Đề xuất bổ sung nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước vào Luật Bảo vệ môi trường

Theo Báo Kiểm toán Nhà nước |

Đó là khẳng định của GS. Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - khi trả lời phỏng vấn của Báo Kiểm toán xung quanh đề xuất đang nhận được nhiều sự quan tâm này.
GS. Đặng Hùng Võ. Ảnh: PV.
GS. Đặng Hùng Võ. Ảnh: PV.

Thưa ông, KTNN vừa có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Bộ Tài nguyên và Môi trườngđề nghị bổ sung vào Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) một điều về kiểm toán môi trường (KTMT) do KTNN thực hiện. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Tôi cho rằng, đề xuất là hoàn toàn xác đáng. Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi cần có một điều quy định cụ thể về KTNN bởi môi trường là vấn đề công chứ không phải vấn đề tư. Có thể tác nhân gây ô nhiễm môi trường xuất phát từ phía tư nhưng BVMT là vấn đề công.

Chức năng, nhiệm vụ của KTNN là kiểm toán lĩnh vực công. Thực tế, KTNN đã triển khai KTMT và việc này không có gì vướng về mặt pháp luật. Do đó, đề xuất bổ sung quy định trên nhằm nhấn mạnh hơn vai trò của KTNN là một công cụ kiểm soát môi trường và cũng để thấy rằng, Nhà nước hiện nay đang rất quan tâm đến vai trò của công tác kiểm toán đối với lĩnh vực môi trường.

Ở đây, chúng ta cần quy định kiểm toán công gồm những nội dung gì về mặt môi trường. KTNN có thể chỉ làm các vụ việc mang tính chất công, trong đó môi trường chắc chắn là một việc công. Tuy nhiên, về tính chất chung, tôi cho rằng, KTNN còn có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đối với kiểm toán tư để kiểm toán như công cụ của toàn xã hội. Ở các nước, KTNN có thể kiểm toán tất cả mọi nơi và kết luận nơi nào vi phạm pháp luật.

Đồng thời, KTNN còn là nơi hướng dẫn thực hiện khung đối với kiểm toán tư, tức tự kiểm toán rồi thuê kiểm toán tư. KTNN là nơi quản lý chung hệ thống kiểm toán. Các nước bao giờ cũng có 3 bậc, thứ nhất là tự kiểm toán (kiểm toán nội bộ), thứ hai là thuê kiểm toán tư và thứ 3 là KTNN.

Bởi vậy, theo tôi, khi đưa vào Dự thảo Luật, chúng ta nên quy định chung: KTNN có chức năng chịu trách nhiệm toàn bộ kiểm toán về môi trường, đừng phân nhỏ rác thải hay nước thải. Đề xuất của KTNN tương đối đầy đủ, cụ thể để thay đổi tư duy về vấn đề môi trường - một vấn đề công. Tôi cho rằng, đây là một đề xuất rất đầy đặn.

Những năm qua, KTNN đã từng bước thực hiện các cuộc KTMT. Ông đánh giá như thế nào về những đóng góp của KTNN trong lĩnh vực này?

- Tôi cho rằng, kết quả KTMT của KTNN thời gian qua đã phát hiện rất nhiều điều. Chẳng hạn, kiểm toán Dự án Nhà máy Xử lý nước thải Yên Sở thuộc quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, KTNN đã chỉ rõ các hạng mục trái pháp luật của hợp đồng BT hay những sai phạm trong việc thực thi các hạng mục của hợp đồng này; đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị có giá trị, trong đó có kiến nghị làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan. Đó là câu chuyện về vấn đề môi trường trong cơ sở công rất đáng lưu tâm.

Chủ đề môi trường sẽ tiếp tục nằm trong kế hoạch kiểm toán của KTNN thời gian tới. Từ góc độ chuyên gia, ông có lưu ý gì để KTNN thực hiện tốt nhiệm vụ này?

- Tôi vẫn quan niệm, KTNN là một công cụ chống tham nhũng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trên phạm vi cả nước. Tất nhiên, Nhà nước không đủ tiền để kiểm toán tất cả mọi nơi nhưng khi cần thiết thì vẫn phải làm. Kiểm toán là một giải pháp có hiệu quả cao.

Đối với KTMT, tôi đã phát biểu điều này từ lâu là hiện tượng tham nhũng môi trường. DN không có chi phí thích đáng cho việc xử lý ô nhiễm từ cơ sở sản xuất, chuyển chi phí cho môi trường theo quy định mà DN phải làm vào túi riêng của DN hay cá nhân lãnh đạo DN.

Tất cả hành vi đó đều quy về tham nhũng môi trường. Tham nhũng môi trường là con số cực kỳ lớn. Chỉ cần lấy vụ Formosa làm chết cá tại 4 tỉnh để thấy, nhiều khi những thiệt hại về môi trường không tính được bằng tiền. Trong khi, KTNN là công cụ để ngăn ngừa tham nhũng môi trường. Nếu DN chưa có trạm xử lý nước thải thì phải có trạm xử lý, có trạm rồi thì không được xử lý trộm ngoài trạm và phải thực hiện đúng chi phí môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã quy định. Tôi cho rằng, đấy là việc KTNN đã làm rất hiệu quả và cần phát huy.

Theo ông, KTNN cần trang bị những gì để có thể đáp ứng yêu cầu KTMT trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay?

