉ số này cao hơn 1,5 lần mức yêu cầu cao nhất là cột A1 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt của Việt Nam. Đây quy định chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt là điều kiện rất tốt cho cá, thủy sinh phát triển tốt.

Cũng theo Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt, nước tại Hồ Tây có rất nhiều tảo. Cơ quan lấy mẫu độc lập của Việt Nam đã tiến hành đo thêm cả ban đêm khoảng 20h tối ngày 16.9 (là lúc tảo lấy O2, nhả khí CO2) để đánh giá chính xác hơn môi trường nước tại Hồ Tây.

Kết quả đo được ở bên ngoài khu vực xử lý chỉ đạt 0.59 mg/l - không đủ điều kiện cho cá, thủy sinh sống và dễ gây ra hiện tượng cá chết tại Hồ Tây vào ban đêm như thời gian qua.

Hình ảnh đo thực tế tại hiện trường (Ban ngày: Tảo quang hợp lấy CO2, nhả oxy).

Hình ảnh đo thực tế tại hiện trường (Ban ngày: Tảo quang hợp lấy CO2, nhả oxy). Ảnh: JVE

Trong khi đó, vào cùng thời gian ban đêm khoảng 20h tối thì hàm lượng oxy hòa tan bên trong khu vực xử lý bằng công nghệ Nhật Bản đo được là 5.63 mg/l - cao hơn bên ngoài khoảng gần 10 lần, xấp xỉ đạt cột A1- QCVN 08-MT:2015/BTNMT quy định ≥ 6mg/l). Chỉ số này cao gấp khoảng 3 lần mức tối thiểu yêu cầu  ≥ 2mg/l - là điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển tốt cả vào ban đêm.

Hình ảnh đo thực tế tại hiện trường (Ban đêm: Tảo lấy oxy, nhả khí CO2).
Hình ảnh đo thực tế tại hiện trường (Ban đêm: Tảo lấy oxy, nhả khí CO2). Ảnh: JVE

Còn về sông Tô Lịch, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt cho biết đơn vị này đang tiến hành kiểm tra, xác minh và sẽ thông tin với báo chí sau.

Trước đó, vào ngày 16.9, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt đã thả cá Koi (cá chép Nhật) tại đoạn thí điểm sông Tô Lịch và 1 góc hồ Tây. Đây cũng là thời gian lấy mẫu đánh giá nước sau 2 tháng JVE xin lùi đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm nước.

Tuy nhiên, trong sáng 19.9, có thêm 2 con cá (1 cá Koi, 1 cá chép Việt Nam) bị chết trong bể xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Trước đó, vào trưa 18.9, một con cá Koi Nhật Bản cũng được phát hiện đã chết tại vị trí này. Như vậy, sau 3 ngày được thả xuống, có 3 con cá đã bị chết.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đàn cá Koi thả trên sông Tô Lịch được tăng cường bảo vệ nghiêm ngặt

Tô Thế |

Đơn vị thực hiện dự án làm sạch sông Tô Lịch đã lắp đặt thêm camera theo dõi, lợp mái che, lực lượng bảo vệ trực 24/24h tại khu vực thả cá.

Bao giờ chính thức công bố kết quả dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch?

Tô Thế - Hà Phương |

Các cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy mẫu đánh giá quá trình triển khai thực hiện Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano- Bioreactor, Nhật Bản. Kết quả sẽ sớm được công bố.

Cận cảnh đàn cá Koi được thả xuống sông Tô Lịch và hồ Tây

HÀ PHƯƠNG - TÔ THẾ |

Hơn 300 con cá bao gồm cá Koi, cá chép Việt Nam và cá rô  phi và cá mè được thả trực tiếp xuống sông Tô Lịch và một góc hồ Tây. Hôm nay (16.9) cũng là thời gian lấy mẫu đánh giá nước sau 2 tháng JVE xin lùi đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm nước.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đàn cá Koi thả trên sông Tô Lịch được tăng cường bảo vệ nghiêm ngặt

Tô Thế |

Đơn vị thực hiện dự án làm sạch sông Tô Lịch đã lắp đặt thêm camera theo dõi, lợp mái che, lực lượng bảo vệ trực 24/24h tại khu vực thả cá.

Bao giờ chính thức công bố kết quả dự án thí điểm làm sạch sông Tô Lịch?

Tô Thế - Hà Phương |

Các cơ quan chuyên môn đã tiến hành lấy mẫu đánh giá quá trình triển khai thực hiện Dự án tài trợ thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano- Bioreactor, Nhật Bản. Kết quả sẽ sớm được công bố.

Cận cảnh đàn cá Koi được thả xuống sông Tô Lịch và hồ Tây

HÀ PHƯƠNG - TÔ THẾ |

Hơn 300 con cá bao gồm cá Koi, cá chép Việt Nam và cá rô  phi và cá mè được thả trực tiếp xuống sông Tô Lịch và một góc hồ Tây. Hôm nay (16.9) cũng là thời gian lấy mẫu đánh giá nước sau 2 tháng JVE xin lùi đánh giá kết quả xử lý ô nhiễm nước.