- Tôi cho rằng, KTNN cần làm ba việc. Thứ nhất là vấn đề nhân sự, phải có con người đáp ứng được yêu cầu công việc. Khi sản xuất đã nâng lên trình độ công nghệ khá cao, con người kiểm toán cũng phải hiểu biết về những công nghệ đó. Với môi trường, đây là lĩnh vực kiểm toán cần chuyên môn khá sâu. Theo đó, KTNN cần tuyển dụng, đào tạo thêm, đào tạo thường xuyên để có thể xây dựng được đội ngũ kiểm toán viên (KTV) không ngại bất cứ nhiệm vụ nào, kể cả kiểm toán những cơ sở sử dụng công nghệ cao nhất. Đặc biệt, KTNN có thể liên kết đào tạo với nước ngoài thông qua các hỗ trợ hoàn toàn hoặc có thể xin học bổng nơi này nơi kia để tạo điều kiện cho KTV có học vị cao hơn, giúp làm tốt hơn KTMT.

Thứ hai, để đối chọi với công nghệ và kiểm toán trong thời đại công nghệ, KTNN phải có công nghệ. Với KTMT, công nghệ chính là phát hiện mức độ ô nhiễm. Đối với vấn đề môi trường, hệ thống chỉ số về chất lượng môi trường là tối quan trọng. Nếu không có chỉ số thì không thể biết mức độ ô nhiễm đến đâu. Hiện nay, chỉ số quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã có khá nhiều. Do đó, KTNN phải có công nghệ tốt thì mới kiểm toán được môi trường trong một xã hội hiện đại. Chẳng hạn, khi kiểm toán để đánh giá hệ sinh thái của một khu rừng, KTNN có thể sử dụng flycam để lập bản đồ hiện trạng khu rừng đó; hay kiểm toán không khí thì phải áp dụng công nghệ viễn thám.

Thứ ba là vấn đề kinh phí, phải có kinh phí mới mua được những máy móc công nghệ hiện đại về môi trường vì những máy này rất đắt. Tôi cho rằng, đấy là ba yếu tố mà KTNN cần ưu tiên để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ KTMT.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

“Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi cần có một điều quy định cụ thể về KTNN bởi môi trường là vấn đề công chứ không phải vấn đề tư. Trong khi đó, chức năng, nhiệm vụ của KTNN là kiểm toán lĩnh vực công… Nhân sự, công nghệ và kinh phí là ba yếu tố mà KTNN cần ưu tiên để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ KTMT trong thời đại công nghệ 4.0” - GS. Đặng Hùng Võ.

Theo Báo Kiểm toán Nhà nước
TIN LIÊN QUAN

Cải thiện môi trường đầu tư phải bằng hành động cụ thể chứ không nói suông

Xuân Hùng thực hiện |

Ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 về xây dựng và phát triển Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Đây là sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của Thanh Hoá, đặc biệt trong tiếp tục thu hút đầu tư phát triển. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thi – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về vấn đề này.

Đà Nẵng có tân Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường

Hữu Long |

UBND TP. Đà Nẵng vừa bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với ông Võ Nguyên Chương.

Đại biểu QH lo ngại tiêu cực trong thẩm định đánh giá tác động môi trường

Vương Trần |

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng cần phải ngăn ngừa để tránh những tiêu cực xảy ra trong việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM.

Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Mai Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sớm nghiên cứu nguồn kinh phí hỗ trợ đoàn viên, người lao động mất việc làm

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ nêu yêu cầu này nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động có hoàn cảnh khó khăn để đảm bảo sớm ổn định cuộc sống, đón Tết đầm ấm.

Nam ca sĩ sưu tầm 120 lá cờ khi du lịch vòng quanh thế giới

Chí Long |

Nhân dịp đầu năm mới 2023, ca sĩ Đoan Trường chia sẻ về hành trình du lịch vòng quanh thế giới và sưu tầm 120 lá cờ từ các nước mà anh từng đi qua.

Tài chính thông minh: Kế hoạch chi tiêu để Tết không liêu xiêu

Nhóm PV |

Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn rất dễ bội chi và cháy túi vì tiêu xài quá nhiều trong dịp Tết. Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) này, bà Nguyễn Thùy Chi - Chuyên gia hoạch định tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ bật mí bí quyết để có thể cùng gia đình tiết kiệm mà vẫn đón Tết ấm áp và trọn vẹn.

Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn: Cục Quản lý thị trường HN lên tiếng

NHÓM PV |

Liên quan đến loạt bài phản ánh “Đường đi của thực phẩm đông lạnh bẩn”, trao đổi với Lao Động, Cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội - Trần Việt Hùng - thừa nhận: thực tế việc các đơn vị kinh doanh thực phẩm chỉ nhập một lượng nhỏ hàng hoá có hóa đơn, chứng từ rồi trà trộn thực phẩm bẩn sau đó bán ra thị trường là có tồn tại.

Cải thiện môi trường đầu tư phải bằng hành động cụ thể chứ không nói suông

Xuân Hùng thực hiện |

Ngày 5.8.2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58 về xây dựng và phát triển Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Đây là sự kiện quan trọng đối với sự phát triển của Thanh Hoá, đặc biệt trong tiếp tục thu hút đầu tư phát triển. Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thi – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về vấn đề này.

Đà Nẵng có tân Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường

Hữu Long |

UBND TP. Đà Nẵng vừa bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường đối với ông Võ Nguyên Chương.

Đại biểu QH lo ngại tiêu cực trong thẩm định đánh giá tác động môi trường

Vương Trần |

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng cần phải ngăn ngừa để tránh những tiêu cực xảy ra trong việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM.